Nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén là một chứng bệnh chỉ phát sinh trong thời kỳ thai nghén. Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu, thai phụ có biểu hiện nghén nặng, ở thời kỳ cuối thai nghén (3 tháng cuối) thai phụ có triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein niệu... Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị có thể dẫn tới tiền sản giật, sản giật. Ở sản phụ có nhiễm độc thai nghén, trẻ sơ sinh thường bị ngạt khi đẻ.
 

Nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng đầu

 

Nhiễm độc thai nghén nhẹ: Sau khi có thai, nhiều chị em thấy xuất hiện các triệu chứng mà dân gian thường gọi là “ốm nghén”. Ốm nghén thường biểu hiện bằng tình trạng mệt mỏi, gầy, xanh, lợm giọng, buồn nôn, ứa ra nước dãi hoặc nôn ọe thực sự. Người có thai thường sợ cơm và thức ăn mà trước đây họ rất ưa thích nhưng lại rất thích ăn vặt. Thích các thức ăn chua và ngọt. Hiện tượng nhiễm độc thai nghén nhẹ ở 3 tháng đầu thai kỳ bắt đầu từ khi có thai khoảng gần 1 tháng và thường kéo dài đến 3 tháng. Sau đó, các triệu chứng ốm nghén giảm dần rồi mất hẳn, thai phụ trở lại tình trạng bình thường. Tình trạng thai nghén có khả năng làm cho người phụ nữ hơi gầy sút đi nhưng không bị gầy yếu nặng.

 

Nhiễm độc thai nghén nặng ở 3 tháng đầu kỳ thai diễn biến khác hẳn. Lúc đầu, thai phụ cũng có triệu chứng của nhiễm độc nhẹ nhưng thường xảy ra sớm hơn. Tình trạng nhiễm độc mỗi ngày một nặng hơn, đặc biệt là nôn mửa. Thai phụ nôn nhiều, ăn thứ gì vào là nôn hết ra thức ấy, thậm chí nôn hết thức ăn rồi vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi hoặc nôn khan. Do nôn nhiều và không ăn uống được gì nên cơ thể thai phụ bị mất nước, gầy sút trông thấy.

 

Đối với tình trạng nhiễm độc thai nghén nhẹ, thai phụ chỉ cần nghỉ ngơi, nên ăn nhẹ và chia ra làm nhiều bữa trong ngày. Có thể sử dụng một ít thuốc an thần để chống nôn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 

Nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ, bao gồm các triệu chứng sau:

 

Phù: Phù 2 chân, thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai nghén. Phát hiện bằng cách ấn ngón tay vào mắt cá chân có dấu hiệu lõm của ngón tay. Ở những người bị phù nặng, có thể phù cả ở mặt và hai tay. Những thai phụ bị phù do thai nghén chèn ép thì chỉ cần nằm nghỉ ngơi, gác cao chân lên sẽ hết phù. Còn ở những bà mẹ bị nhiễm độc thai nghén thì phù ở chân không giảm sau nghỉ ngơi. Cân nặng tăng nhanh tới 500 gam mỗi tuần là do hiện tượng giữ nước trong cơ thể.

 

Protein niệu: Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho protein niệu lớn hơn 0,3g/l là không bình thường, cần theo dõi nhiễm độc thai nghén.

 

Tăng huyết áp: Thai phụ có nhiễm độc thai nghén, ở thời kỳ cuối của thai nghén huyết áp tối đa tăng lên khoảng 30mmHg và huyết áp tối thiểu tăng khoảng 15mmHg so với trước khi có thai, hoặc có huyết áp trên 140/90mmHg thì cần được theo dõi và điều trị nhiễm độc thai nghén.

 

Biến chứng của nhiễm độc thai nghén

 

Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến tiền sản giật và giản giật.

 

Tiền sản giật: Sản phụ choáng váng, có hiện tượng mắt mờ, có khi buồn nôn, nước tiểu có protein tăng đến 0,5g/l, phù không giảm mà nặng hơn và nước tiểu ít hơn, nhưng chưa có cơn giật.

 

Nếu huyết áp trên 160/100mmHg mà điều trị không giảm phải lấy thai ra ngay nếu không có thể dẫn đến cơn sản giật.

Sản giật: Thường xảy ra ở thời kỳ cuối của thai nghén, trong khi chuyển dạ và sau đẻ. Sản phụ lên cơn giật và hôn mê có kèm theo phù, tăng huyết áp, protein niệu. Thường xảy ra ở thai phụ mang thai con so nhiều hơn con rạ và thường xảy ra từ tuần thứ 30 trở đi.

 

Khi bị sản giật, toàn thân co cứng, mắt đảo, đầu ưỡn ra sau, mắt đảo lên trời, rồi ngừng thở, sau đó chuyển rất nhanh sang giật run, co giật ở mặt, giật mạnh ở tay chân. Có thể cắn phải lưỡi và sùi bọt mép, mặt xanh tái rồi chuyển sang thành xám xịt, sau đó co giật giảm dần, sản phụ bị hôn mê rồi thở rống lên. Mạch nhanh, cơn co tăng lên khi giật. Hiện tượng này nếu không được xử lý thì dẫn đến suy tim, phù phổi, chảy máu não thậm chí tử vong.

 

Đối với sản giật trước đẻ, những cơn giật có thể dẫn đến đẻ non, thai nhi thường chết. Nếu được điều trị tốt, sản phụ có thể chuyển dạ đẻ thường và thai nhi sống.

 

Đối với sản giật trong khi chuyển dạ, cơn giật sẽ làm cơn co tử cung mạnh. Vì vậy nếu cổ tử cung của sản phụ mở chậm phải xử trí bằng mổ lấy thai ngay.

 

Sản giật sau đẻ thường nhẹ hơn, cơn giật thường xảy ra vài giờ sau đẻ. Vì vậy đối với sản phụ sinh tại trạm y tế có cơn giật cần phải theo dõi từng cơn giật, đo huyết áp, thử nước tiểu thường xuyên và cần phải cấp cứu nhanh chóng, đồng thời phải chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa sản để điều trị.

 

Để phòng sản giật

 

Cần theo dõi, quản lý thai nghén tốt. Khi có thai cần chú ý đủ chất dinh dưỡng một cách hợp lý (đường, đạm, vitamin, các chất vi lượng, uống bổ sung viên sắt, axit folic...). Chú ý đi khám thai định kỳ, nếu thấy phù cần đi khám thai ngay dù chưa đến hẹn để được kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu. Nếu tại trạm y tế phát hiện sản phụ có phù, tăng huyết áp, protein niệu phải kịp thời chuyển bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa sản để điều trị và sinh đẻ cho an toàn.

 

Cách xử trí

 

Dùng một cái nẹp dài hoặc một que to bản như cái đè lưỡi cuốn băng ở bên ngoài để ngáng miệng, đề phòng sản phụ trong cơn sản giật cắn vào lưỡi. Nếu là mùa đông, cần giữ ấm cho sản phụ. Tiêm ngay một trong các thuốc an thần như morphin 0,01mg x 1 ống, hoặc thuốc như barbituric, seduxen rồi nhanh chóng chuyển sản phụ lên bệnh viện có chuyên khoa sản.

 

Cần lưu ý, những sản phụ có lên cơn giật thì phải đề phòng chảy máu nhiều sau đẻ. Nhiễm độc thai nghén không được điều trị, theo dõi có thể dẫn đến tiền sản giật và sản giật. Những thai phụ ở tháng thứ 7 hoặc tuần thứ 30 mà huyết áp tối đa tăng thêm 30mmHg và huyết áp tối thiểu tăng thêm 15mmHg so với trước khi có thai và những thai phụ có huyết áp trên 140/90mmHg thì phải được theo dõi và điều trị ngay để phòng tránh tai biến sản giật.

 

viêm gan b, vắc- xin phòng viêm gan b, tính an toàn của vắc- xin, thời gian tiêm phòng, số mũi tiêm phòng, tỉ lệ phòng bệnh, lây nhiễm viêm gan b từ mẹ sang con
Tiêm phòng viêm gan B là một biên pháp hữu hiệu giúp phòng chống căn bệnh nguy hiểm này. Tiêm...
mang thai, cao huyết áp, huyết áp tăng, sản giật, tiền sản giật, dự phòng, cơn co giật, gây nguy hiểm, thai phụ, đa thai, con dạ
Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai và cũng là nguyên nhân chính gây ra...
 kiến thức mang thai, chuẩn bị mang thai, thai kỳ, lưu ý trong thai kỳ, thể chất trong thai kỳ, kiến thức sức khỏe, kiến thức sống khỏe
Với suy nghĩ mẹ càng tăng cân thì con càng lớn và khỏe mạnh, nhiều thai phụ đã cố gắng ăn uống,...
nhóm máu rh, xét nghiệm máu khi mang thai, nhóm máu rh dương, nhóm máu rh âm
Việc xếp nhóm máu trong hệ ABO quan trọng cho mục đích truyền máu, không liên quan đến tình trạng...
 kiến thức sức khỏe, kiến thức sống khỏe, kiến thức phụ khoa, bệnh phụ khoa, buồng trứng, vô sinh nữ, bộ phận sinh dục nữ, ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng xuất phát từ các khối u ác tính, các tế bào trong loại khối u này là những tế...
rong kinh, nguyên nhân gây rong kinh, biểu hiện của rong kinh, tác hại của rong kinh, điều trị rong kinh, phòng bệnh rong kinh
Rong kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/...
mang thai, sat, axit folic, dị tật ống thần kinh, xảy thai, sinh non
Sắt và acid folic khá quan trọng đối với phụ nữ mang thai, sắt giúp thai phụ phòng chống thiếu...
nam giới, nam khoa, viagra, thuốc tăng lực, yếu sinh lý, duy trì quan hệ
Được sử dụng từ tháng 3/1998, sildenafil citrate (Viagra) đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của...
Chu kỳ kinh nguyệt dài có khiến cho phụ nữ khó có con hay không?
Kinh nguyệt là một vấn đề ảnh hưởng lớn đến khả năng có con của phụ nữ. Vì thế, với phụ nữ có chu...
buồng trứng, ung thư, u nang nước, u nang nhầy, ung thư di căn, niêm mạc tử cung, mạc nối, đau bụng dưới, nguyên phát, thứ phát
Gần 25% các khối u buồng trứng là u ác tính, xấp xỉ 80% các u đó là ung thư nguyên phát buồng...
Nội dung khác
 Đồng tính, LGBT, cộng đồng LGBT, giới tính, xu hướng tính dục, đồng tính nam, cua so tinh yeu
Lần đầu tiên, một phim hài tình cảm dành riêng cho người đồng tính nam được chiếu vào dịp...
10:35 - Tin tức
lao màng phổi, mang thai, sử dụng, thuốc điều trị, cuasotinhyeu
Ngày 23/6 em có thử thai bằng que thử thì thấy lên 2 vạch em lập tức dừng thuốc điều trị lao.
07:02 - Tư vấn
Tại sao vẫn bị ra máu ồ ạt sau khi đã đốt viêm lộ tuyến 13 ngày ?
Em 24 tuổi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung diện rộng gần như toàn bộ và đã đốt điện ở bệnh viện phụ...
10:05 - Tư vấn
cơ hội, hạnh phúc, con tim, lý trí, rung động, cưỡng cầu, cố gắng, cửa sổ tình yêu
Em đã thử rất nhiều lần cố gắng gần anh ấy để tìm lại cảm xúc yêu dù chỉ 1 chút nhưng mọi thứ...
16:36 - Tư vấn
Có thể giữ thai khi thai bị bóc tách không ???
Em đã được người nhà đưa đi xuống bệnh viện đa khoa của tỉnh khám, cho kết quả em bị động thai,...
17:01 - Tư vấn
Níu kéo tình yêu, tình yêu tan vỡ, vội vàng trong tình yêu, chia tay bạn trai, níu kéo tình cảm, ân hận sau chia tay, cua so tinh yeu
Em nghĩ thấy mình sai quá, 4 ngày sau chia tay nhắn lại muốn xin lỗi vì đã không tin anh ấy và...
15:05 - Tư vấn
sinh sản nam, tinh dịch đồ, nam khoa, tỷ lệ, tiêu chuẩn, so sánh
em năm nay 24 tuổi, em mới đi làm xét nghiệm tinh dịch đồ với kết quả như sau
10:05 - Tư vấn
No đứ đừ, với bánh mỳ chảo 'cột điện', cửa sổ tình yêu.
Bánh mỳ chảo là lựa chọn không tồi để nạp năng lượng sau buổi học căng thẳng.
20:02 - Tin tức
Tắm onsen ở “suối nước nóng vàng” Tokyo theo phong cách thời Edo
Onsen Odaiba Oedo là khu phức hợp giải trí tái hiện quang cảnh đường phố Nhật Bản thời Edo. Tại...
14:35 - Tin tức