Sốt hậu sản và những điều cần biết

Sốt hậu sản do nhiều nguyên nhân gây lên, có thể nguyên nhân là do các bệnh nội ngoại khoa toàn thân, các bệnh tuyến vú hay các bệnh nhiễm khuẩn hậu sản tại âm hộ, tầng sinh môn, viêm tử cung, nhiễm khuẩn huyết… để điều trị dứt diểm, trước tiên cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh, vì vậy việc sản phụ vệ sinh vùng kín, ăn uống sau sinh, tự theo dõi phát hiện các dấu hiệu bất thường và kiểm tra điều trị.

 

 

Sốt hậu sản là gì?

 

Sốt hậu sản là sốt từ trên 24h sau sinh với thân nhiệt từ 38ºC trở lên, do nhiều nguyên nhân khác nhau với mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau. Các trường hợp sốt sau đẻ không nên điều trị tại tuyến xã.

 

Nguyên nhân gây sốt hậu sản

 

Sốt do bệnh nội – ngoại khoa: nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu (viêm bàng quang, viêm bể thận cấp…), sốt rét, viêm phổi, thương hàn, viêm gan do virut…

 

Sốt sau đẻ do các nguyên nhân tại vú: cương vú, viêm vú…

 

sốt hậu sản, tuyến vú, âm hộ, tầng sinh môn, nhiễm khuẩn huyết, tử cung, sót rau, băng huyết,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Sốt sau đẻ do nhiễm khuẩn hậu sản:

 

Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục xảy ra trong thời kỳ hậu sản (6 tuần lễ sau đẻ). Tác nhân gây bệnh thường là loại liên cầu khuẩn, trực khuẩn đường ruột, tụ cầu khuẩn, các loại vi khuẩn yếm khí... Vi khuẩn có thể lây từ tay của người hộ sinh, từ các dụng cụ đỡ đẻ, vệ sinh sau đẻ không tốt…

 

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vùng rau bám, vết rách của đường sinh dục khi đẻ hoặc do tiêm chích. Nhiễm khuẩn hậu sản có thể gây viêm vùng chậu nếu không được điều trị thích đáng sẽ dẫn tới choáng nhiễm khuẩn, suy thận và có thể tử vong. Về lâu dài có bị viêm vùng chậu mãn tính, chửa ngoài tử cung hoặc vô sinh.

 

Các yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn hậu sản:  Vỡ ối sớm (non), chuyển dạ kéo dài (hơn 24 giờ), khám âm đạo nhiều lần không đảm bảo vệ sinh, đỡ đẻ không vô khuẩn, chăm sóc vết thương tầng sinh môn sau đẻ không tốt. Can thiệp vào buồng tử cung, âm đạo như đặt Forceps, giác hút, bóc rau, kiểm soát tử cung, sót rau, rách: âm đạo, cổ tử cung, tầng sinh môn, băng huyết. Mẹ bị bệnh trong khi mang thai như: Thiếu máu, suy dinh dưỡng, tiểu đường, nhiễm độc thai, nhiễm khuẩn âm đạo...

 

Các hình thái nhiễm khuẩn hậu sản

 

- Nhiễm khuẩn tấng sinh môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung 

- Viêm nội mạc tử cung 

- Viêm tử cung toàn bộ, viêm phần phụ, viêm phúc mạc tiểu khung

sốt hậu sản, tuyến vú, âm hộ, tầng sinh môn, nhiễm khuẩn huyết, tử cung, sót rau, băng huyết,

Nguồn ảnh: Internet.

 

- Viêm phúc mạc toàn bộ:

- Nhiễm khuẩn huyết 

 

Điều trị sốt hậu sản

 

Nhiễm khuẩn hậu sản phải được điều trị càng sớm càng tốt. Ngay cả khi được điều trị, nhiễm khuẩn vẫn có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, điều quan trọng phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và chủ động phòng ngừa tích cực.

 

Nhiễm khuẩn hậu sản nếu không được điều trị thích đáng có thể lan từ tử cung vào ổ bụng, gây viêm vùng chậu mạn tính, chửa ngoài tử cung, vô sinh, nhiễm khuẩn có thể đi vào máu, gây choáng và tử vong.

 

Khi sản phụ có dấu hiệu sốt sau sinh cần phải đi khám ngay tại các chuyên khoa Phụ Sản gần nhất để được tìm nguyên nhân và điều trị.

 

Phòng bệnh

 

Để tránh sốt sản hậu, sản phụ cần được điều trị khỏi căn bệnh viêm nhiễm được sinh dục trước khi sinh.

 

Bảo đảm các quy tắc vô khuẩn trong khi  thăm khám sản khoa và đỡ đẻ.

 

Cần điều trị dự phòng bằng kháng sinh đối với các trường hợp vỡ ối non ( trên 6 giờ).

 

sốt hậu sản, tuyến vú, âm hộ, tầng sinh môn, nhiễm khuẩn huyết, tử cung, sót rau, băng huyết,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Trong khoa sản, chú ý cách ly các sản phụ nhiễm khuẩn.

 

Các phòng khám đỡ đẻ phải bảo đảm vệ sinh khử khuẩn thường xuyên.

 

Dụng cụ khám thai, đỡ đẻ phải được khử khuẩn triệt để, thầy thuốc phải bảo đạm vô khuẩn trong khi thăm khám đỡ đẻ, không được tùy tiện.

 

 

Có nhiều nguyên nhân gây ra sốt hậu sản cho bà mẹ sau sinh, dù nguyên nhân gây sốt là gì thì cũng rất nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ, vì vậy cách phòng tránh ngay từ đầu là điều rất quan trọng. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ

trẻ sơ sinh, mụn sữa, mọc mụn, mịn li ti, ngứa, biến mất
Đây là một dạng mụn trứng cá phổ biến ở trẻ em: có tới 20% số bé sinh ra bị mụn sữa. Mụn sữa là...
sùi mào gà, virus hpv, tiêm phòng hpv, tác dụng phụ của vắc-xin hpv, đối tượng tiêm hpv, hpv phòng ung thư cổ tử cung, tác dụng của vắc-xin hpv
HPV (viết tắt của Human Papilloma Virus ) là một loại virus gây ra những u nhú (bệnh sùi mào gà...
vitamin E, điều trị vô sinh, hiếm muộn, sinh sản nam, sinh sản nữ
Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh, có nhiều tác dụng rất tốt, có thể kể ra một số công...
chuẩn bị sinh, sau sinh, kiến thức mang thai, bất thường trong thai kỳ, kiến thức sức khỏe, kiến thức sống khỏe, bí quyết sống khỏe, sức khỏe mẹ và bé, chăm sóc sau sinh
Sau khi sinh con, sản phụ sẽ phải điều chỉnh sự thay đổi cả về sức khỏe, tinh thần và hình dáng...
viêm gan b, bệnh viêm gan b, nguyên nhân lây bệnh viên gan b, con đường lây nhiễm viêm gan b, điều trị bệnh viêm gan b, virus gây viêm gan b, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh về gan
Viêm gan siêu vi B là một loại virus tấn công lá gan, gây ra bệnh viêm gan. Theo thống kê thì...
tình dục ở người tiểu đường, rối loạn chức năng tình dục, mất cân bằng nội tiết, huyết áp cao mãn tính, kiểm soát đường huyết, giảm ham muốn tình dục, vấn đề tình dục, trục trặc về tình dục,
Sự thực thì nhiều bác sĩ không cảm thấy thoải mái khi hỏi chi tiết bệnh nhân về chức năng tình...
kiến thức sức khỏe, kiến thức mang thai, bệnh và thuốc, quai bị khi mang thai, biến chứng nguy hiểm, nguy cơ sảy thai,
Bệnh quai bị do virus Paramyxovirus gây ra biểu hiện bằng dấu hiệu viêm tuyến nước bọt mang tai....
kiến thức sức khỏe, kiến thức sống khỏe, bí quyết sống khỏe, kiến thức nam khoa, tinh hoàn, tình dục nam, xuất tinh, lệch tinh hoàn
Nhiều người hoang mang khi vô tình phát hiện hai tinh hoàn của mình không bằng nhau một bên to...
ra máu, kinh nguyệt, âm đạo, phóng noãn, ra máu cơ năng, ra máu bất thường
Một số phụ nữ có tình trạng chảy máu giữa 2 kỳ kinh hoặc kinh nguyệt kéo dài quá lâu. Những biểu...
kinh nguyệt, hội chứng tiền kinh nguyệt, biện pháp khắc phục, nguyên nhân của hội chứng tiền kinh nguyệt, thay đổi hóa học trong não, thay đổi về kích thích tiết tố
Hội chứng tiền kinh nguyệt là hội chứng có rất nhiều loại triệu chứng, bao gồm cả thay đổi tâm...
Nội dung khác
không hạnh phúc, duy trì mối q.h, thoải mái hơn, làm mới tình cảm, cửa sổ tình yêu.
Anh nói với em rằng anh biết bây giờ anh khác, không còn được như trước, không biết do 2 đứa yêu...
09:35 - Tư vấn
thích được yêu, sợ yêu, lo cho sự nghiệp, du học, yêu xa, băn khoăn
Trong khoảng thời gian 2 tháng là lúc em còn bị kẹt ở nước ngoài do dịch Covid và chưa có thể về...
14:05 - Tâm sự
Bụng dưới bị cứng tại vết mổ đẻ sau sinh nhiều năm
Nhưng đến bây giờ thỉnh thoảng phần bụng dưới của em vẫn bị cứng tại chỗ vết mổ đẻ
16:05 - Tư vấn
Bệnh nhân COVID-19 bị mất mùi vị - Cần làm gì?
Mất mùi và mất vị là những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân COVID-19. Tuy không khiến bệnh trầm...
09:05 - Tin tức
Có nên đi hiến trứng khi đang cho con bú hay không ?
Cháu tên Nguyệt, năm nay 30 tuổi ạ. Tháng tới cháu chuẩn bị đi hiến trứng cho nguời thân trong...
19:05 - Tư vấn
cửa sổ tình yêu, ngăn cản, gia đình, 1 đời vợ, chấp nhận, nói chuyện, thuyết phục.
Bạn trai em hơn em 9 tuổi, là người đã đổ vỡ trong hôn nhân. Anh không làm 1 công việc ổn định mà...
20:02 - Tư vấn
ly hôn, tái hợp, bắt gặp tin nhắn, chồng nhắn tin với gái, ly hôn vì chồng cờ bạc
Nguyên nhân là do em nhiều lần đỗ nợ vì cờ bạc mà không chịu thay đổi,khi li hôn xong cô ấy vẫn...
17:16 - Tư vấn
Mất kinh kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Cháu cũng thường xuyên trễ nhưng chỉ nửa tháng hoặc trễ một tháng thôi, nhưng đợt này cháu trễ...
17:05 - Tư vấn
cổ tử cung, cơ quan, sinh dục, âm đạo, phụ khoa, cuasotinhyeu
Mấy hôm trước em có vệ sinh âm đạo ở bên trong thì có sờ được vật tròn mềm nằm bên trái âm đạo,...
20:02 - Tư vấn