HIV lây qua đường máu như thế nào?

Virus HIV lây nhiễm qua 3 con đường chính: Đường máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con. Sự lây truyền virus HIV qua đường máu chủ yếu là do dùng chung bơm kim tiêm hoặc truyền máu không sàng lọc

Các con đường lây nhiễm HIV

 

 Virus HIV lây truyền qua 3 con đường chính:

 

Đường máu, các chế phẩm máu:  HIV có nhiều ở trong máu. Sử dụng chung bơm kim tiêm (nếu không tiệt trùng đảm bảo ) sẽ lây nhiễm HIV.

 

Đường tình dục: Virus HIV có rất nhiều trong máu, trong các chất dịch sinh dục. Do vậy, virus có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục, qua hậu môn thậm chí là qua quan hệ bằng miệng. Việc sinh hoạt tình dục, dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục, đều dẫn đến nguy cơ lây nhiễm.

 

HIV lây truyền qua đường máu, HIV lây truyền qua quan hệ tình dục, HIV lây truyền từ mẹ sang con, HIV lây truyền qua dụng cụ y tế chưa được tiệt khuẩn, HIV lây truyền qua máu không được sàng lọc HIV, HIV lây lân quan vết thương hở, cách phòng tránh HIV lây qua đường máu

Ảnh minh họa: Nguồn internet

  

Truyền từ mẹ sang con: HIV có thể lây sang bé qua rau thai khi bé ở trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá ba năm.

 

Sự lây truyền HIV qua đường máu

 

Virus HIV lây truyền qua đường máu do:


- Truyền máu không được sàng lọc HIV.

- Các dụng cụ xuyên chích qua da không được vô khuẩn như dùng bơm kim tiêm, kim xăm, kim xâu tai và các dụng cụ sắc nhọn khác. Người nghiện ma túy dùng bơm kim tiêm chung.

 

- Lây nhiễm HIV trong cơ sở y tế, các bệnh viện và phòng khám qua các dụng cụ y tế không được vô trùng và thực hiện nghiêm các quy trình y tế.


- Người chăm sóc bệnh nhân AIDS có nguy cơ bị lây nhiễm HIV qua các vết hở rỉ nước khi tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của người bệnh hoặc bị kim tiêm đâm phải tay, dao kéo cứa phải tay... do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

 

HIV lây truyền qua đường máu, HIV lây truyền qua quan hệ tình dục, HIV lây truyền từ mẹ sang con, HIV lây truyền qua dụng cụ y tế chưa được tiệt khuẩn, HIV lây truyền qua máu không được sàng lọc HIV, HIV lây lân quan vết thương hở, cách phòng tránh HIV lây qua đường máu

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Cơ chế xâm nhập của virus HIV qua đường máu

 

HIV xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường máu, và chúng ảnh hưởng trực tiếp lên tế bào Limpho T trong máu (phòng tuyến sau cùng giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây hại ) và vô hiệu hóa limpho T. Virus HIV vào cơ thể bám vào tế bào limpho T, vô hiệu hóa LimphoT và dùng tế bào limpho bị bệnh làm tế bào chủ để sinh sản, tạo ra các virus HIV con tiếp tục vô hiệu hóa tế bào limpho khác dẫn đến cơ thể mất khả năng đề kháng với các loại bệnh khác xâm nhập vào cơ thể (bệnh cơ hội). Quá trình xâm nhập có thể mô tả qua 4 giai đoạn:

 

1. Gắn và xâm nhập tế bào bằng cách trút bỏ lớp vỏ và hòa nhập capsid vào bên trong tế bào bị nhiễm.
 

2. Dựa vào hoạt động của tế bào bị nhiễm, virus tổng hợp nguyên liệu mà nó cần. Như virus cúm tổng hợp RNA là lõi bộ gen của nó, hoặc RNA của HIV lại được phiên mã thành DNA nhờ men phiên mã ngược có tên reverse transcriptase.
 

3. Ở bên trong tế bào bị nhiễm, virus cũng tìm cách nhân lên nhiều virus mới (gọi là sự sao chép của virus).
 

4. Các virus mới trưởng thành được phóng thích khỏi tế bào đã nhiễm để xâm nhập các tế bào mới.

 

Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu

 

Để phòng chống lây truyền HIV qua đường máu, chúng ta phải thực hiện các biện pháp sau:

 

HIV lây truyền qua đường máu, HIV lây truyền qua quan hệ tình dục, HIV lây truyền từ mẹ sang con, HIV lây truyền qua dụng cụ y tế chưa được tiệt khuẩn, HIV lây truyền qua máu không được sàng lọc HIV, HIV lây lân quan vết thương hở, cách phòng tránh HIV lây qua đường máu

Ảnh minh họa: Nguồn internet


- Cần phải bảo đảm 100% các chai máu được sàng lọc HIV trước khi truyền, cũng như kiểm tra tình trạng nhiễm HIV của những người cho máu trước khi lấy máu. Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

 

- Không tiêm chích ma túy. Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...

 

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.

 

- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: Dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...

 

 

Như vậy, khi đã biết sự lây truyền của virus HIV qua đường máu thì việc phòng bệnh là rất cần thiết. Không sử dụng bơm kim tiêm, thực hiện an toàn khi truyền máu sẽ giúp làm giảm các nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, ngoài ra cũng chú ý trong vấn đề an toàn tình dục để virus HIV không có khả năng lây nhiễm qua một con đường nào hết.

Xét nghiệm protein niệu khi mang thai và tầm quan trọng trong chẩn đoán bệnh
Khi mang thai cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi, những bệnh lý thai kỳ vì thế mà có nguy...
hiv, aids, bệnh nhiễm trùng cơ hội, suy giảm miễn dịch, khả năng chống chọi, hệ miễn dịch, phá hủy, tử vong
AIDS là tên bệnh gọi tắt bằng tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrome, tên tiếng Pháp là...
viêm phổi ở trẻ, bé bị ho, viêm phế quản, bệnh hen, bé sổ mũi, bệnh hô hấp ở trẻ
Trẻ nhỏ ở những thời điểm giao mù luôn khiến cha mẹ vì những bệnh về đường hô hấp. Vậy có những...
thống kinh, nguyên nhân thống kinh, triệu chứng thống kinh, điều trị thống kinh, phân loại thống kinh, phòng thống kinh
Thống kinh là hiện tượng đau khi hành kinh, đau từ hạ vị lan lên ức, lan xuống đùi, có khi đau...
bé tự xúc ăn, ăn dặm
Từ 18 tháng tuổi trở lên, bạn thường quan sát thấy bé bắt đầu thích tự xúc ăn, bạn nên tận dụng ý...
chuỗi hạt ngọc dương vật, hạt mụn li ti, mụn dương vật, tính chất chuỗi hạt ngọc dương vật, quy đầu, mụn rãnh dương vật
Chuỗi hạt ngọc dương vật là những bóng nước màu da nhỏ li ti xếp theo một hay nhiều hàng ở rãnh...
Chảy máu cam khi mang thai, nguy hiểm, ảnh hưởng thai nhi, xử lý chảy máu cam
Nếu như trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bị triệu chứng ốm nghén khi mang thai hành hạ thì khi bước...
buồng trứng, u nang bì, tổ chức, tế bào mầm, biệt hóa, u quái, nàng, tổ chức da, lông, tóc, móng, u đặc, cấu trúc
U nang bì buồng trứng da số là u lành. Tổ chức u là tổ chức phát triển từ mô thượng bì trong thời...
Khám sinh sản tiền hôn nhân, khám sức khỏe sinh sản, kết hôn, các xét nghiệm khám sức khỏe sinh sản
Ngày nay, y học phát triển, và nhiều bạn trẻ trước khi kết hôn đã biết và đi khám sức khỏe tiền...
Nội dung khác
ngực phát triển, phát triển không đều, tình trạng, ung thư vú, nguy cơ, đi khám, cuasotinhyeu
Nhưng cho đến nay tình trạng vẫn không thay đổi, ngực trái cháu bé hơn hẳn ngực phải bên 10 bên 6...
07:05 - Tư vấn
cắt bao quy đầu, sức khỏe sinh sản, dài, hẹp, nghẹt, viêm bao quy đầu, viêm nhiễm, cuasotinhyeu
Cắt bao quy đầu có ảnh hưởng đến sinh sản không ? Và nếu không cắt có ảnh hưởng gì đến chuyện q.h...
17:05 - Tư vấn
bạn gái thân, chăm sóc, ngộ nhận, tình yêu, tri kỷ
Bạn ấy như 1 người của gia đình, ủi từng chiếc áo, nấu những bữa ăn, hay thậm chí còn dỗ em vào...
14:05 - Tâm sự
Vợ chồng em đã sinh được 1 cháu cuối năm 2017 và đến nay thì mới ra kinh nguyệt 2 lần.
10:05 - Tư vấn
Hoa hậu Ngân Anh, đời thường, học tập, cửa sổ tình yêu.
Hoa hậu Đại dương 2017 cho rằng vì cô thường xuyên bị chê bai về nhan sắc nên không đại gia nào...
11:02 - Tin tức
Bí kíp skincare, sao Hàn, da em bé, cửa sổ tình yêu.
Ngay cả khi không mụn thâm thì bạn vẫn cần chăm sóc da đầy đủ, và các sao Hàn dưới đây sẽ mách...
19:05 - Tin tức
đôi bàn chân, cả đời hạnh phúc, tiền tiêu không hết, cua so tinh yeu
Cô gái nào sở hữu đôi bàn chân này thì xin chúc mừng, cuộc đời bạn cực kỳ may mắn, gia đình hạnh...
08:35 - Tin tức
bụng bia danh tướng, lịch sử Trung Hoa, Trung Hoa cổ đại
Nếu các tướng lĩnh thời xưa được tuyển chọn theo quan điểm của người hiện đại, thì hầu hết những...
12:05 - Tin tức
xét nghiệm beta HCG, có thai, phôi thai, phát triển bình thường, cuasotinhyeu
Chu kỳ cuối của em là ngày 27/09 đến ngày 29/10 em thử que và thấy 2 vạch. Sau đó em bắt đầu đi...
14:05 - Tư vấn