Thiếu máu khi mang thai
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh hưởng của thiếu máu đến thai nhi
Nếu được ngăn chặn sớm và được điều trị triệt để trong suốt quá trình thai kỳ thì bé yêu của bạn sẽ không hề bị ảnh hưởng gì.
Thai nhi có nhu cầu về sắt cao nhất trong 3 tháng giữa thai kỳ vì vậy đây là thời điểm bạn nên đặc biệt quan tâm tới chế độ dinh dưỡng giàu chất sắt.
Nhiều bác sĩ cho rằng chứng thiếu máu là nguyên nhân gây ra sinh non và nhẹ cân ở trẻ sơ sinh. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi cơ thể được bổ sung sắt đầy đù, thì kết quả kiểm tra chỉ số Apgar (đánh giá tình trạng trẻ sơ sinh) của trẻ sinh ra cũng sẽ tốt hơn.
Điều trị thiếu máu khi mang thai
Nếu thiếu máu mới chỉ ở dạng nhẹ thì chỉ cần cải thiện chế độ ăn là ổn. Các bác sĩ sẽ cùng với bạn xây dựng 1 thực đơn mà đảm bảo cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ các vi chất.
Nếu nồng độ sắt trong cơ thể thấp, bác sĩ sẽ kê viên sắt bổ sung.
Uống viên sắt bổ sung có thể gây ra chứng táo bón vì vậy nhất thiết phải bổ sung chất xơ trong chế độ ăn mỗi khi bạn uống loại vi chất này. Các loại rau củ tăng cường chất xơ tốt nhất là các loại rau củ làm sa lát như: dưa chuột, cà chua, củ cải đường, củ cải trắng, hành tây và cà rốt. Thêm một chút nước cốt chanh để tăng hương vị và cũng là để bổ sung thêm vitamin C, một vi chất giúp hấp thụ sắt tốt hơn.
Thiếu máu nhẹ khi mang thai thường không ảnh hưởng đến thai nhi mà chỉ ảnh hưởng chút ít đến sức khỏe người mẹ. Tuy nhiên khi mang thai thì thai phụ cũng nên xét nghiệm máu thường xuyên để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của mình. Nếu được chẩn đoán là thiếu máu thì cũng không cần phải quá lo lắng. Điều trị và theo dõi tốt, nồng độ sắt trong máu sẽ về mức bình thường. Nếu nồng độ sắt quá thấp, thay đổi lối sống cũng giúp đưa nó về lại mức bình thường. Điều chỉnh giờ giấc làm việc, ngủ nghỉ, chế độ ăn đầy đủ sẽ tạo nên sự khác biệt rõ ràng.
T