Cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng giai đoạn, mẹ bầu nên biết!
Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
- Chế độ dinh dưỡng của người mẹ
Do suốt thai kỳ bé lớn lên trong bụng mẹ nên sự phát triển cơ thể của bé phụ thuộc rất nhiều vào dinh dưỡng có ở cơ thể mẹ.
Chính vì thế chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến bé, bé sẽ được phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn khi mẹ có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và hợp lý.
Ngược lại, khi cơ thể của mẹ không có đầy đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi thì bé cũng dễ bị phát triển chậm, thiếu chất, mắc các loại bệnh lý khác,...
- Sức khỏe của mẹ
Cân nặng của thai nhi ở những thai phụ mắc bệnh béo phì và tiểu đường thường cao hơn so với các bé có mẹ không mắc loại bệnh lý này.
Điều ấy khiến cho trẻ sinh ra dễ bị béo phì từ nhỏ, thể chất không được tốt như các bé bình thường. Mặt khác, những thai nhi có mẹ bầu bị nghén nặng, huyết áp cao, thường xuyên chịu áp lực,... có thể bị thiếu cân hoặc mắc một số bệnh lý nào đó.
- Thời điểm người mẹ sinh nở
Những trẻ được sinh đủ ngày đủ tháng thường khỏe mạnh và có cân nặng đạt chuẩn hơn so với các bé sinh non.
- Giới tính của thai nhi
Cân nặng theo tuần tuổi của bé trai và bé gái thường có sự chênh lệch đáng kể. Các bé trai thường nặng cân hơn so với bé gái.
- Thể chất của người bố và người mẹ
Yếu tố di truyền ảnh hưởng khá lớn đến chiều cao và cân nặng của thai nhi. Những trẻ ra đời có chiều cao và cân nặng đạt chuẩn thường là do cha mẹ có vóc dáng và cân nặng đầy đủ.
Ngược lại, trẻ ra đời nhẹ cân, thấp bé, thường do cha mẹ thấp và nhẹ cân. Tuy nhiên điều này chỉ có tính chất tương đối chứ không phải lúc nào cũng đúng.
Ngoài những yếu tố chính trên đây thì độ tuổi mang thai của người mẹ, số lượng bào thai, thứ tự sinh con,... cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ở từng tuần tuổi.
Bảng theo dõi cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng giai đoạn
Bảng cân nặng của thai nhi theo tiêu chuẩn quốc tế 2020 sẽ giúp nhiều người có thể theo dõi được sự phát triển của con mỗi ngày dù đang ở trong bụng mẹ. Một số quy ước để tạo tính thống nhất khi xác định các chỉ số phát triển của thai nhi theo tiêu chuẩn của WHO bao gồm:
Đối với cân nặng
Từ tuần đầu tiên đến tuần thứ 7, hình ảnh siêu âm của thai nhi chỉ là một điểm nhỏ trên màn hình, vì vậy mà cân nặng của thai chỉ được tính từ tuần thứ 8. Sau thời điểm này, phôi thai đã được hình thành một cách toàn diện và liên tục có sự tăng trưởng về chiều dài, cân nặng.
Đối với chiều dài
Tùy vào từng giai đoạn qua các giai đoạn khác nhau mà người ta đo chiều dài của thai nhi, cụ thể như sau:
- Khi thai ở trong giai đoạn trước 20 tuần tuổi, phôi thai sẽ cuộn tròn trong bụng mẹ nên việc xác định chiều dài theo quy ước là tính từ đầu cho đến mông.
- Ở giai đoạn từ tuần thứ 20 cho đến 29 tuần tuổi, thai nhi sẽ có sự thay đổi về hướng nằm và liên tục phát triển tăng dần đều cả chiều dài lẫn cân nặng, vì vậy việc đo chiều dài của thai sẽ tính từ đầu đến gót chân.
- Khi thai đã bước sang tuần thứ 30, thai tăng tốc tối đa về kích thước để chuẩn bị ra ngoài.
Dựa vào bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi dưới đây, các mẹ sẽ có thể biết được thai nhỏ hay lớn hơn theo tiêu chuẩn của các chuyên gia.
Những điều mẹ cần lưu ý để thai phát triển đúng chuẩn
- Mẹ bầu không ăn quá nhiều nhưng phải đủ chất dinh dưỡng.
- Kiểm soát cân nặng, không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít.
Trong cả thai kì, bà bầu nên tăng trọng lượng cơ thể chỉ từ 10 - 12kg.
Nếu mang đa thai, bạn có thể tăng khoảng 16 – 20 kg.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng chỉ nên tăng tối đa không quá 1.5 – 2kg.
Nếu bác sĩ cảnh báo mẹ thiếu cân, cần phải tăng thêm khoảng hơn 2kg nữa.
Nếu bạn thừa cân, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không quá 1 kg.
Giai đoạn thai kỳ từ tuần thứ 14 – 28, mỗi tuần bạn có thể tăng khoảng 0.5kg, nhưng nếu thừa cân bạn chỉ nên giới hạn cân nặng tăng khoảng 0.2 – 0.3 kg/tuần mà thôi.
- Cần có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý. Không nên quá căng thẳng, stress bởi điều này cũng ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi.
- Thăm khám thai định kì để nắm rõ sự phát triển và cân nặng thai nhi theo tuần tuổi, nếu có sự sai khác lớn so với bảng cân nặng thai nhi, cần có sự thay đổi theo tư vấn của bác sĩ để khắc phục tình trạng này.
Bài tham khảo