Viêm gan B thể không hoạt động đã thực sự an toàn hay chưa
Viêm gan B và các thể của viêm gan B
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ra.Cơ chế lây lan của nó giống với virus HIV. Có 3 con đường lây bệnh như sau:
Lây qua đường máu
Dùng chung bơm kim tiêm, bàn chải đánh rang, dao cạo râu, bấm móng chân, móng tay….
Để vết thương hở tiếp xúc với máu của người nhiễm virus.
Lây từ mẹ sang con
Nếu người mẹ khi mang thai bị nhiễm viêm gan B thì thai nhi cũng có khả năng bị lây nhiễm nếu không có biện pháp phòng chống kịp thời. Tỷ lệ lây nhiễm sẽ tăng cao theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi.
Lây qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn có thể là con đường phát tán virus viêm gan B từ người này sang người khác. Virus HBV sống trong dich sinh dục và có thể lây qua các vết xước nhỏ trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn.
Ảnh minh họa
Thông thường, khi nhiễm virus viêm gan B từ dịch tiết và máu của người bệnh với một số lượng đủ để gây bệnh, một người lành lặn sẽ biểu hiện thành ba thể khác nhau:
(1) Thể viêm gan B cấp tính
(2) Thể viêm gan B mạn tính
(3) Thể viêm gan B không hoạt động
Viêm gan B thể không hoạt động có nguy hiểm hay không
Trong bệnh viên gan B thể hoạt động đặc điểm chung của người bệnh là sẽ biểu hiện ra ngoài với một tình trạng viêm gan có hội chứng tổn thương tế bào gan. Bệnh nhân đi khám vì đau tức hạ sườn phải, ăn uống kém, vàng mắt vàng da toàn thân... Tùy vào mức độ của triệu chứng và thời gian diễn tiến, các đối tượng này được phân thành viêm cấp tính hay mạn tính.
Virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể nhưng chưa phá hủy tế bào gan, xét nghiệm men gan bình thường thì gọi là nhiễm virus viêm gan B thể lành tính (thể ngủ). Tuy vậy, virus HBV tồn tại trong cơ thể, vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác bằng đường máu hoặc theo đường tình dục, mẹ truyền cho con. Virus chỉ tạm thời không hoạt động, có thể bùng phát tái hoạt động bất cứ lúc nào, nhất là khi sức đề kháng kém, khả năng chống chọi với virus bị giảm.
Viêm gan B thể ngủ được coi như là căn bệnh “sát thủ thầm lặng” bởi tính âm thầm, có thể có những giai đoạn "ngủ" thực sự, nhưng cũng lại có những thời kỳ tái phát tấn công gan, và phát bệnh đôi khi không biểu hiện ra triệu chứng bên ngoài. Do đó, nhiều bệnh nhân không biết mình bị bệnh, đến khi cấp cứu thì bệnh đã trở nên trầm trọng, thậm chí chớm xơ gan. Vì thế, virus viêm gan B thể ngủ chưa phải thực sự an toàn.
Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B thể không hoạt động
Ảnh minh họa
Để xác định một người có mang viêm gan B thể không hoạt động hay không thường dựa vào các tiêu chí sau:
HBsAg dương tính kéo dài trên 6 tháng.
HBeAg (-), Anti Hbe (+).
Lượng virus HBV DNA.
ALT/AST.
Sinh thiết gan.
Với những bệnh nhân đã được chẩn đoán là viêm gan B thể không hoạt động xét nghiệm HbsAg dương tính kèm theo men gan hoàn toàn trong giới hạn bình thường, về mặt lâm sàng người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào thì các đối tượng này được xem là viêm gan B thể không hoạt động.
Xét nghiệm kế tiếp cần làm là HbeAg. Kết quả sẽ cho biết virus có đang sinh trưởng trong máu hay không.
Xét nghiệm HBV DNA (xét nghiệm sinh học phân tử) là xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất về tình trạng phát triển của virus HBV trong cơ thể một người. Xét nghiệm này các kỹ thuật viên sẽ đo được trực tiếp số lượng virus trong máu, cho biết hiện thực sự đang có bao nhiêu siêu vi. Nếu HBV DNA cho kết quả cao, điều này chứng tỏ là tình trạng viêm gan B thể không hoạt động nhưng vẫn có khả năng lây lan rất mạnh cho người khác nếu tiếp xúc máu và dịch tiết.
Theo dõi và xử lý khi cần đối với viêm gan B thể không hoạt động
Với những trường hợp HBV thể ngủ tạm thời virus không hoạt động, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của gan, không cần điều trị bất kỳ một loại thuốc nào. Các loại thuốc Tây y hiện chỉ có tác dụng ức chế HBV phát triển ồ ạt với viêm gan B cấp và mạn. Những người này đã được xác định là nhiễm virus nên vaccine sẽ không phát huy được tác dụng phòng chống. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát, ngăn chặn sự bùng phát trở lại của virus như đã nói ở trên lại rất nguy hiểm. Bởi vậy, để bảo vệ lá gan, những người lành mang virus tuyệt đối không nên chủ quan.
Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng những biến chứng cho gan, mọi người cần lưu ý:
+ Tăng cường sức đề kháng, có lối sống lành mạnh để không cho virus có cơ hội nhân lên. Mọi người nên kiêng rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn. Không hút thuốc lá, hạn chế mỡ động vật. Tăng cường hoạt động thể lực bằng cách thể dục nhịp điệu, đi bộ, bơi hoặc chơi cầu lông...
+ Kiểm tra xem nhiễm bệnh hay chưa qua xét nghiệm máu tìm dấu ấn HBsAg, sau đó nên tiêm phòng. Trường hợp dương tính với viêm gan B cần đi khám sức khỏe định kỳ để đánh giá chức năng gan và mức độ hoạt động của virus.
Bài tham khảo