Hậu sản mòn: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Hậu sản mòn là gì?
Hậu sản mòn thường xuất hiện ở phụ nữ sau sinh (1 – 3 tháng sau sinh). Bệnh hậu sản mòn làm cho cơ thể mẹ sau sinh gầy yếu. Người xanh xao, thiếu sức sống, cân nặng khó tăng, sức đề kháng kém… Mẹ bị sút cân nhanh chóng sau sinh hoặc vài tuần sau sinh. Bên cạnh đó, mẹ thường có triệu chứng sôi bụng, không muốn ăn, xót ruột,…
Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của mẹ sau sinh mà còn khiến nguồn sữa của mẹ gặp vấn đề, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trí thông minh và sự phát triển của bé.
Nguyên nhân gây ra tình trạng hậu sản mòn
Thông thường, nguyên nhân dẫn đến tình trạng hậu sản mòn là do quá trình mang thai và sinh con, bà bầu phải chịu nhiều vất vả, khổ cực hoặc ít vận động khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, dẫn đến tình trạng không thể hấp thụ dinh dưỡng, dù có ăn nhiều cũng không thể tăng cân. Ngoài ra, tình trạng kiệt sức do sinh con cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hậu sản mòn ở phụ nữ sau sinh.
Các nguyên nhân điển hình có thể kể đến như:
- Do quá trình mang thai và sinh con người phụ nữ phải chịu nhiều vất vả, khổ cực nên khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến không hấp thu được dinh dưỡng, nên dù có ăn nhiều cũng không thể tăng cân.
- Tình trạng kiệt sức do sinh con cũng là một trong những nguyên nhân khiến một số bà mẹ bị hậu sản mòn.
- Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh không hợp lý nên dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng.
- Mẹ sau sinh phải suy nghĩ, làm việc quá sức hoặc làm những việc nặng, không hợp với tình trạng cơ thể cũng dẫn đến việc cơ thể bị suy nhược.
- Tình trạng thiếu ngủ, giấc ngủ không liên tục do phải cho con bú đêm.
- Ngoài ra, cơ thể của mẹ cũng có thể đang mắc một bệnh mãn tính nào đó mà mẹ chưa phát hiện ra cũng chưa được chữa trị.
Hậu sản mòn có nguy hiểm hay không
Tùy thuộc vào tình trạng của mẹ mà bác sĩ sẽ kết luận có nguy hiểm hay không. Đối với tình trạng hậu sản thông thường như mệt mỏi, đau lưng, khớp, cáu gắt do thay đổi tâm lý và chưa quen với việc chăm sóc con cái là những bệnh hậu sản không nguy hiểm.
Tuy nhiên những bệnh hậu sản này lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của phụ sản. Nhiều trường hợp không thể khắc phục tình trạng hậu sản mòn, thậm chí không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng bệnh lý khác, hoặc gây ra trầm cảm sau sinh, mất không chế cảm xúc của bản thân, đều là những bệnh khá nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Hậu sản mòn và cách chữa trị
Cách chữa hậu sản mòn sau sinh chủ yếu là dựa vào việc chăm sóc sau sinh như chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi.
Chế độ dinh dưỡng
Mẹ bị hậu sản mòn nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng một cách cân bằng ở các tất cả các nhóm chất: nhóm đạm, nhóm vitamin và khoáng chất, nhóm chất bột đường, nhóm chất béo. Tuy nhiên, mẹ cũng nên hạn chế tinh bột, các món nhiều đường hay dầu mỡ mà thay vào đó, nên bổ sung các loại rau xanh và trái cây vừa tốt cho sức khỏe lại đẹp da.
Ngoài ra, mẹ nên bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp (vitamin C, E, K, viên sắt tổng hợp)…Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc bổ, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách sử dụng phù hợp nhất.
Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày và chia làm nhiều lần
Chế độ nghỉ ngơi
Một yếu tố quan trọng tiếp theo trong cách điều trị hậu sản mòn cho mẹ đó là: chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt
Mẹ sau khi sinh nên nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc từ 8 – 9 tiếng mỗi ngày để cơ thể được hồi phục nhanh hơn.
Tùy vào thể trạng mỗi người mà mẹ có sự vận động phù hợp nhưng không nên nằm một chỗ quá lâu. Sau khi sức khỏe ổn định thì mẹ nên tập thể dục vì việc luyện tập này rất tốt cho quá trình chữa hậu sản mòn. Đối với mẹ sinh thường thì khoảng sau 2 tháng là có thể tập thể dục và 4 tháng đối với mẹ sinh mổ. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất tương đối, mẹ hoàn toàn có thể tập thể dục sớm hơn nếu sức khỏe cho phép.
Điều trj hậu sản mòn bằng thuốc Đông Y có hiệu quả không
Trên thực tế có nhiều trường hợp đã điều trị bằng thuốc đông y và thành công với bệnh hậu sản mòn. Vì thế, nếu có dấu hiệu bị hậu sản mòn, bạn cũng có thể điều trị bằng các loại thuốc Đông Y, kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động một cách khoa học. Tuy nhiên lưu ý rằng, khi điều trị bằng thuốc Đông Y bạn không nên tùy tiện sử dụng theo sự "mách bảo" của những người không có chuyên môn mà chỉ nghe truyền miệng, vì như thế có thể gây ra tình trạng phản tác dụng, thậm chí dẫn đến ngộ độc, mất sữa.... Tốt nhất nếu muốn sử dụng các biện pháp Đông Y bạn nên tới các nhà thuốc Đông Y uy tín hoặc tới các bệnh viện chuyên khoa về Y học cổ truyền bạn nhé.
Bài tham khảo: