Thuốc chống phơi nhiễm HIV.

Phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da không nguyên vẹn với máu, mô hay các dịch cơ thể khác có nguy cơ lây nhiễm HIV. Khi có phơi nhiễm với HIV, người bệnh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV (ARV) trong vòng 72 giờ. Việc dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV khi gặp tình huống rủi ro có sự tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch tiết từ cơ thể người có HIV là rất quan trọng

 

Phơi nhiễm HIV là gì?

 

Theo định nghĩa của Bộ Y tế thì phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da không nguyên vẹn với máu, mô hay các dịch cơ thể khác có nguy cơ lây nhiễm HIV.

 

Các trường hợp cần sử dụng thuốc chống phơi nhiễm

 

Tất cả các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch của người nhiễm HIV như:

 

- Bị kim đâm vào khi làm thủ thuật y tế tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm.

 

- Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn đã dùng cho người nhiễm HIV/AIDS chọc, đâm vào gây chảy máu.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

- Bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.

 

- Máu, chất dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc (mắt, mũi, họng).

 

- Bị người khác dùng kim tiêm đã sử dụng có máu (có chứa virus HIV) đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ (công an, bác sỹ…) cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm…

 

Tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục với người có HIV mà không sử dụng bao cao su.

 

Trước khi sử dụng thuốc cần đánh giá các nguy cơ nhiễm HIV:

 

- Không có nguy cơ lây nhiễm: Nếu máu và dịch tiết của người có HIV bắn vào những vùng da lành (không bị tổn thương hay xây xước)

 

- Nguy cơ lây nhiễm thấp: Khi tổn thương da xây xát nông, không chảy máu hoặc chảy máu ít hoặc máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào niêm mạc không bị tổn thương viêm loét.

 

- Nguy cơ lây nhiễm cao: Tổn thương da sâu, rộng, chảy nhiều máu, máu và chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng từ trước.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Tác dụng của thuốc

 

- Ức chế sự nhân lên của virus và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất.

 

- Thuốc còn giúp phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, cải thiện chất lượng sống và tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân.

 

Thời gian điều trị

 

- Cần tiến hành điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm, đặc biệt là những người có nguy cơ lây nhiễm cao, càng sớm càng tốt.

 

- Tốt nhất là điều trị ARV sớm từ 2 đến 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị muộn quá 72 giờ (3 ngày) kể từ khi có hành vi nguy cơ.  


- Thời gian điều trị thuốc ARV dự phòng phơi nhiễm kéo dài liên tục trong 4 tuần .

 

Những lưu ý khi điều trị

 

- Trong suốt quá trình sử dụng thuốc phơi nhiễm phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sỹ và có sự theo dõi chặt chẽ của bác sỹ cũng như người thân.

 

- Trong thời gian điều trị dự phòng ARV cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV thông qua các xét nghiệm: Xét nghiệm công thức máu, đo chỉ số men gan ALT/SGPT lúc bắt đầu điều trị và sau khi điều trị được 2 tuần, xét nghiệm đường máu.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

- Đồng thời, người bị phơi nhiễm cần xét nghiệm HIV lại sau 2,5 tháng (tương đương với 10 tuần) kể từ thời điểm bị phơi nhiễm/ có hành vi nguy cơ. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, có thể yên tâm rằng không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.

 

- Trong thời gian điều trị dự phòng thuốc chống phơi nhiễm HIV và chờ làm xét nghiệm, người bị phơi nhiễm cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người khác bằng cách sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV.

 

Trong trường hợp không may gặp những rủi ro với phơi nhiễm HIV, người trong cuộc sẽ không tránh khỏi sự lo lắng, sợ hãi và bối rối vì không biết xử lý thế nào. Trong thực tế, không phải trường hợp nào người bị phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc bị nhiễm HIV. Điều này còn tuỳ thuộc vào từng hành vi cụ thể và mức độ nguy cơ của những hành vi đó. Trong trường hợp gặp rủi ro, việc xử lý sau phơi nhiễm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp hạn chế được những nguy cơ lây nhiễm HIV.

kinh nguyệt, ngày kinh, bất thường, kinh ít, kinh nhiều, rong kinh, băng kinh
Thông thường đối với một người phụ nữ thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 28 - 30 ngày. Mỗi lần...
Chẩn đoán sùi mào gà bằng chấm dung dịch acid acetic có chính xác không
Sùi mào gà là căn bệnh rất nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh. Nhiều...
Xuất tinh ngược dòng là hiện tượng tinh dịch thay vì được phóng ra ngoài cơ quan sinh dục của nam...
i, thai kỳ, lưu ý trong thai kỳ, thể chất trong thai kỳ, bất thường trong thai kỳ, chuẩn bị sinh, kiến thức sức khỏe
Dù y khoa ngày càng hiện đại nhưng đẻ thường vẫn luôn là sự lựa chọn đúng đắn nhất cho thai phụ....
dinh dưỡng cho trẻ, bé từ 7-12 tháng, nuôi con
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm là thời gian mà bé bắt đầu làm quen với đồ ăn đặc và cứng hơn. Nếu mẹ...
viêm họng, viêm mũi, viêm mũi họng. trẻ bị viêm mũi họng, chữa viêm mũi họng cho trẻ
Viêm mũi, họng là chứng bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi. Triệu chứng của bệnh gồm:...
tác haị mất ngủ đối với phụ nữ mang thai, nguyên nhân mất ngủ khi mang thai, cách khắc phục, chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục, tư thế ngủ đúng cho bà bầu
Rất nhiều phụ nữ bị mất ngủ trong giai đoạn mang thai. Thời gian và chất lượng giấc ngủ không tốt...
kiến thức nam khoa, tình dục nam, xuât tinh, tinh trùng, dương vật,kiến thức sống khỏe, bí quyết sống khỏe,
Đặc thù tình dục nam và nữ có rất nhiều sự khác biệt, điều đó khác biệt rõ ràng nhất tại tinh...
chảy máu âm đạo, chảy máu âm đạo bất thường, nguyên nhân chảy máu âm đạo, xử trí chảy máu âm đạo, biến chứng chảy máu âm đạo
Phụ nữ ra máu ngoài kỳ kinh thì đó được xem là dấu hiệu bất thường. Nếu ở thiếu nữ trẻ, nó có thể...
kiến thức nam khoa, kiến thức sức khỏe, xuât tinh, tinh trùng, vô sinh, tinh hoàn, dương vật
Khi hai vợ chồng quan hệ tình dục đều đặn và không sử dụng biện pháp tránh thai nào sau 6 tháng...
Nội dung khác
tâm sự, mẹ chồng nàng dâu, gia đình, hôn nhân
Tôi chưa bao giờ nghe chồng nhắc đến mẹ chồng phải chu cấp tiền cho người họ hàng hay bà con nào...
12:05 - Tin tức
Dạo gần đây em và bạn gái bắt đầu tìm hiểu về chuyện qhtd nhưng khi em cho vào thì không được vì...
10:05 - Tư vấn
Làm thế nào cải thiện tình trạng "tinh binh" ít ở nam giới ?
Bác sĩ cho em hỏi số lượng t.trùng ít thì có ảnh hưởng nhiều tới việc có con của em không ạ ? Và...
09:05 - Tư vấn
Vùng kín nổi mụn nhưng ngại đi khám thì phải xử lý thế nào?Vùng kín nổi mụn nhưng ngại đi khám thì phải xử lý thế nào?
Vùng lông ở vùng kín của em có một cục sưng lên, hơi đỏ, đau em cảm thấy khó chịu.
07:04 - Tư vấn
Bé trai 11 tháng tuổi bị vàng lòng bàn tay có bất thường hay không?
Bác sỹ cho em hỏi bé trai nhà em hiện tại 11 tháng tuổi, được 9kg và bị vàng ở lòng bàn tay thì...
10:05 - Tư vấn
lừa dối nhau, phản bội, qua đêm với người khác, không còn yêu, dọn ra ngoài, sống chung
Lúc đầu em chưa phát hiện thì cô ấy vẫn đối xử với em bình thường, nhưng dần em thấy cô ấy có...
11:14 - Tư vấn
mạng xã hội, dễ dàng, nhẹ dạ cả tin, kinh nghiệm, bài học, chính chắn, trưởng thành, thay đổi, cửa sổ tình yêu.
Khoảng 2 tháng sau, anh ấy chia tay em, anh nói anh và em không hợp, anh đã có người yêu trước...
18:05 - Tư vấn
bao cao su, thuốc tránh thai hàng ngày, hiệu quả, tránh thai, cuasotinhyeu
Em kết thúc vỉ thuốc vào ngày 3/6 và hôm đó em có kinh luôn. Nếu trong vòng 7 ngày nghỉ thuốc,tầm...
07:02 - Tư vấn
Phạm Anh Khoa: Sau nhiều thăng trầm, sự đồng hành của 'Bức Tường' là duyên tiền định
Sau thành công từ "Sao mai điểm hẹn", Phạm Anh Khoa đưa ra quyết định từ bỏ con dường...
13:05 - Tin tức