LGBT làm gì còn bị kỳ thị?

Có nhiều người hiểu kỳ thị, phân biệt đối xử với LGBT phải rất nặng nề và nghĩ rằng chẳng còn nhiều nơi kỳ thị đến như vậy đâu. LGBT có thật sự là không còn bị kỳ thị không?

Sự sợ hãi không chính đáng vì thiếu kiến thức

 
Kiến thức LGBT đã được thảo luận, trao đổi rất nhiều trong khoảng 3 năm gần đây, tuy vậy, vì chưa được đưa vào trong nhà trường giảng dạy nên kiến thức vẫn chưa được phổ cập toàn quốc, chỉ tồn tại ở một vài trường trong thành phố lớn.
 
Xu hướng tính dục và bản dạng giới khi không được nói đến trực tiếp trong trường học có thể dẫn đến việc hiểu sai về người LGBT, cho rằng đồng tính có thể lây được vì là một loại bệnh. Cho tới này vẫn còn tồn tại rất nhiều giáo viên, phụ huynh suy nghĩ như vậy. Chẳng riêng gì trường học, ở tất cả mọi nơi chúng ta đều có thể gặp những người nghĩ rằng LGBT là bệnh. 
 
Đây là sự sợ hãi không chính đáng vì hiểu sai bản chất về LGBT, và một phần do con người ta cũng khó chấp nhận được sự thật rằng tình yêu nằm ở trái tim chứ không nằm ở bộ phận quy định giới tính sinh học của họ.

 

 

Nguồn: lgbtmap.org
 

Tác động của môi trường xung quanh khiến người ta dấu nhẹm đi sự kỳ thị

 
Tích cực hơn ngày trước, khi vấn đề về LGBT được thảo luận nhiều hơn cùng với sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều người, đương nhiên chúng ta rất khó gặp những trường hợp như bị đánh đập, bạo hành.
 
Tuy vậy, sự kỳ thị, phân biệt đối xử đi vào giai đoạn tinh vi, không còn rõ ràng như ngày trước. Ví dụ như một người LGBT đi xin việc, họ có thể bị từ chối vì là LGBT, tuy vậy, lý do nhà tuyển dụng đưa ra sẽ rất khác, và trong trường hợp này, chúng ta có vẻ lờ mờ nhận ra, nhưng khó mà kết luận được. Không chỉ riêng xin việc, sự kỳ thị vẫn còn xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, chỉ là nó đã tinh vi hơn vì con người ta chịu áp lực dư luận mà thôi.
 

LGBT làm gì còn bị kỳ thị?

 
Chính vì sự kỳ thị phân biệt đối xử không còn biểu hiện rõ ràng, tuy vậy không phải là không còn kỳ thị với LGBT. Theo nghiên cứu "Có phải bởi vì tôi là LGBT" của Viện Isee năm 2016, chúng ta vẫn thấy rõ ràng những người LGBT vẫn phải hứng chịu thái độ không mấy tích cực từ mọi người, gặp những vấn đề khác. 
 
Còn hiện tại, luật hôn nhân đồng tính chưa được công nhận và hiểu lầm về người đồng tính vẫn còn, cho nên mới thấy nhiều đề cương ôn thi cho học sinh ở một số môn chỉ nhắc đến tình yêu giữa nam và nữ là đích thực. Hoặc những câu hỏi như "đồng tính từ khi nào?" hay "anh/chị là trai hay gái đấy" trong nhiều ngữ cảnh vẫn mang dáng dấp kỳ thị, phân biệt đối xử vì chẳng riêng gì một người gặp phải, rất nhiều người LGBT ở nhiều nơi đều có trải nghiệm này.
 
Suy cho cùng, có thể chúng ta nghĩ rằng xã hội tiến bộ rồi nên không còn kỳ thị LGBT, nhiều người trong số chúng ta dùng cái mác của sự văn minh, tiến bộ để thể hiện mình không còn kỳ thị. Đồng ý rằng chẳng ai có thể ép một người tin một điều gì đó, tuy vậy, khi thể hiện thái độ và hành động tác động không tích cực tới một nhóm người thì có lẽ họ đã đi quá xa giới hạn của mình.

 

Theo VietNammoi
Cuộc sống vốn không công bằng với tất cả mọi người, nỗi đau là một điều tồi tệ nhưng rất cần...
4 dấu hiệu qua tin nhắn chứng tỏ chàng không còn hứng thú với bạn
Bạn đã từng nhắn tin với một chàng trai nào đó trong thời gian dài rồi bỗng nhiên cảm thấy anh ấy...
lợi ích, chuyện yêu, buổi sáng, cua so tinh yeu
Thực tế cho thấy rằng "yêu” vào buổi sáng giúp bạn có thể bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng và...
5 câu hỏi về tài chính trước khi kết hôn
Để tránh những xung đột về tài chính sau khi cưới, các cặp vợ chồng cần thẳng thắn về các khoản...
 chia sẻ , dấu hiệu , bạo hành , gia đình , âm thầm
Bạo hành gia đình không phải chỉ biểu hiện bằng bạo lực hay xúc phạm, mà còn là những sự việc âm...
tình dục, quan hệ, tư vấn, tâm lý,sức khỏe, tình yêu, lừa dối
Nếu chàng chỉ thích gặp bạn vào ban đêm, thường xuyên chọn nhà là nơi hò hẹn hoặc luôn khen thân...
Các nhà nghiên cứu đã nhiều lần chứng minh rằng, đàn ông nói chung luôn yêu thích phụ nữ có thân...
Phụ nữ hiện đại thường không đợi cho duyên số "vồ" lấy mình. Họ lên cả kế hoạch lấy chồng muộn...
lên đỉnh, nguyên nhân, quan hệ tình dục, kích thích điểm g, tư thế phù hợp, tiết chế ham muốn, nhu cầu
Kể từ khi được phát hiện vào những năm 50 của thế kỷ trước đến nay, điểm “cực khoái” - hay còn...
Nội dung khác
chồng đánh, mẹ chồng đánh con dâu, cãi vã, bỏ về nhà ngoại, hàn gắn
3 tháng trước, vợ chồng có lời qua tiếng lại rồi chồng em đánh em. Em có gọi chị gái sang đón thì...
17:05 - Tư vấn
vô kinh, nguyên nhân vô kinh, vô kinh nguyên phát, vô kinh thứ phát, phân loại vô kinh, điều trị vô kinh, ảnh hưởng sinh sản, hiếm muộn
Kinh nguyệt là một biểu hiện sinh lý bình thường ở phụ nữ khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, qua...
20:05 - Kiến thức
học tập, kết hôn, hôn nhân, hạnh phúc, trưởng thành, tương lai, cửa sổ tình yêu.
Em và người yêu em yêu nhau cũng được 4 năm rồi, chúng em đang tính tới chuyện kết hôn, gia đình...
07:35 - Tư vấn
chung thủy, sùi mào gà, bệnh viện da liễu, thời gian, điều trị, nghiêm trọng, vô sinh, ung thư, cuasotinhyeu
em và chồng em đều chung thuỷ 1 vợ 1 chồng nhưng tự nhiên cả hai phát hiện bị sùi mào gà.
11:05 - Tư vấn
Ra huyết nâu sau chuyển phôi là dấu hiệu của vấn đề gì?
Em làm thụ tinh trong ống nghiệm hiện tại được 12 ngày thì em phát hiện ra máu màu nâu không...
09:05 - Tư vấn
tình yêu, tiêu chuẩn, rung động, cảm xúc con tim, lo lắng, trưởng thành, cửa sổ tình yêu
Cô ấy cũng thích em; nhưng cô ấy nói không thích lấy chồng nhỏ tuổi. Tuy nhiên, cô ấy cũng nói là...
15:05 - Tư vấn
Làm cách nào để có con lại sau 10 năm triệt sản?
Em năm nay 34 tuổi nhưng đã triệt sản bằng thắt ống dẫn trứng được 10 năm rồi ạ. Nhưng có vài lý...
08:05 - Tư vấn
Nguyên nhân khiến thai 7 tuần chưa có phôi thai?
ngày 22/05 em đi siêu âm bác sĩ bảo em thai khoảng 7 tuần. Mà em chưa có phôi thai
10:05 - Tư vấn
Đã tiêm ngừa HPV thì có nguy cơ mắc sùi gà không?
Cách đây hơn một tuần, ở phần phụ của em có nổi mụn li ti
10:05 - Tư vấn