Nhận biết các dấu hiệu nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén là một chứng bệnh chỉ phát sinh trong thời kỳ thai nghén. Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu, thai phụ có biểu hiện nghén nặng, ở thời kỳ cuối thai nghén (3 tháng cuối) thai phụ có triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein niệu...Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị có thể dẫn tới tiền sản giật, sản giật. Ở sản phụ có nhiễm độc thai nghén, trẻ sơ sinh thường bị ngạt khi đẻ.

 

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén

 

Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu

 

Bắt đầu từ khi thai khoảng 1 tháng, thường kéo dài 3 tháng, sau đó sẽ giảm dần và mất hẳn.

 

- Nhiễm độc thai nghén nhẹ: Mệt mỏi, gầy, xanh, buồn nôn và nôn, sợ cơm, thích ăn vặt, đồ chua ngọt…

 

- Nhiễm độc thai nghén nặng: Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén nhẹ xuất hiện sớm, nôn nhiều và không ăn uống được, mất nước, gầy sút nhiều.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ

 

Phù: Phù 2 chân, thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai nghén.

 

- Phát hiện bằng cách ấn ngón tay vào mắt cá chân có dấu hiệu lõm của ngón tay.

 

- Khi bị phù nặng, có thể phù cả ở mặt và hai tay.

 

- Những thai phụ bị phù do thai nghén chèn ép thì chỉ cần nằm nghỉ ngơi, gác cao chân lên sẽ hết phù. Còn ở những bà mẹ bị nhiễm độc thai nghén thì phù ở chân không giảm sau nghỉ ngơi.

 

- Cân nặng tăng nhanh (500g/tuần) do hiện tượng giữ nước trong cơ thể.

 

Protein niệu: Kết quả xét nghiệm nước tiểu cho protein niệu lớn hơn 0,3g/l là không bình thường, cần theo dõi nhiễm độc thai nghén.

 

Tăng huyết áp: Thai phụ có nhiễm độc thai nghén, ở thời kỳ cuối của thai nghén huyết áp tối đa tăng lên khoảng 30mmHg và huyết áp tối thiểu tăng khoảng 15mmHg so với trước khi có thai, hoặc có huyết áp trên 140/90mmHg thì cần được theo dõi và điều trị nhiễm độc thai nghén.

 

Điều trị

 

Mục đích của điều trị là giúp thai phụ ngăn cản sự tiến triển của bệnh, tránh các biến chứng và xem xét đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi trong tử cung, hạn chế thai nhi phát triển kém, giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong chu sản.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Điều trị nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu

 

- Đối với trường hợp nhiễm độc thai  nghén nhẹ: Nghỉ ngơi, ăn nhẹ và chia nhỏ bữa trong ngày. Có thể dùng thuốc an thần để chống nôn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 

- Đối với nhiễm độc thai nghén nặng 3 tháng đầu: Bù dịch, nâng cao thể trạng, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 

Điều trị nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối

 

- Chế độ ăn hạn chế muối đề phòng tiền sản giật và sản giật.

 

- Lượng nước uống hàng ngày rút xuống so với bình thường không quá 1lít.

 

- Chế độ ngỉ ngơi: Nằm nghiêng về bên trái để tránh tử cung đè vào cuống thận.

 

- Dùng thuốc lợi tiểu và hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 

- Theo dõi Protein niệu.

 

Phòng bệnh

 

- Cần theo dõi, quản lý thai nghén tốt.

 

- Khi có thai cần chú ý ăn đủ chất dinh dưỡng một cách hợp lý (đường, đạm, vitamin, các chất vi lượng, uống bổ sung viên sắt, axid folic...).

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

- Chú ý đi khám thai định kỳ, nếu thấy phù cần đi khám thai ngay dù chưa đến hẹn để kiểm tra huyết áp cũng như xét nghiệm nước tiểu. Nếu đã có dấu hiệu nhiễm độc trong 3 tháng cuối cần theo dõi và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 

- Nếu tại trạm y tế phát hiện sản phụ có phù, tăng huyết áp, protein niệu phải kịp thời chuyển bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa sản để điều trị và sinh đẻ an toàn.

 

 

Nhiễm độc thai nghén là một bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ vì gây nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi. Khi phát hiện hiện tượng phù chân, nếu chưa đến thời gian tái khám, thai phụ cũng nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra chính xác tình trạng sức khỏe.

Những xét nghiệm thường được chỉ định khi đi khám vô sinh- hiếm muộn cho nam giới
Vô sinh là vấn đề mà hiện nay rất nhiều cặp vợ chồng phải đối mặt và điều đáng lo ngại, là tình...
Nối ống dẫn trứng: Phương pháp để có con sau triệt sản nữ
Nhiều người cho rằng khi đã triệt sản thì người phụ nữ sẽ vĩnh viễn mất đi khả năng làm mẹ. Ngày...
ung thư tiền liệt tuyến, bệnh nam giới, ung thư, tiền liệt tuyến, điều trị, nguyên nhân, phòng tránh
Ung thư tiền liệt tuyến (K TLT) là ung thư thường gặp nhất ở nam giới trên 65 tuổi tại các nước...
rong kinh, mất máu, đau bụng kinh, ngày kinh kéo dài, viêm nhiễm, băng vệ sinh
Theo các chuyên gia y tế, rong kinh là một bệnh phụ khoa ngày càng phổ biến. Tình trạng này có...
trẻ tháng thứ 9, phát triển vận động, phát triển ngôn ngữ, khả năng thích ứng của trẻ, hành vi giao tiếp, vận động thô, vận động tinh
Đến tháng thứ 9, con trở nên hiếu động “không chịu nổi”, hết leo trèo lại đến lê la khắp các xó...
tự kỉ, chức năng xã hội, giao tiếp, hành vi, ngôn ngữ, tương tác xã hội
Tự kỷ là khuyết tật phức tạp về phát triển, ảnh hưởng đến nhiều khả năng như trí hiểu, sử dụng...
Bé cần phải rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, và sau khi đi chơi nơi công cộng. Nếu bé...
trẻ nhỏ, quai bị, viêm tuyến nước bọt mang tai, chăm sóc trẻ, khó nuốt, súng, đau, ma, sốt, biếng ăn
Bệnh quai bị thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân, hè. Đây là một bệnh nhẹ nhưng có thể gây những...
Xét nghiệm sàng lọc, Triple test, dị tật bẩm sinh, sàng lọc trước sinh
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh là xét nghiệm nhằm phát hiện các thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm...
trẻ sơ sinh, u máu, lành tính, ác tính, ảnh hưởng, thẩm mỹ, cha mẹ, lo lắng, hoại tử, thị lực, xạ trị, thiểu dưỡng
U máu là bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy không phải là một bệnh ác tính nhưng lại gây mất thẩm mỹ...
Nội dung khác
chân giò rút xương, món ngon từ thịt heo, cua so tinh yeu
Biết cách làm món chân giò rút xương đơn giản, chị em có thể chuẩn bị bữa cơm trưa vô cùng ngon...
15:02 - Tin tức
Những hành động "dại dột" khi biết mình mang thai
Vì không muốn có thêm em bé, nên lúc phát hiện có thai em đã uống 12 viên thuốc tránh thai một...
08:00 - Tư vấn
quan hệ tình dục, cưa tay, nhiễm trùng, nội tiết tố, cuasotinhyeu.
chồng em bị kính cắt đứt 2 tay phải mổ và khâu 1 bên 3 mũi bên 9 mũi, nay được 17 ngày lỡ quan hệ...
07:05 - Tư vấn
lo lắng sức khỏe, chấn thương sọ não, sức khỏe tâm thần, thần kinh, cải thiện bản thân, cửa sổ tình yêu
Bây giờ em cũng có thể nhớ 1 chút, nhưng cách sống và suy nghĩ của em nó thay đổi, em cảm thấy em...
15:05 - Tư vấn
đau tức, cửa mình, mang thai, tuần 18, siêu âm thai, khám thai
Hiện em đang mang thai được 18 tuần. Mấy ngày hôm nay em cảm thấy đau nhức cửa mình.
16:05 - Tư vấn
Dấu hiệu vòng tránh thai bị lệch, chị em cần lưu ý để xử lý kịp thời
Nhắc đến biện pháp tránh thai hiệu quả không thể bỏ qua phương pháp đặt vòng tránh thai. Với...
10:35 - Tin tức
LGBT, ngày 8/3, đồng tính , cua so tinh yeu
Nếu đang đau đầu vì không biết nên tặng quà gì cho người ấy, hãy tham khảo những gợi ý này.
10:02 - Tin tức
lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, mang thai, sinh sản, cuasotinhyeu.
Chào bác sĩ, em lập gia đình 3 năm và kế hoạch chưa sinh con.
16:02 - Tư vấn
Mộng tinh xuất hiện 4-5 lần/tháng khi đã ở độ tuổi 28!
Em năm nay 28 tuổi và chưa có gia đình. Em có một thắc mắc muốn được bác sĩ tháo gỡ đó là: Em bị...
16:14 - Tư vấn