Miếng dán tránh thai.

Để giúp quyết định liệu miếng dán tránh thai có phải là phương pháp tránh thai tốt nhất đối với bạn hay không, hãy tìm hiểu xem nó là gì.

Tháng 11/2001, 39 triệu phụ nữ Mỹ đang dùng thuốc tránh thai có một lựa chọn mới khi Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) lần đầu tiên cho phép dùng miếng dán tránh thai qua da (Othor Evra). Miếng dán tránh thai được dán trực tiếp lên da và giải phóng liên tục hormon giúp ngăn ngừa có thai nhờ ngăn rụng trứng. Với tỷ lệ hiệu quả tới 95%, rất nhiều phụ nữ thấy miếng dán tránh thai là biện pháp thích hợp và có giá trị.

 

Để giúp quyết định liệu miếng dán tránh thai có phải là phương pháp tránh thai tốt nhất đối với bạn hay không, hãy tìm hiểu xem nó là gì.

 

Miếng dán tránh thai là gì?

 

 

Miếng dán tránh thai là một miếng mỏng khoảng 4,5 cm2, mỏng, màu be được dán trực tiếp vào da vùng mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay. Miếng dán phân phối liên tục hai hormon tổng hợp là progestin (norelgestromin) và estrogen (ethinyl estradiol), tương tự với hormon được cơ thể sản sinh tự nhiên.

 

Miếng dán tránh thai hoạt động như thế nào?

 

Miếng dán tránh thai ngăn có thai bằng cách ngăn cản sự rụng rứng ở người phụ nữ. Nếu trứng không rụng, tinh trùng không thể thụ tinh và không thể có thai. Miếng dán cũng làm chất nhầy cổ tử cung đặc lại, làm cho tinh trùng khó gặp trứng.

 

Dùng miếng dán tránh thai như thế nào?

 

Dùng miếng dán tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt. Một ngày sau hết kinh, dán miếng dán lên da và để nguyên trong 1 tuần. Vào ngày đó của tuần kế tiếp, bạn bóc miếng dán cũ ra và dán một miếng mới. Miếng dán mới có thể dán ở chỗ khác trên cơ thể. Trong tuần thứ 4 không dán miếng dán mới và kinh nguyệt xảy ra. Tuần tiếp theo bạn lặp lại quy trình.

 

Lần đầu tiên dùng miếng dán bạn phải dùng thêm một biện pháp tránh thai khác trong 7 ngày để phòng ngừa mang thai. Nếu các miếng dán kế tiếp được dán và bỏ đúng lúc, không cần dùng thêm các phương pháp tránh thai khác.

 

 

Có thể tắm, tập luyện và bơi trong khi dán miếng dán. Không bóc hoặc thay đổi vị trí miếng dán khi đã dán vào da, vì có thể làm cho miếng dán dễ rơi. Không dùng băng dính để giữ miếng dán, và không cắt hoặc sửa lại miếng dán bằng bất cứ cách nào. Làm như vậy có thể thay đổi lượng hormon phân phối vào cơ thể.

 

Rất hiếm khi miếng dán có thể bị bong và rơi ra. Điều này thường xảy ra do miếng dán được dán không đúng. Nếu miếng dán được dán lại trong 24 giờ, hiệu quả tránh thai của miếng dán vẫn còn nguyên. Tuy nhiên, nếu đã quá 24 giờ, nên dùng thêm một biện pháp tránh thai khác cho đến khi miếng dán đã ở nguyên chỗ trong 7 ngày.

 

Có thể mang thai lại sau khi dùng miếng dán không?

 

Có, trứng thường rụng trở lại trong vòng 3 chu kỳ sau khi ngừng dùng miếng dán.

 

Hiệu quả ngăn ngừa mang thai của miếng dán như thế nào?

 

Nếu miếng dán được dán và thay đúng lúc mỗi tháng, hiệu quả tránh thai là hơn 95%. Nếu dùng đúng, tỷ lệ này có thể đến 99%. Chậm hoặc quên dán một tuần hoặc bóc miếng dán ra quá sớm làm giảm đáng kể hiệu quả của miếng dán.

 

Miếng dán có liên quan đến bất cứ nguy cơ sức khỏe nào không?

 

Tác dụng phụ thường không hay gặp ở người khỏe mạnh không hút thuốc lá. Miếng dán tránh thai có tác dụng phụ tương tự thuốc tránh thai uống, gồm tăng nhẹ nguy cơ huyết khối ở chân hoặc phổi và tăng huyết áp. Phụ nữ không nên dùng viên tránh thai uống có lẽ cũng không nên dùng miếng dán tránh thai.

 

Các tác dụng phụ liên quan đến miếng dán tương đối nhẹ và có thể gồm:

 

Kích ứng nhẹ da ở vùng dán

Đau đầu

Cương vú

Ra máu âm đạo bất thường

Tăng cân nhẹ

Buồn nôn và nôn

Chướng bụng

 

Nếu bạn hút thuốc lá hoặc bị tăng huyết áp, ung thư vú hoặc tử cung, có tiền sử bị huyết khối, đái tháo đường chưa được kiểm soát hoặc tiền sử đau tim hay đột qụy, không dùng miếng dán tránh thai.

 

Miếng dán tránh thai có ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục?

 

 

Không. Miếng dán tránh thai không có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) như HIV/AIDS, herpes sinh dục và lậu.

 

Sự phổ biến của miếng dán tránh thai như thế nào?

 

Miếng dán tránh thai chỉ được dùng theo đơn. Ở lần đi khám bác sĩ đầu tiên, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định liệu miếng dán tránh thai có phải là biện pháp tránh thai thích hợp cho bạn hay không.

Ưu điểm

Nhược điểm

Hiệu quả cao khi được sử dụng đúng

Cần dán hàng tuần miếng dán mới

Không ức chế sự tự nhiên trong quan hệ tình dục

Cần có đơn

Tác dụng phụ nhẹ

Không bảo vệ chống lại bệnh lây truyền qua đường tình dục

Hết tác dụng tránh thai sớm sau khi ngừng dùng

Không dùng cho phụ nữ hút thuốc lá hoặc có một số bệnh

 

Phải dùng một biện pháp tránh thai khác trong 7 ngày sử dụng đầu tiên

 
 
giang mai, biến chứng, đối với phụ nữ, đối với nam giới, đối với phụ nữ mang thai, đối với trẻ sơ sinh
Bệnh Giang mai là bệnh nhiễm khuẩn, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục nhưng có thể lây qua...
kiến thức sức khỏe,kiến thức nam khoa, vô sinh, bao qui đầu, liệt dương, dương vật, bệnh lây nhiễm
Viêm quy đầu là bệnh nam khoa thường gặp. Nguyên nhân gây bệnh có thể vì nhiều lý do như bị nhiễm...
màng trinh không lỗ, dị tật bẩm sinh, bệnh phụ khoa ở bé gái
Các bé gái khi còn nhỏ ít mắc bệnh phụ khoa nhưng đôi khi lại mắc dị tật màng trinh không lỗ....
thoát vị bẹn, trẻ nhỏ, bé trai, ống phúc tinh mạc, ống bẹn, quai ruột, tạng trong ổ bụng, bìu sưng to
Thoát vị bẹn gặp khá phổ biến ở trẻ em mà nguyên nhân là do còn ống phúc tinh mạc. Đây là bệnh...
Vô sinh không rõ nguyên nhân: Nỗi lo của những gia đình hiếm muộn
Thực tế hiện nay, tỷ lệ hiếm muộn ngày càng tăng cao do nhiều lý do từ cả 2 vợ chồng. Theo Tổ...
Nguy hiểm nếu trẻ bị rối loạn chuyển hóa acid amin PKU
Phe-nyl-ce-ton niệu (sau đây sẽ gọi là PKU) là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây ra do nguyên nhân...
 kiến thức sức khỏe, kiến thức phụ khoa, bệnh phụ khoa, bộ phận sinh dục nữ, buồng trứng, thai kỳ,
Phần lớn các loại khối u ở buồng trứng là lành tính, chủ yếu là u nang. U nang buồng trứng chiếm...
chọc ối, khi nào chọc ối, chỉ định chọc ối, mục địch chọc ối, tai biến chọc ối, phát hiện dị tật thai, bất thường nhiễm sắc thể
Chọc ối là một trong những thử nghiệm chẩn đoán dị tật trước sinh được thực hiện từ tuần thứ 16-...
tiêm phòng dại, lưu ý, chó cắn, bệnh dại
Bệnh dại là bệnh gây ra bởi một loại vi rút tên là Rabies virus. Vi-rút dại chủ yếu được lây...
Nối ống dẫn tinh, triệt sản nam, tinh trùng, thắt ống dẫn tinh
Triệt sản nam là hình thức can thiệp bằng cách thắt và cắt ống dẫn tinh chặn đường đi của tinh...
Nội dung khác
"Cậu bé" khó cương khi nghĩ tới "chuyện ấy"!!!
Cháu năm nay 16 tuổi và đã thủ.d được 4 năm rồi ạ. Cháu có một vấn đề tế nhị muốn bác sĩ tư vấn...
14:05 - Tư vấn
mạch máu, viêm nhiễm, tác dụng, thuốc bôi, nguyên nhân, cuasotinhyeu
em bị viêm da bqđ nhẹ (N48.1) dài bqđ (N50), được bác sĩ chẩn đoán và cho phương pháp điều trị là...
11:05 - Tư vấn
tinh hoàn, thâm đen, nổi hạt trắng, ngứa, điều trị, cuasotinhyeu
Em mới 16 tuổi mà tinh hoàn em bị thâm đen và có nổi những hạt trắng, nó rất ngứa
11:05 - Tư vấn
lo lắng, xin con, phù hợp, tình cảm, tình dục, pháp luật, cửa sổ tình yêu.
Tôi có 1 đứa con rồi và muốn anh ta buông tha mình nhưng vì hai người cùng huyện mà anh ta cứ...
09:01 - Tư vấn
Cholesterol và sức khỏe tim mạch của phụ nữ
Cholesterol ở nữ là loại chất béo cần thiết đối với sự phát triển của các tế bào trong cơ thể,...
10:35 - Tin tức
Kinh nguyệt đến sớm hơn nửa tháng sau khi quan hệ có phải là do...
Em với bạn gái em có quan hệ vài ngày gần đây. Hôm nay không biết sao bạn gái em lại có kinh...
16:02 - Tư vấn
Mâu Thủy, từ chối, nhiều lời mời thi nhan sắc, cửa sổ tình yêu.
Á hậu Hoàn vũ VN cảm thấy chưa phù hợp tiêu chí các cuộc thi và cho rằng đây không phải là con...
15:02 - Tin tức
Trót yêu, lấy thì khổ, không lấy thì tiếc, Lựa chọn người yêu, lựa chọn tình yêu, cua so tinh yeu
Gia đình em thì là một gia đình có gia giáo. Gia đình em ba má con cái sống hạnh phúc, kinh tế...
15:05 - Tâm sự
‘Đàn bà khôn’ mách chị em cách giữ chồng đỉnh cao, không cần ràng buộc bắt ép, chồng cũng nghe theo răm rắp
Muốn ‘trói' được trái tim đàn ông phụ nữ đừng bao giờ trói buộc họ vào những suy nghĩ của...
09:06 - Tin tức