Bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai
Bệnh trĩ là gì
Bệnh trĩ (có tên khoa học là haemorrhoids), là bệnh giãn tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng gây sưng hoặc xuất huyết. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, nam giới hay nữ giới, già hoặc trẻ, tuy nhiên bệnh lý này thường xuyên gặp ở nam giới, và phụ nữ trong thời kỳ mang thai, người già, người thường xuyên có lối sống tĩnh tại sẽ có nguy cơ bị bệnh này cao hơn. Bệnh gây ngứa và khó chịu nhẹ, nếu nặng hơn sẽ gây đau đớn, thậm chí là chảy máu trực tràng.Thông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Bệnh cũng có thể phát triển trong lúc mẹ đang chuyển dạ và trở nên phổ biến sau khi sinh bé.
Ảnh minh họa.
Biểu hiện của bệnh trĩ
Biểu hiện bệnh trĩ ở bà bầu cũng giống như ở người bình thường khác mắc bệnh, được phân chia làm 2 loại, là trĩ nội, và trĩ ngoại.
Biểu hiện của bệnh trĩ nội
Sở dĩ gọi là trĩ nội vì búi trĩ hình thành ở vị trí trên đường lược, nằm trong ống hậu môn. Cũng vì lý do đó mà khi mới hình thành, chưa có dấu hiệu sa trĩ, người bệnh rất khó phát hiện ra. Bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng theo mức độ sa của búi trĩ, với những biểu hiện cụ thể:
Trĩ nội độ 1: Là giai đoạn búi trĩ mới hình thành. Biểu hiện của bệnh trĩ nội trong giai đoạn này chưa quá rõ ràng, thường chỉ có chảy máu là triệu chứng chính. Khi đi ngoài, thông thường sẽ thấy máu đỏ tươi dính vào giấy vệ sinh, ra sau và không lẫn vào phân. Nếu soi ống hậu môn sẽ thấy các búi trĩ có kích thước khác nhau, cảm nhận bằng tay thấy mềm và niêm mạc mỏng.
Trĩ nội độ 2: Bắt đầu xuất hiện các cục thịt mềm (chính là bũi trĩ) thò ra ngoài khi đi đại tiện nhưng có thể tự co lại vào bên trong. Do búi trĩ đã lớn dần nên triệu chứng đại tiện ra máu cũng trầm trọng hơn. Người bệnh có thể thấy máu chảy thành giọt, thành tia với lưu lượng lớn. Tuy vậy, giai đoạn 2, bệnh vẫn được đánh giá là dễ điều trị nên việc nhận ra các biểu hiện của bệnh trĩ nội cấp độ 2 có ý nghĩa rất quan trọng.
Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu, phải dùng tay đẩy mới lên được. Ở giai đoạn này kích thước búi trĩ khá lớn, màu đỏ sẫm, niêm mạc dày và thô. Tần suất thò ra ngoài của búi trĩ cũng lớn hơn, bệnh nhân đi lại, ngồi xổm cũng khiến trĩ sa do cơ thắt hậu môn yếu, không thể thực hiện đúng chức năng.
Trĩ nội độ 4: Đây là cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ, là hệ quả của việc chủ quan trước những biểu hiện của bệnh trị nội giai đoạn trước. Búi trĩ sa ra ngoài thường trực, không ngừng tiết dịch gây ngứa hậu môn đồng thời kích thước to, không thể đẩy vào trong hậu môn, gây cản trở cho tĩnh mạch hồi lưu, búi trĩ bị tụ máu và sưng to lên có thể gây sa nghẹt búi trĩ, hoại tử búi trĩ.
Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại phân biệt với trĩ nội nhờ vào đặc điểm búi trĩ hình thành phía dưới đường lược nên luôn nằm ngoài hậu môn. Bệnh trĩ ngoại trên thực tế không được chia độ như trĩ nội nhưng về cơ bản vẫn trải qua các giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Người bệnh đau rát, ngứa hậu môn mỗi khi đi đại tiện, có cảm giác phân ra không hết, viền hậu môn tấy đỏ.
Giai đoạn 2: Triệu chứng trĩ thể hiện qua các búi trĩ ngoằn ngoèo, được che phủ bởi 1 lớp da quanh hậu môn. Búi trĩ nằm bên ngoài nên rất dễ bị va chạm gây chảy máu và đau đớn.
Giai đoạn 3: Phát triển mạnh mẽ ở tĩnh mạch trĩ, búi trĩ trở nên lớn hơn. Bên cạnh đó, bắt đầu có hiện tượng tắc mạch búi trĩ khiến người bệnh đau đớn.
Giai đoạn 4: Búi trĩ có kích thước rất lớn đồng thời có thể có dấu hiệu viêm nhiễm, hoại tử nghiêm trọng, nếu các triệu chứng trĩ không được xử lí kịp sẽ rất nguy hiểm.
Nguyên nhân bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai
Mang thai dễ khiến bạn bị trĩ, giãn tĩnh mạch ở chân và đôi khi ngay cả trong âm hộ vì nhiều lý do. Tử cung của bạn phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.
Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Đó là do sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ và phụ nữ thường có xu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh. Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón.
Điều trị và phòng tránh bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai
Thai phụ cần chú ý tránh táo bón. Bà bầu bị táo bón sẽ làm đại tràng cứng và chuyển động khô khốc thì sẽ gây nhiều khó khăn khi thải phân và điều này góp phần gây ra bệnh trĩ.
Uống nhiều nước, ít nhất là 2,5 lít một ngày. Nước giúp giữ phân mềm và dễ thải ra ngoài. Nước ép trái cây, trà thảo dược và các chất lỏng khác…có thể giúp bạn tránh táo bón.
Tránh ngồi xổm để vệ sinh trong thời gian dài. Hãy ở lại trong khoảng thời gian bạn cảm thấy cần nhưng tránh đặt áp lực không cần thiết, kéo dài lên ruột và trực tràng. Đặt bàn chân của bạn trên một chiếc ghế khi bạn đi vệ sinh. Điều này giúp giảm áp lực lên khung chậu.
Tránh căng thẳng về việc đi vệ sinh. Nếu bạn cảm thấy không cần, hãy đứng dậy và ra khỏi nhà vệ sinh. Đừng bỏ qua những cảm giác cần về việc cần phải làm sạch và rỗng trong ruột bạn. Tín hiệu này dẫn đến các vấn đề về táo bón. Theo thời gian, nó cũng ảnh hưởng đến những việc các nhịp điệu và cảm giác bị giảm vì ruột đã không làm việc hiệu quả như yêu cầu.
Hãy đảm bảo rằng chế độ ăn uống của bạn có nhiều chất xơ và thức ăn thô. Trái cây, rau, cám, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám…có thể giúp tạo hình cho phân và dễ thải ra ngoài hơn. Tránh ăn nhiều thịt đỏ, bánh mì trắng và thực phẩm đã chế biến kỹ. Chất xơ hoạt động giống như một cây chổi và giúp tránh tình trạng trì trệ trong thành ruột.
Kết luận
Với phụ nữ mang thai bị bệnh trĩ điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như tâm lý của thai phụ. Bệnh có thể gây ra tình trạng nặng nề đến mức cần can thiệp phẫu thuật trong thai kỳ, tuy nhiên điều này nên được hạn chế bằng cách chủ động phòng tránh từ đầu, thường xuyên lưu ý để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.