Tiền sản giật và sản giật là gì?

Tiền sản giật và sản giật là một trong những bệnh lý nguy hiểm có khả năng gây tử vong cho mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy khi mang thai, các bà mẹ cần có những hiểu biết nhất định về căn bệnh này.

 

Tiền sản giật là gì?

 

Tiền sản giật là hội chứng xuất hiện do các cơ quan bị giảm tưới máu vì mạch máu co thắt và nội mạch phù dày. Tiền sản giật xuất hiện với 3 triệu chứng: Cao huyết áp (sau tuần 20 của thai kỳ), nước tiểu có Albumin, cơ thể bị phù. Trường hợp nặng, bên cạnh 3 triệu chứng trên còn xuất hiện thêm một trong các triệu chứng như: Huyết áp cao vượt ngưỡng 160/110mmHg, lượng nước tiểu trong 24 giờ ít hơn 400ml, có hơn 5 gam Albumin trong nước tiểu trong 24 giờ, thai phụ nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau thượng vị, cảm giác ngộp thở, nặng ngực.

 

tiền sản giật, sản giật, cao huyết áp, nước tiểu có Albumin, phù, co giật, tử vong, chế độ ăn nhạt

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Sản giật là gì?

 

Là biến chứng cấp tính của tiền sản giật mà biểu hiện lâm sàng bằng những cơn co giật liên tục rồi kết thúc bằng hôn mê. Nếu không điều trị kịp thời sản phụ có thể co giật liên tiếp cho đến khi chết. Sản giật có thể xảy ra trước, trong và sau đẻ.

 

Những yếu tố nào là nguyên nhân gây tiền sản giật- sản giật?

 

Nguyên nhân nào gâỵ nên tiền sản giật vẫn chưa được biết chính xác. Tuy nhiên, người ta ghi nhận một số yếu tố có thể góp phần trong sự xuất hiện của tiền sản giật.

 

- Thời tiết lạnh và ẩm ướt.

 

- Con so dưới 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi.

 

- Đa thai.

 

- Dinh dưỡng kém.

 

- Làm việc nặng nhọc, căng thẳng.

 

- Có bệnh lý nội khoa: tiểu đường, cao huyết áp, thận, nhược giáp trước đó.

 

- Có tiền căn thai kém phát triển, thai lưu.

 

tiền sản giật, sản giật, cao huyết áp, nước tiểu có Albumin, phù, co giật, tử vong, chế độ ăn nhạt

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Hậu quả tiền sản giật và sản giật đối với mẹ và thai nhi

 

- Đối với thai nhi: có thể suy dinh dưỡng rồi suy thai, non tháng vì chuyển dạ tự nhiên hoặc buộc phải sinh sớm vì bệnh của mẹ.

 

- Đối với mẹ: sau sinh, tiền sản giật và sản giật tự nhiên trở về bình thường. Nếu sản phụ không được điều trị kịp thời có thể diễn tiến đến co giật, hôn mê, phù phối cấp, suy tim cấp, hoặc xuất huyết não gây tử vong.

 

Cách xử trí khi thai phụ bị tiền sản giật

 

- Một khi đã được xác định là có các dấu hiệu tiền sản giật thì thai phụ nên nhập viện, điều trị theo sự hướng dẫn, chăm sóc của bác sĩ và nữ hộ sinh, tránh để chuyển sang dấu hiệu tiền sản giật nặng.

 

- Trường hợp tiền sản giật nhẹ có thể điều trị tại nhà, ăn nhạt, nghỉ ngơi với tư thế nằm nghiêng để giúp máu qua thai nhi dễ dàng hơn. Khám thai hai lần/tuần để kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi.

 

- Nếu bị tiền sản giật nặng, phải chấm dứt ngay bệnh bằng việc sinh thai nhi ra, ngay cả khi thai nhi còn non tháng để tránh nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cho mẹ.

 

tiền sản giật, sản giật, cao huyết áp, nước tiểu có Albumin, phù, co giật, tử vong, chế độ ăn nhạt

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

 

Làm thế nào để dự phòng tiền sản giật – sản giật?

 

- Trước khi mang thai, nên thay đổi chế độ ăn uống (giảm mặn tối đa), tập thể dục đều đặn để giúp giảm cân, tránh béo phì, có chỉ số BMI phù hợp.

 

- Theo dõi khám thai định kỳ thật đều đặn.

 

- Chú ý tránh các yếu tố thuận lợi đưa đến tiền sản giật đã được nêu trên. Cụ thể: không sinh con quá sớm hay quá muộn, nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn quá mặn, không làm việc nặng nhọc, quá sức.

 

- Suốt thời gian có thai, nên sắp xếp để giảm bớt công việc, có đủ thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nhất là không nên ăn quá mặn.

 

- Khi có cao huyết áp cần theo sự hướng dẫn điều trị và chăm sóc của các bác sĩ và nữ hộ sinh.

 

- Khi nằm viện, cần chú ý theo dõi các dấu hiệu tiền sản giật nặng. Khi có một trong các dấu hiệu nêu trên phải báo ngay cho nhân viên y tế (nữ hộ sinh, bác sĩ) để được điều trị kip thời.

 

Tiền sản giật-sản giật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy mọi người mẹ khi mang thai cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình, nắm được một số nguy cơ cũng như dấu hiệu của hội chứng tiền sản giật - sản giật, theo dõi thai kỳ thường xuyên, chủ động và kịp thời xử trí khi có vấn đề không mong muốn xảy ra.

 

biện pháp tránh thai, tránh thai kết hợp nhiều phương pháp, tránh thai kết hợp, bao cao su,xuất tinh ngoài,
Với sự phát triển của y học ngày nay có rất nhiều phương pháp tránh thai mới được phát minh ra để...
mãn kinh, kinh nguyệt, lão hóa, chấm dứt kinh nguyệt, hết kinh, thiếu hụt, nội tiết
Mãn kinh là thời kỳ bắt đầu sau kỳ hành kinh cuối cùng 12 tháng trong cơ thể phụ nữ. Từ 45 – 55...
xương, trẻ nhỏ, phát triển, tủy xương, sự phát triển, cơ thể
Cơ thể con người được phát triển trên một bộ khung gồm 206 cái xương hợp thành. Những xương này...
mào tinh hoàn, nang mào tinh hoàn, bệnh lý nang mào tinh, điều trị nang mào tinh, biểu hiện nang mào tinh hoàn
Nang mào tinh hoàn là tình trạng ứ nghẹn các ống dẫn tinh ở mào tinh dẫn đến hiện tượng tiết dịch...
buồng trứng, nội tiết, kiểm soát, trứng rụng, fsh, lh, estrogen, progesterone, phức tạp, hồi tác
Những thay đổi ở buồng trứng chịu sự kiểm soát của tuyến yên và đến lượt tuyến yên lại chịu ảnh...
bé sốt cao, bé bị co giật, bé ốm, chăm sóc bé ốm
Các bậc cha mẹ nên xử lý thế nào khi bé bị sốt cao kèm theo co giật?
trẻ ốm, trẻ sốt, em bé ốm, chăm sóc bé ốm
Trẻ được coi là bị sốt khi thấy nhiệt độ ở hậu môn của bé cao hơn 37,5C. Tuy nhiên, nếu lấy thân...
lỗ niệu đạo, lỗ đái, lệch cao, bé trai, lo lắng, dị tật bẩm sinh, vị trí, phẫu thuật, tạo hình
Lỗ tiểu lệch cao là một dị tật bẩm sinh ở trẻ trai. Dị tật này gây tiểu tiện bất thường vì dòng...
vô sinh nam, tinh trùng yếu, tinh hoàn, hoạt động của tinh hoàn, tắm nước nóng, yếu tố gây vô sinh nam
Thế giới ngày càng phát triển cùng với công nghiệp hóa hiện đại hóa thì càng có nhiều nguyên nhân...
rối loạn cương dương, nguyên nhân, tâm lý, tổn thươn thực thể, sử dụng thuốc, điều trị, chế độ ăn uống, thể dục thể thao, giải tỏa tâm lý, bơm hút chân không
Rối loạn cương dương là một hiện tượng dương vật không thể cương cứng hoặc không đủ duy trì cương...
Nội dung khác
nạo phá thai, phá thai bằng rau răm, sảy thai, dấu hiệu sảy thai
Em năm nay 35 tuổi, em có thai ngoài ý muốn khoảng 6 tuần. Em nghe người ta nói uống nước rau răm...
19:01 - Tư vấn
bất thường thai kỳ, phá thai, nội khoa, hút thai, cuasotinhyeu
Hút tử cung đến nay đã được ba ngày. Sức khỏe tôi bình thương không ra máu hay đau bụng gì hết....
07:02 - Tư vấn
đàn ông, cậu nhỏ, dễ bị cắm sừng, cua so tinh yeu
Các nhà khoa học cho hay họ có thể nhận biết được đời sống tình dục của mọi người thông qua một...
10:35 - Tin tức
sinh thường 9 tháng, mang thai, sinh mổ, tử cung, 6 tuần, an toàn, hồi phục, cuasotinhyeu
Vợ em sinh thường con đầu lòng được 9 tháng, nhưng giờ vợ em mang thai thì vợ em nên giữ lại hay...
11:02 - Tư vấn
lgbt, đại sứ quán, treo cờ người đồng tính, cua so tinh yeu
Pompeo định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp giữa nam và nữ, song khẳng định ông tôn trọng nhân viên...
10:02 - Tin tức
âm lịch, xung quanh, tính cách, tình yêu, chào đời, cuộc sống, chấp nhận, lúc nào, Không bao giờ, cua so tinh yeu
Chắc hẳn những người này sẽ bị người khác ghen tị lắm bởi số phận định sẵn con đường tình cảm...
18:34 - Tin tức
quan hệ, gái mại dâm, nguy cơ, lây nhiễm, hiv, cuasotinhyeu.
Em chào bác sĩ, cho em hỏi là cách đây hai hôm em có quan hệ với một chị gái mại dâm,
18:02 - Tư vấn
chẩn đoán, viêm âm đạo, xét nghiệm, kết luận, tái khám, điều trị, tái phát, cuasotinhyeu
Em đi khám phụ khoa và được chuẩn đoán viêm âm đạo, xét nghiệm kết luận do tạp trùng Gardnerella...
15:00 - Tư vấn
que thử thai, kết quả, chính xác, tuyệt đối, nhúng que, pha loãng nước tiểu, thời điểm, cuasotinhyeu
Cho em hỏi dùng que thử thai sau 32-34 ngày có cho kết quả chính xác tuyệt đối không ạ? Nếu em lỡ...
09:02 - Tư vấn