Ra máu âm đạo quý 3 thai kỳ
Nguyên nhân ra máu
Do chuyển dạ sớm: Nếu ra máu nhẹ đi kèm với những cơn co tử cung, đau lưng hoặc cảm thấy sức ép ở vùng xương chậu thì có thể bạn đang phải đối mặt với nguy cơ chuyển dạ sớm.
Do trục trặc ở cổ tử cung: Cổ tử cung viêm nhiễm cũng là yếu tố khiến âm đạo ra máu. Một số trường hợp, ra máu nhẹ là dấu hiệu dự báo cổ tử cung mở sớm (có thể dẫn tới chuyển dạ sớm).
Do nhau thai có vấn đề
Ảnh minh họa: Nguồn internet
- Ra máu kèm theo dấu hiệu đau vùng bụng có thể cảnh báo nguy cơ nhau thai bao phủ một phần hoặc hoàn toàn cổ tử cung. Tình trạng ra máu có thể tạm ngưng một thời gian nhưng nó có khả năng quay trở lại sau một vài ngày (hoặc một vài tuần).
- Nhau thai bị đứt: Một số ít trường hợp, nhau thai bị đứt khỏi thành trong của tử cung trước khi có dấu hiệu chuyển dạ. Điều này làm xuất hiện tình trạng ra máu nhỏ giọt trong quý III. Ra máu thường đi kèm với dấu hiệu đau bụng.
Do thủng dạ con: Một số hiếm trường hợp, dạ con bị rách do ảnh hưởng từ vết sẹo của lần sinh mổ trước. Nếu vết rách ở dạ con có nguy cơ trầm trọng (trước hoặc trong quá trình chuyển dạ), bác sĩ có thể quyết định cách mổ đẻ khẩn cấp.
Do một số nguyên nhân khác: Tổn thương ở cổ tử cung, polyp cổ tử cung, ung thư cổ tử cung trong những giai đoạn cuối thai kỳ có thể gây hiện tượng chảy máu âm đạo.
Theo dõi các dấu hiệu và hướng xử trí
Ra máuquý III thường cảnh báo nguy cơ bất ổn về sức khỏe. Thai phụ cần phải theo dõi các dấu hiệu chuyển biến trên cơ thể như:
- Thai phụ nên theo dõi số lượng máu qua băng vệ sinh để có thể biết được mình ra bao nhiêu máu và biết được loại máu gì (hồng, nâu, đỏ, máu tươi hay máu cục).
Ảnh minh họa: Nguồn internet
- Đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc (nhau thai bị đứt, nhiễm trùng đường tiểu, nhau tiền đạo, nhau bong non, chuyển dạ sớm…).
- Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt: Nên nằm nghỉ hoàn toàn, ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu, món cháo cá chép là thực phẩm rất tốt cho người bị động thai. Đặc biệt, người phụ nữ không nên quan hệ vợ chồng vào lúc này.
- Chế độ vệ sinh: Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày, tránh tình trạng viêm nhiễm.
Cần đến ngay cơ sở y tê nếu có các triệu chứng: Đau quặn ở bụng dưới, chảy máu nhiều dù đau hay không, âm đạo chảy máu kèm theo dải máu đông, choáng hoặc ngất, sốt cao trên 38 độ C hoặc ớn lạnh, chuột rút và xuất hiện những cơn co tử cung.
Khi đi khám thai phụ nên trình vày kỹ càng về tần suất, thời điểm ra máu với bác sĩ. Điều này giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng ra máu có bất thường không . Bên cạnh đó bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân ra máu âm đạo bằng siêu âm cùng với việc kiểm tra âm đạo. Vì nguyên nhân gây ra máu trong quý III khác nhau, nên bác sĩ có thể áp dụng cách điều trị bằng nghỉ ngơi, dùng thuốc hoặc chỉ định mổ đẻ khi cẩn thiết.
Phòng bệnh
Ảnh minh họa: Nguồn internet
- Phụ nữ nên tới các cơ sở y tế để khám phụ khoa trước và trong khi mang thai nhằm phát hiện những bệnh lý về phụ khoa để điều trị cũng như theo dõi tình trạng bệnh.
- Khi có thai thì nên thám thai và siêu âm thai định kỳ để phát hiện và giải quyết sớm những vấn đề bất thường của thai kỳ.
- Thời gian mang thai thai phụ cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để nâng cam sức khỏe cũng là một trong những biện pháp phòng tránh nguy cơ ra máu thai kì và mắc các bệnh khác nhau trong thời gian thai kì
Ra máu quý III của thai kỳ là một dấu hiệu nguy hiểm không thể bỏ qua. Khi gặp hiện tượng này thai phụ cần bình tĩnh và nhờ sự hỗ trợ của người thân đến cơ sở y tế để điều trị sớm. Để dự phòng chứng băng huyết cuối thai kỳ, khi bắt đầu có biểu hiện ra máu, dù bất cứ nguyên nhân nào, thai phụ cũng phải lập tức đến bệnh viện tuyến trên (bằng các phương tiện di chuyển nhẹ nhàng) để được cầm máu và áp dụng các biện pháp điều trị. Nên nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh các chấn động.