Người dũng cảm phải biết diểm dừng trước mọi cám dỗ
Những bài học cuộc sống dưới đây chính là những triết lý sống có thể giúp bạn "ngộ" ra được nhiều điều. Chỉ mất vài phút để đọc nhưng những câu nói đầy ý nghĩa này có thể làm thay đổi cuộc đời bạn đấy. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!
- Không quan trọng bạn đi chậm như thế nào, miễn là bạn không dừng lại.
- Sai lầm lớn nhất của đời người là tà kiến. Tà kiến - nhìn nhận sai lệch sẽ khiến người ta dễ phạm sai lầm. Nếu sai lầm trên sự việc cụ thể, vẫn có thể sửa chữa được. Nhưng nếu sai từ trong nhận thức, tà kiến về tư tưởng lại chính là sai lầm lớn nhất của đời người.
- Lỗi lầm lớn nhất của đời người là xâm phạm. Xâm phạm hay chiếm đoạt chính là lỗi lầm lớn nhất của đời người. Vì lợi ích bản thân mà xâm phạm, chà đạp lên người khác chẳng khác gì lấy oán báo ơn, bị dục vọng làm mờ mắt.
- Đáng thương nhất trong đời người là vô tri, kém hiểu biết. Không có tiền, không có thế lực, địa vị hay nghề nghiệp... chưa phải là nỗi bất hạnh, sự đáng thương lớn nhất của đời người. Vô tri, kém hiểu biết, không thấu hiểu lý, không nhận ra chân tướng thế gian, không nhận rõ quan hệ nhân ngã, không thấy hết luật nhân quả hay nhân duyên trong đời mới thực sự là điều đáng thương lớn nhất của đời người.
- Phiền nhiễu của đời người là thị phi. Chuyện thị phi luôn sẵn có, không để tai lắng nghe, ắt nó sẽ như không. Vì thị phi mà bao người khổ não, gieo rắc bao nỗi oán hận, lầm than. Làm người cần học cách lắng nghe có chọn lọc, nghe những điều hay lẽ phải, không chuyển tiếp thị phi, không tranh đấu tới lui thì cuộc sống mới bớt muộn phiền, oán than.
- Can đảm lớn nhất của đời người là tự mình nhận sai. Làm người cần có dũng khí. Dũng khí không phải là đấu đá, tranh giành nhau, cũng không phải là tính toán so bì, tranh chấp cao thấp. Dũng khí lớn nhất chính là tự mình nhận ra sai lầm. Người can đảm nhất chính là người dám làm dám chịu, dám nhận sai và sửa sai để cho tốt đẹp lên.
- Tiền vốn lớn nhất của đời người là tôn nghiêm, tự trọng. Người vì người mà đến, đó chính là tôn nghiêm, ví thử cái gì cũng có thể hy sinh. Tuy nhiên, sau cùng khi sự hy sinh chạm tới ngưỡng cửa bứt rứt, đắn đo trong tâm thì tốt hơn hết vẫn là cần bảo lưu giữ lại một chút tôn nghiêm cho mình. Vì thế, mỗi một người cần làm người tôn nghiêm đối với chính mình, tôn trọng trân quý nó bảo hữu tôn nghiêm. Cũng chính là giữ được là chính mình, khi không còn tôn nghiêm, tự trọng là đánh mất bản thân.
- Biết cẩn trọng trong mọi điều có thể. Cẩn trọng với tư tưởng của bạn, bởi vì chúng sẽ trở thành lời nói. Cẩn trọng với lời nói của bạn, bởi vì chúng sẽ trở thành hành vi. Cẩn trọng với hành vi của bạn, bởi vì nó sẽ trở thành thói quen. Cẩn trọng với từng thói quen của bạn, bởi chúng sẽ trở thành tính cách. Và cẩn thận với tính cách của bạn, bởi nó sẽ trở thành vận mệnh của bạn.
- Phẩm đức, không có cách gì ngụy tạo được, không giống như áo quần tùy hứng mặc vào hoặc cởi ra rồi ném qua một bên. Phẩm đức của con người cũng giống như đường vân gỗ vốn sinh ra từ trong thân cây gỗ, sự trưởng thành lớn lên của phẩm đức cần sự bồi dưỡng của thói quen và hành vi. Chúng ta ngày qua ngày đang viết ra vận mệnh của chính mình, bởi vì hành vi của chúng ta, sẽ không chút nhân nhượng mà quyết định vận mệnh của chúng ta.
- Hãy có trách nhiệm với cuộc đời mình. Hãy biết rằng chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn muốn đến chứ không phải là ai khác.
- Hãy giữ cho mình một nét cá tính riêng. Đừng bị ngả nghiêng bởi những lời nhận xét của người khác.
- Nếu bạn không lập trình chính mình thì cuộc sống sẽ lập trình bạn.
- Một trong những điều khích lệ nhất mà bạn có thể làm là tự xác định chính mình, biết mình là ai, tin vào cái gì và muốn đi tới đâu.
- Đời người, điều thực sự quan trọng bạn có thể lĩnh ngộ được đâu là việc bạn thực sự muốn làm, đâu người bạn thực lòng muốn yêu.
- Cho dù bạn là ai, bạn đã làm gì, cho dù bạn đến từ đâu thì bạn vẫn luôn có thể thay đổi và trở thành một phiên bản tốt hơn của chính bạn.
- Thu hoạch lớn nhất của đời người là biết đủ. Ai chẳng mong muốn mình gặt hái được thành quả, có thu hoạch tốt nhất. Nhưng thế nào mới là thu hoạch lớn nhất, phải chăng cứ nhiều tiền nhiều của? Biết thế nào là đủ! Biết thế nào là điểm dừng!
- Biết từ chối, nói "không" với mọi cám dỗ. Cám dỗ tựa như bông hoa anh túc rực rỡ, ở trước mặt bạn tràn ngập hương thơm, cho dù là độc dược bạn vẫn muốn có nó, không thể tự thoát ra mà rơi vào cạm bẫy. Tiêu chuẩn đo lường giá trị của một người, không phải chỉ ở chỗ năng lực của người ấy, mà còn là khả năng giữ vững bản thân mình trước những cám dỗ.
- Tâm bệnh của đời người là ích kỷ. Con người vốn bằng xương bằng thịt, thân thể khó tránh khỏi bệnh tật, già nua và cái chết. Kỳ thực tâm bệnh trên tâm lý càng lớn, vậy tâm bệnh trên tâm lý là gì? Đó là ích kỷ, chỉ vì mình. Người bởi do ích kỷ, chỉ mong lợi mình, tấm lòng không đại lượng, khó tiến triển thành tựu, tự mình không thể thăng hoa cảnh giới tư tưởng. Vì thế một người ngoài chú ý giữ gìn sức khỏe để không phải thống khổ bệnh tật, còn cần phải chữa khỏi tâm bệnh của chính mình.
NHỮNG BÀI HỌC CUỘC SỐNG DÙ LÀ AI CŨNG KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC PHÉP QUÊN
Mỗi ngày trôi qua, mỗi người đến và đi trong cuộc đời chúng ta, mỗi câu chuyện xảy ra trong cuộc sống sẽ mang đến những bài học vô giá, thấm thía mà chẳng có sách vở nào đủ uyên thâm để dạy cho con người. Bởi đó là những bài học cuộc sống mà mỗi người chúng ta phải tự nếm trải thông qua những nụ cười và những giọt nước mắt và nụ cười của chính bản thân mình. Để rồi một ngày ta nhận ra rằng, đôi khi phải chấp nhận đi qua giông bão mới tìm thấy được những tháng ngày bình yên.
Hi vọng những bài học tinh thần nho nhỏ như trên sẽ giúp cuộc sống của bạn luôn hạnh phúc mỗi ngày!