Bệnh trĩ khi mang thai: Phòng ngừa và điều trị

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh lý về vùng hậu môn, và có tỷ lệ cao ở phụ nữ mang thai và sau sinh. Bệnh trĩ khi mang thai có thể khỏi sau khi sinh con

Nguyên nhân bà bầu thường hay bị trĩ

 

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh lý về vùng hậu môn, và có tỷ lệ cao ở phụ nữ mang thai và sau sinh. Bệnh trĩ khi mang thai có thể khỏi sau khi sinh con xong, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không tự khỏi được hoặc diễn biến nặng hơn, bắt buộc người bệnh phải tìm đến bác sỹ điều trị.

 

Bệnh trĩ khi mang thai: Phòng ngừa và điều trị

Ảnh minh họa

 

Mang thai dễ khiến bạn bị trĩ vì nhiều lý do:

 

Tử cung to chèn ép vào mạch máu: Tử cung càng về những tháng cuối càng phát triển to ra, gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ phần thân dưới gây tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn.


Táo bón: Táo bón là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng khi mang thai. Khi bị táo bón, rặn làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu.


Tăng nội tiết tố: Sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng nề. Ngoài ra, progesterone làm chậm nhu động ruột, tăng nguy cơ bị táo bón, dẫn đến bệnh trĩ.


Phân loại bệnh trĩ


Trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids) .

 

Trĩ ngoại: Là loại trĩ gây khó chịu nhất cho thai phụ, bởi vì vùng da trên búi trĩ bị kích thích và hay bị loét. Nếu cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại, thường sẽ bị đau nhiều hơn. Ở bệnh trĩ ngoại, thai phụ có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối nhô lên quanh hậu môn, gây ngứa và rát.


Trĩ nội: Loại trĩ này thường không gây đau, ngay cả khi chúng xuất huyết. Người bệnh có thể nhìn thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu nhà vệ sinh khi bị xuất huyết. Búi trĩ thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được vì chúng nằm sâu trong hậu môn.Trĩ nội cũng có thể bị sa ra ngoài hậu môn tạo trĩ nội sa. Khi trĩ bị sa, nó có thể hấp thu một lượng nhỏ chất nhầy và phân có thể gây kích thích gây ra ngứa, đau và rát. Lau liên tục để cố gắng giảm ngứa có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.

 

Dấu hiệu bệnh trĩ khi mang thai


Các dấu hiệu và triệu chứng của trĩ có thể bao gồm:

 

- Sờ thấy có khối bất thường ở hậu môn

 

- Chảy máu không kèm đau trong quá trình đi tiêu. 


- Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.


- Đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.

 

Điều trị bệnh trĩ khi mang thai và cách phòng ngừa

 

Điều trị


Tùy từng mức độ và sự ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà bác sỹ có thể đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau
Với mức độ nhẹ, đôi khi không cần điều trị gì mà chỉ cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt là có thể giảm nhẹ triệu chứng và tự khỏi sau khi thai phụ sinh con, hoặc sau sinh can thiệp bằng các phương pháp ngoại khoa để dứt điểm bệnh.
Chế độ ăn nhiều chất xơ là phương pháp điều trị hữu hiệu cho trĩ xuất huyết [8], hạn chế các chất kích thích như rượu, ớt. Tránh hoạt động quá mạnh, tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu. Thay đổi thói quen đi cầu tránh táo bón.
Ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm giúp cải thiện triệu chứng.
Với một số trường hợp bác sỹ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị nội khoa như các thuốc bôi hoặc nhét tại chỗ, thuốc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch. Tuy nhiên các thuốc trên bắt buộc cần có sự chỉ định của bác sỹ, thai phụ không nên tùy tiện mua sử dụng.
Một số trường hợp đặc biệt nguy hiểm, có nguy cơ biến chứng cao hoặc ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh, không đáp ứng với các loại thuốc điều trị nội khoa bác sỹ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị ngoại khoa phù hợp cho thai phụ.


Phòng ngừa

Bệnh trĩ khi mang thai: Phòng ngừa và điều trị

Ảnh minh họa

 

- Ăn nhiều chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,... giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tránh xì hơi quá mức.


- Uống nhiều nước. Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác mỗi ngày để giúp làm mềm phân.

 

- Không rặn mạnh khi đi cầu vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.


- Đi cầu ngay khi có cảm giác mót đại tiện. Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.


- Tập thể dục. Duy trì vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu. Tập thể dục ở phụ nữ mang thai cần có bài tập riêng biệt, tốt nhất nên có huấn luyện viên hướng dẫn các bài tập để tránh ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng


- Tránh ngồi lâu. Ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.

 

Bài tham khảo

Điều trị nghén nặng khi mang thai

Ảnh hưởng và điều trị suy giáp khi mang thai.

tụ dịch màng nuôi, nguyên nhân tụ dịch màng nuôi, mức độ tụ dịch màng nuôi, tụ dịch màng nuôi có gây sảy thai không
Tụ dịch dưới màng nuôi là hiện tượng tụ máu giữa khoảng không gian giữa nhau thai và tử cung.Tụ...
dấu hiệu mang thai, chậm kinh, buồn nôn, nghén, thụ thai, xét nghiệm nội tiết thai, ra máu báo
Theo kinh nghiệm dân gian thì những dấu hiệu ở phụ nữ như đi tiểu nhiều, căng tức ngực, nhạy cảm...
Hậu sản mòn: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Phụ nữ sau sinh có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có một số người có thể gặp phải...
Bé có thích thú ngồi bô hay không? Có tỏ ra sợ hãi khi nhìn thấy bô hay không? Vấn đề còn tùy...
bơm tinh trùng vào tử cung, phương pháp iui, chỉ định iui, kĩ thuật bơm tinh trùng vào tử cung, biến chứng bơm tinh trùng vào tử cung, iui.
Hiện nay, tỉ lệ vô sinh và hiếm muộn khá cao. Với nền y học hiện đại có rất nhiều phương pháp hỗ...
Các hiện tượng đau vú chị em cần lưu tâm
Nhiều phụ nữ gõ cửa bác sĩ với tâm trạng lo lắng mình đã bị ung thư vú khi bầu vú của họ trở nên...
thai kỳ, mang thai tuần 5, thai nhi 5 tuần tuổi, hình thành, cơ quan bộ phận, hình thành não và tim
Trong tuần thai này sau khi phôi đã đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung và làm tổ tại đó, thì cũng...
Trẻ hay gặp chứng đổ mồ hôi và nguyên nhân không phải lúc nào cũng là do còi xương.
bệnh hột xoài, bệnh nicolas-faver, bệnh lây truyền, chlamydia
Bệnh hột xoài được biết đến với nhiều tên gọi u hạt bạch huyết hoa liễu, u hạt lympho sinh dục ,...
thủ dâm, thủ dâm nam, thủ dâm là gì, phân loại thủ dâm, tần suất thủ dâm, tác hại của thủ dâm
Thực tế thủ dâm không hẳn là vấn đề xấu. Thủ dâm là tự kích thích để xuất tinh đạt dược những...
Nội dung khác
cổ tử cung ngắn, khâu eo cổ tử cung, sinh non, polyp tử cung, cuasotinhyeu
Chương trình cho em hỏi thứ nhất là cổ tử cung ngắn vậy khi khâu rồi em bé có tụt ra được không ạ...
08:51 - Tư vấn
người yêu cũ, thể hiện tình cảm, tình cảm chân thành, đau khổ, hạnh phúc, cửa sổ tình yêu.
Cho đến ngày sinh nhật của bạn em thì người yêu cũ của cô ấy đã ngỏ lời quay lại. Sau vài ngày...
07:35 - Tư vấn
viêm âm đạo, chậm kinh, nguyên nhân, điều trị, cuasotinhyeu, nhiều khí hư
Chào bác sĩ, vợ em năm nay 26 tuổi. Vợ em có đi khám thì bác sĩ kết luận là bị viêm âm đạo.
15:02 - Tư vấn
hoàn cảnh đặc biệt, gia đình không hòa thuận, bố mẹ hay trục trặc, thường xuyên cãi vã, thương mẹ
Ba em đến nay đã 60 tuổi hơn nhưng vẫn còn rượu bia, cứ say xỉn về là chửi mắng nhưng không còn...
07:05 - Tư vấn
dậy thì, tự sướng, rối loạn kinh nguyệt, vô kinh thứ phát, tâm lý căng thẳng, rối loạn dinh dưỡng, cuasotinhyeu
Em năm nay 16 tuổi. Em thường hay thủ.d nhưng chỉ là dùng tay chà lên âm.v thôi chứ không làm gì...
20:01 - Tư vấn
20 tuổi chưa vỡ giọng làm sao để khắc phục?
Em năm nay đã 20 tuổi, người phát triển bình thường như những người khác, nhưng vẫn chưa thấy bể...
11:05 - Tư vấn
 chuyện hy hữu , hôn mê , nói ngôn ngữ khác sau tai nạn , ký ức, cua so tinh yeu
Một bệnh nhân người Scotland đã làm các bác sĩ choáng váng khi mở miệng nói tiếng Malaysia sau...
20:01 - Tin tức
từ tình bạn, chuyển sang tình yêu, hết yêu, thất vọng, chán nẳn
Em và bạn đã chơi với nhau 9 năm rồi ạ, tình bạn tình tri kỷ của bọn em rất đẹp ạ. Cho đến một...
09:17 - Tư vấn
Hờn giận khi thấy thầy tận tình với các bạn gái khác
Khi giao tiếp em luôn xưng hô "con - thầy" do thói quen của em và em luôn giữ khoảng...
09:23 - Tư vấn