Mang thai và bệnh cao huyết áp

Khi kiểm tra mức huyết áp ở sản phụ cao hơn mức huyết áp tâm thu (90 – 139mmHg) có thể kết luận là thai phụ bị tăng huyết áp. Ở người bình thường, huyết áp cao là nguyên nhân của nhiều bệnh như đái tháo đường, bệnh thận và một số biến chứng tim mạch … Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai lại càng nguy hiểm hơn.

 

Huyết áp là gì?

 

Huyết áp là số đo sức co bóp của tim đẩy máu đi trong động mạch để nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Đối với người bình thường, huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu) từ 90 – 139 mm Hg và huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương) từ 60 – 89 mm Hg. 

 

Tăng huyết áp là gì?

 

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

Tăng huyết áp có thể được chẩn đoán dựa vào trị số huyết áp đo được hoặc dựa vào sự tăng huyết áp tương đối so với trước khi mang thai. Khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg thì được gọi là tăng huyết áp. Đối với bà mẹ có thai còn có một cách xác định khác, đó là khi huyết áp tâm thu tăng trên 30 mmHg hoặc huyết áp tâm trương tăng trên 15 mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm trước khi mang thai thì có nghĩa là bà mẹ đã bị tăng huyết áp.

 

Ảnh hưởng của tăng huyết áp trong thai kỳ:

 

Khi mang thai, có các thay đổi sinh lí về tim, mạch như nhịp tim nhanh, tăng lượng máu, một số bộ phận của cơ thể tăng sinh mạch máu, nên cần lượng máu đi qua nhiều hơn như vú, tử cung, nhau thai… Chính vì thế, việc theo dõi huyết áp ở người mang thai là vô cùng quan trọng, nếu không sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

 

Đối với thai phụ: Nếu cùng với chứng huyết áp cao, thai phụ còn bị bệnh tim sẽ dẫn đến suy tim, cản trở chức năng cầm máu, chức năng của thận cũng bị suy giảm dẫn đến hiện tượng chảy máu não, gan tạng bị tổn thương, tiểu cầu cạn kiệt, máu không đông… Ảnh hưởng lớn nhất là việc tác động của nó lên hệ tim mạch dẫn đến hiện tượng tiền sản giật và tăng nguy cơ tử vong.

 

Đối với thai nhi: Khi người mẹ bị tăng huyết áp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Thai có thể bị chết lưu trong tử cung, bị ngạt thở và chết do thiếu máu cục bộ hoặc đẻ thiếu tháng…

 

Những yếu tố thuận lợi gây tăng huyết áp

 

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

Tăng huyết áp hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể, một số yếu tố thuận lợi dẫn đến tăng huyết áp như ăn nhiều muối, ít vận động thể lực, béo phì, tăng cholesterol, căng thẳng thần kinh, tâm lý…Bên cạnh đó, tuổi của sản phụ cao (trên 35 tuổi); dòng họ có người bị bệnh; chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng; chửa sinh đôi; thai phụ có nước ối quá nhiều; thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường… cũng là những nguyên nhân có thể gây tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai.

 

Ngoài ra, một số bệnh lí mắc phải có thể làm tăng huyết áp ở phụ nữ có thai như: bệnh về thận, tuyến thượng thận, tuyến giáp, bệnh tim mạch, tiểu đường…

 

Các biểu hiện của chứng tăng huyết áp

 

Muốn biết chính xác số đo huyết áp phải sử dụng máy đo huyết áp, tuy nhiên nếu thai phụ chú ý quan sát sức khoẻ của bản thân có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như: cảm giác căng thẳng, khó chịu, nhức đầu, thấy ù ù trong tai, hoa mắt, chóng mặt, nếu nhìn thấy mờ đi thì bệnh đã nặng. Khi xuất hiện triệu chứng trên thì phải nghĩ ngay đến cao huyết áp do nhiễm độc thai nghén. Bệnh này thường xảy ra sau tuần mang thai thứ 24.

 

Điều trị và phòng ngừa

 

Khi mang thai người phụ nữ cần phải khám thai thường kỳ và đo huyết áp mỗi lần khám thai. Nếu phát hiện bị tăng huyết áp trước khi mang thai (tăng huyết áp mạn tính) phải điều trị ổn định tùy theo căn nguyên gây tăng huyết áp.

 

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

Tăng huyết áp đơn thuần không có các biểu hiện của tiền sản giật cần theo dõi huyết áp thường xuyên khi khám thai.

 

Tăng huyết áp trong tiền sản giật (tăng huyết áp + protein niệu + phù) phải được điều trị nội trú tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nhiều trường hợp điều trị nội khoa không kết quả phải mổ lấy thai sớm vì quyền lợi và sức khỏe của mẹ.

 

Phòng bệnh tăng huyết áp tốt nhất là theo dõi huyết áp sớm, thường xuyên lúc mang thai, biết được tình trạng huyết áp của mình trước khi có thai. Tăng huyết áp trong thời kì mang thai là báo động một thai kỳ nguy cơ. Việc quan trọng cần làm là theo dõi sát huyết áp trước và trong khi mang thai. Nếu có tình trạng tăng huyết áp xảy ra phải được sự can thiệp tốt nhất của bác sĩ nhằm đem lại sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con.

 

trẻ nhỏ, hèn, phế quản, hen suyễn, co thắt, cơn co thắt, khó thở, khò khè, thuốc, giãn phế quản, dấu hiệu, nhận biết, cơn ho, tiếng rít, thoáng khí, không khí
Hen phế quản hay còn gọi là bệnh suyễn, là bệnh ở đường hô hấp, gây co thắt phế quản và tăng tiết...
trẻ sơ sinh, trẻ non yếu, trẻ sinh non, chăm sóc, bú mẹ, dinh dưỡng
Chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng là thử thách cam go với tất cả các bậc làm cha mẹ. Với bé sinh...
phương pháp cắt tử cung toàn phần, tình dục sau cắt tử cung, đối tượng cắt tử cung, giảm ham muốn tình dục
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung là phương pháp phẫu thuật trong đó một phần hoặc toàn bộ tử cung sẽ bị...
buồng trứng, suy buồng trứng sớm, nguyên nhân, lão hóa sớm, chức năng, sinh sản, kinh nguyệt, tự phát, chủ quan, thuốc lá, rượu bia
Suy buồng trứng sớm hay có thể gòi là buồng trứng bị lão hóa sớm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe...
sảy thai liên tiếp, xét nghiệm, sau sảy thai, cần làm , nguyên nhân sảy thai,
Sảy thai là hiện tượng thai tuột ra tự nhiên trước 20 tuần của thai nghén tính từ ngày đầu tiên...
lạc nội mạc tử cung, những điều cần biết, đau bụng dưới khi hành kinh
Dù chưa đến ngày xảy ra chu kì nhưng nhiều phụ nữ đã cảm thấy cơn đau bụng dưới dữ dội. Cơn đau...
trứng, quá trình rụng trứng, thụ thai, mang thai, yêu tối ảnh hưởng
Xác định thời điểm rụng trứng ở phụ nữ là rất quan trọng, từ đó giúp bạn xây dựng kế hoạch sinh...
phụ khoa, polyp cổ tử cung, u nhỏ, ác tính, lành tính, ra máu sau quan hệ, viêm cổ tử cung
Polyp được hình thành từ sự phát triển quá mức của các tế bào lát mặt trong tử cung (nội mạc tử...
u xơ tử cung, khó mang thai, biến chứng, ảy thai, sinh non, ngôi thai bất thường, điều trị u xơ tử cung, u xơ gây khso có thai, u xơ gây sẩy thai, mổ bóc tách nhân xơ, cắt bỏ tử cung
U xơ tử cung gây khó khăn trong việc mang thai ở nhiều người phụ nữ. Các khối u xơ tử cung gây...
thai nhi 4 tuần tuổi, mang thai, làm mẹ
Chính vì quá trình thụ thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối nên trong vòng 3 tuần đầu...
Nội dung khác
tinh dịch đồ, tinh trùng yếu, bất thường, gen, nội tiết tố, cuasotinhyeu
Tinh trùng đầu méo mó, to nhỏ, không bào lớn, cổ gập, cổ lệch. Vậy với kết quả như trên em muốn...
17:05 - Tư vấn
tỏ tình, tặng quà, vui vẻ, từ chối, theo đuổi, nhắn tin, nhàm chán
Tối đó em tưởng cơ hội đến nên đã tỏ tình và chiều hôm sau cô ấy đã từ chối. Nhưng tối đó cô ấy...
18:01 - Tư vấn
Chị em và nỗi trăn trở "đồng sàng dị mộng"
Thông thường, các cuộc hôn nhân đều được bắt nguồn từ tình yêu của hai phía, nó là cuộc sống được...
08:35 - Tin tức
hối tiếc, cố gắng hết sức, đáp trả tình cảm, chân thành, cảm nhận tình yêu, cửa sổ tình yêu
Gần 2 năm sau thì em nhận ra mình rất thích bạn gái ấy; nhưng lại khổ nỗi là em rất nhát, đôi khi...
13:02 - Tư vấn
nuôi con, cho con bú, thắc mắc làm mẹ
Đối với nhiều bà mẹ, đặc biệt là những bà mẹ có con lần đầu tiên đã gặp không ít khó khăn khi cho...
10:35 - Tin tức
Có nên tập đi nạng sau 1 tuần bó bột xương cẳng chân???
Em bị gãy hở 1/3 hai xương cẳng chân đã gắn cố định ngoài 2 tháng nay. Hiện giờ chân em đã tháo...
09:22 - Tư vấn
Lông mu, lông thẳng, va chạm, lông xoăn, tác động, cuasotinhyeu
Lông mu thẳng thì sau khi bị đụng chạm chiều vào có khiến bị xoăn không ạ?
11:05 - Tư vấn
quan hệ, thuốc tránh thai, chậm kinh, nguyên nhân, tác dụng phụ, cuasotinhyeu.
Chào bác sĩ, em có quan hệ với bạn trai và không có sử dụng biện pháp.
09:02 - Tư vấn
" Bao " bị thủng lỗ nhỏ sau cuộc " chinh chiến "...
Em và bạn gái quan hệ có dùng bao, Nhưng khi quan hệ xong , em kiểm tra bằng cách thổi hơi vào ,...
14:05 - Tư vấn