Tiêm phòng trước và trong khi mang thai.

Quá trình mang thai và sinh sản la quá trình mà cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi,sức để kháng cũng không được tốt nên dễ bị mắc các bệnh do nhiễm khuẩn, virus gây ra. Và hơn thế nữa, nếu mắc phải một số bệnh do vi khuẩn, virus không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà lại còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, gây ra dị dạng, dị tật, và những ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này, một số trường hợp bị sảy thai, chết lưu. Do đó việc tiêm phòng trước khi mang thai, để hạn chế tối thiểu các nguy cơ có thể gây ra ảnh hưởng không tốt cho thai nhi là điều mẹ nên làm.

Tại sao phải tiêm phòng trước khi mang thai?

 

Quá trình mang thai và sinh sản la quá trình mà cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi,sức để kháng cũng không được tốt nên dễ bị mắc các bệnh do nhiễm khuẩn, virus gây ra. Và hơn thế nữa, nếu mắc phải một số bệnh do vi khuẩn, virus không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà lại còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, gây ra dị dạng, dị tật, và những ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này, một số trường hợp bị sảy thai, chết lưu. Do đó việc tiêm phòng trước khi mang thai, để hạn chế tối thiểu các nguy cơ có thể gây ra ảnh hưởng không tốt cho thai nhi là điều mẹ nên làm.

tiêm phòng trước khi mang thai, tiêm phòng khi mang thai, tiêm phòng rubella, thời gian tiêm phòng\

 

Ảnh minh họa.

 

Những vắc xin nào cần tiêm phòng trước khi mang thai?

 

- Rubella: Virut rubella lây truyền qua đường hô hấp, 90% trường hợp người mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Virus này ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của em bé trong bụng,gây ra tình trạng huyết khối, đông máu rải rác, gây chết lưu, sảy thai, hoặc nếu có tồn tại được có thể ảnh hưởng đến não bộ,để lại di chứng khi trẻ chào đời, hoặc gây giảm thị lực, mù, điếc bẩm sinh không hồi phục cho trẻ.

 

- Sởi: Nếu phụ nữ mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng thai nhi rất cao. Ngoài ra, các chị em bị sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

 

- Quai bị: Quai bị là một bệnh do virut Paramyxovirus gây nên. Đây là một căn bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến mang tai, viêm màng não, vô sinh, … đặc biệt bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới phụ nữ mang thai. Cụ thể, quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nguy cơ càng cao hơn nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.

 

Hiện nay ba loại vắc xin sởi, quai bị và Rubella đã được tích hợp thành một mũi vắc-xin 3 trong 1 (MMR). MMR rất hiệu quả và an toàn, có thể giảm từ 90-95% nguy cơ nhiễm bệnh. Một số người có thể đã tiêm phòng MMR khi còn nhỏ và có khả năng miễn dịch với ba loại virus này. Tuy nhiên,cho dù đã được tiêm phòng từ trước, nếu có dự định mang thai bác sỹ vẫn khuyên nên xét nghiệm lại. Nên tiêm phòng MMR khoảng 3 tháng trước khi có thai.

 

- Thủy đậu: Phụ nữ chuẩn bị có thai được tiêm phòng thủy đậu sẽ tránh được tình trạng mẹ bị thủy đậu trong nửa đầu thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh do lây nhiễm qua nhau thai. Những dị tật bẩm sinh gồm: viêm võng mạc bồ đào, teo vỏ não, thận ứ nước, những khiếm khuyết của da và xương chân. Nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, người phụ nữ nên tiêm thêm một mũi tăng cường.

 

- Viêm gan B: Virus này có thể lây truyền thông qua máu, quan hệ tình dục và mẹ sang con. Vì vậy, Phụ nữ chưa mắc Viêm gan B được khuyên tiêm phòng trước khi mang thai để tránh trường hợp đang mang thai mà bị nhiễm virus gây hại cho mẹ và thai nhi. Vắc xin này cũng nên tiêm phòng xong 3 mũi theo đúng phác đồ trước khi mang thai.

 

Những vắc xin nào cần tiêm phòng trong quá trình mang thai?

 

- Cúm: Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam. Với một số loại virus cúm và á cúm có thể gây ra dị tật cho thai nhi, nhất là trường hợp mẹ mắc cúm trong giai đoạn 3 tháng đầu.Nên tiêm trước khi mang thai 3 tháng để phòng dị tật thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch khi mẹ nhiễm cúm trong 3 tháng đầu. Không những thế khi bị cúm virus thường mẹ sẽ bị sốt cao đến rất cao, gây ra việc thai bị chết lưu, nên tốt nhất mẹ cũng nên tiêm phòng cúm.Mẹ bầu có thể tiêm vắc xin này trước hoặc trong thai kỳ.

 

- Uốn ván: Bệnh có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh.Nếu thai phụ trước khi mang thai đã được tiêm phòng uốn ván thì chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi, còn với những trường hợp chưa tiêm mũi nào thì phải tiêm 2 mũi.

 

Thời gian tiêm phòng như thế nào?

 

Đối với những vắc xin cần chích ngừa trước khi mang thai, cần lưu ý thời gian thụ thai sau tiêm như sau:

 

- Vắc xin thủy đậu nên tránh có thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm

- MMR – vắc xin 3 trong 1 ngừa sởi, quai bị và rubella, cần tiêm phòng tối thiểu 3 tháng trước khi có thai. Nguyên nhân do vaccine MMR chiết xuất từ virus giảm độc lực nên có thể làm mẹ bầu bị ảnh hưởng gây ảnh hưởng đến thai nhi nên cần thời gian để cơ thể mẹ đào thải độc tố.

- Với vắc xin cúm và uốn ván có thể tiêm phòng khi mang thai được. Tuy nhiên, tiêm phòng uốn ván cần được thực hiện vào tuần 26 của thai kỳ

- Đối với viêm gan siêu vi B (gồm 3 mũi tiêm), hiệu quả bảo vệ tối đa là 3 tháng sau mũi tiêm cuối cùng. Nhưng nếu chị em nào có thai trong thời gian đang chích ngừa cũng không ảnh hưởng gì và có thể chích tiếp hoặc đợi sau khi sinh tiêm mũi nhắc lại.

 

Kết luận.

 

Tầm quan trọng của việc tiêm phòng trước khi mang thai nên được biết đến phổ biến hơn ở tất cả những người phụ nữ chưa mang thai, sinh con hay đang có kế hoạch sinh con, thậm chí là đã từng có con nhưng lại muốn sinh thêm cũng nên tìm hiểu về vấn đề này. Hơn thế nữa, khi đi tiêm phòng và được tư vấn về khoảng thời gian nên có thai sau tiêm cũng là điều cần hết sức chú ý, vì đôi khi những người đang mong muốn có con có thể vì sự nóng vội của bản thân mà bỏ qua những khuyến cáo này gây ảnh hưởng đến thai.

Lưu trữ trứng bằng phương pháp đông lạnh
Trứng trong cơ thể người phụ nữ được sản sinh tại hai bên buồng trứng bắt đầu từ tuổi dậy thì cho...
 kiến thức trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh 0 đến 12 tháng,chăm sóc trẻ sơ sinh, dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, kiến thức sống khỏe, bí quyết sống khỏe,
Tổ chức y tế vẫn luôn khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tuy nhiên, việc...
chuẩn bị mang thai, rụng trứng, tư thế quan hệ, đo thân nhiệt, tư thế truyền thống
Để có một đứa trẻ khỏe mạnh cần phải lên kế hoạch cẩn thận cho cơ thể người phụ nữ, sẵn sàng...
hẹp bao quy đầu, triệu chứng của hẹp bao quy đầu, dương vật cương cứng mà quy đầu không lộ được hết, các thể của hẹp bao quy đầu, hẹp bao quy đầu không hoàn toàn, hẹp bao quy đầu hoàn toàn, dính bao quy đầu, điều trị hẹp bao quy đầu, điều trị hẹp bao quy đầu bằng thuốc, phẫu thuật cắt da bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu là hiện tượng da quy đầu dương vật không kéo xuống được ngay cả khi cương cứng....
buồng trứng, suy sớm, kinh nguyệt không đều, vú không phát triển, giảm hưng phấn tình dục, xét nghiệm nội tiết
Suy buồng trứng sớm làm cho buồng trứng không hoạt động theo chu kỳ bình thường được. Nếu bạn...
Bế sản dịch sau sinh, nguy hiểm khôn lường
Sản dịch sau sinh là tình trạng có ở tất cả các sản phụ dù sinh thường hay sinh mổ. Bản chất sản...
Thuốc tránh thai đơn thuần, phụ nữ cho con bú, một loại nội tiết, cơ chế tránh thai, tác dụng tránh thai, ảnh hưởng đến tiết sữa,
Người phụ nữ cho con bú nếu muốn tránh thai bằng thuốc thì chỉ có một loại thuốc duy nhất là...
sùi mào gà, sùi mào gà ở nam giới, sùi mào gà và ung thư dương vật, dấu hiệu sùi mào gà ở nam giới, điều trị sùi mào gà ở nam giới, phòng sùi mào gà
Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Biểu hiện là những nụ sùi nhỏ...
xuất tinh, tinh dịch, màu sắc, tinh dịch mầu đen, tinh dịch như thạch, thành phần tinh dịch, bệnh lý, nam giới
Tinh dịch thường là một chất lỏng màu trắng đục hoặc màu xám. Sau khi XY xuất tinh, tinh dịch có...
 kiến thức phụ khoa,vú,bệnh phụ khoa, kiến thức sống khỏe, bí quyết sống khỏe,
Ung thư vú là một bệnh lý ác tính xuất hiện trong các tế bào ở mô của vú. Những tế bào này thường...
Nội dung khác
Vùng kín ra dịch màu nâu sau quan hệ "xuất ngoài"!
Hôm trước, em và bạn trai em có quan hệ với nhau nhưng x.u.ấ.t t.i.n.h ngoài. Sau khi quan hệ...
11:37 - Tư vấn
Tôi đã sinh mổ được 2 tháng 5 ngày rồi vậy quan hệ có được không ?
20:02 - Tư vấn
tiêm phòng dại, bệnh dại, nguy cơ bệnh dại, chó nhà cắn, theo dõi chó
một hôm khi em đang chơi đùa với chó con nhà em thì bị nó cắn một cái ở mu bàn tay trái và một...
08:02 - Tư vấn
18 tuổi cắt bao quy đầu có phải là quá muộn?
Cháu năm nay 18 tuổi , dv của cháu dài 11cm và cháu bị dài bao quy đầu . Nếu bây giờ cháu cắt bao...
16:05 - Tư vấn
bao cao su, quan hệ, tụt ra ngoài, rửa dương vật, nguy cơ, dịch âm đọa, hiv, phơi nhiễm, xét nghiệm, cuasotinhyeu
Hai tuần trước em có đi massage. Sau đó đeo bao cao su ngay từ đầu để quan hệ. Khi xuất ra ở tư...
15:02 - Tư vấn
Tinh dịch đồ có kết quả không tốt - làm cách nào để cải thiện?
Em đi khám và xét nghiệm tinh dịch đồ thì nhận được kết quả như sau: Thể tích: 2.4 Độ pH: 7.5...
16:05 - Tư vấn
cửa sổ tình yêu, mâu thuẫn, vợ chồng, kinh tế, khó khăn, thay đổi, chấp nhận, tiền nong, chiến tranh lạnh.
Hàng tháng lương em và vợ làm được bao nhiều thì chỉ giữ lại một phần nhỏ để chi...
12:05 - Tâm sự
bao quy đầu, viêm nhiễm, sưng tấy đỏ, nhiễm khuẩn, vùng kín, tổn thương, cuasotinhyeu
Em năm nay 14 tuổi. Hiện tại dv em bị sưng to ở phần đầu và da của nó có màu hơi đỏ như muỗi cắn
16:05 - Tư vấn
Trịnh Sảng rao bán nhà sau scandal chấn động Cbiz
Diễn viên Trịnh Sảng, 30 tuổi, bị giới chức Trung Quốc lên án thiếu đạo đức, nguy cơ khuynh gia...
12:18 - Tin tức