Ung thư tiền liệt tuyến, những điều cần biết

Ung thư tiền liệt tuyến (K TLT) là ung thư thường gặp nhất ở nam giới trên 65 tuổi tại các nước Âu - Mỹ. Ở các nước châu Á, K TLT ít gặp hơn nhưng những thống kê gần đây cho thấy dường như có sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.

 

Tiền liệt tuyến (TLT) là một cơ quan trong hệ sinh dục nam có nhiệm vụ sản xuất ra tinh dịch. TLT nằm ở vùng cổ bàng quang và đoạn đầu của niệu đạo. Do vậy, những bất thường của TLT thường biểu hiện bằng những triệu chứng của đường tiểu.

 

Bệnh lý thường gặp gồm có những bệnh lành tính như viêm, sỏi, phì đại (còn được gọi là bướu lành) và bệnh ác tính (hay ung thư TLT). Việc điều trị những bệnh lành tính thường đơn giản và không để lại di chứng đáng kể. Riêng ung thư TLT, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm.

 

 

Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong

 

Ung thư tiền liệt tuyến (K TLT) là ung thư thường gặp nhất ở nam giới trên 65 tuổi tại các nước Âu - Mỹ. Ở các nước châu Á, K TLT ít gặp hơn nhưng những thống kê gần đây cho thấy dường như có sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.

 

Kết quả thống kê tại TP.HCM năm 1996 cho thấy K TLT đứng hàng thứ 8 trong số các ung thư thường gặp nhất ở nam giới. Sau đó, năm 1997, K TLT đứng thứ 6 trong 10 ung thư thường gặp nhất.

 

K TLT còn là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 chỉ sau K phổi. Toàn nước Pháp có 16 trường hợp tử vong do K TLT trên 100.000 người trong năm 2000 so với 49 trường hợp tử vong do ung thư phổi.

 

Tại Mỹ người ta ước tính sẽ có 27.300 ca tử vong trong năm 2006. Tuy nhiên, tử suất này có khuynh hướng giảm dần nhờ những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị. Cách đây khoảng 10 năm, vào năm 1997, có khoảng 41.800 trường hợp tử vong hàng năm do K TLT.

 

 

Nguyên nhân gây bênh

 

Ngày nay, người ta vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra K TLT. Cũng như tất cả các loại ung thư khác, sự sinh sản của những tế bào bị đột biến gen nhiều lần được xem như là nguyên nhân gây ra K TLT. Sự sinh sản này xảy ra liên tục và không ngừng do các tế bào đột biến không còn chịu sự kiểm soát của cơ thể. Vì thế, bệnh luôn có khuynh hướng lan rộng tại chỗ cũng như lan sang các cơ quan khác (di căn). Tuy nhiên, qua những thống kê dịch tễ học, người ta nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ như sau :

 

- Tuổi: Tuổi càng lớn dễ mắc ung thư do tích lũy các đột biến tế bào. Tỷ lệ mắc bệnh rất thấp ở nam giới dưới 40 tuổi: 1/19.000. Sau đó, tỉ lệ này tăng rất nhanh: 1/45 ở nam giới từ 41 - 59 tuổi, 1/7 ở nam giới từ 60 - 79 tuổi.

 

- Tiền căn gia đình: Nguy cơ gia tăng gấp 2 - 3 lần so với người bình thường khi có 1 người thân trong gia đình đã bị K TLT trước đó (cha hoặc anh). Nếu có từ 2 người trở lên thì nguy cơ gia tăng gấp 5 lần.

 

 

Biểu hiện

 

K TLT thường biểu hiện bằng các rối loạn đi tiểu như: tiểu lắt nhắt, tiểu khó, tiểu không hết, bí tiểu, tiểu ra máu... hoặc tình trạng xuất tinh có máu. Trong thực tế, có không ít bệnh nhân đến khám vì đau nhức xương. Đây là tình huống trễ vì đã có tổn thương xương do di căn. Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng đồng nghĩa với tổn thương TLT lâu ngày.

 

Hay nói cách khác, bướu đã đủ lớn để chèn ép vào đường tiểu. Tuy nhiên, các triệu chứng kể trên cũng có thể gặp trong các bệnh lý lành tính khác. Do vậy, khi có một trong những triệu chứng kể trên, nên đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa niệu để được định bệnh chính xác. Xin đừng vội tự kết luận là mình đã bị K TLT.

 

Phát hiện

 

Có thể được phát hiện K TLT sớm ngay từ khi chưa có triệu chứng lâm sàng. Chỉ cần lưu tâm và sử dụng 2 biện pháp đơn giản, không tốn kém và rất hiệu quả: Khám trực tràng bằng tay và đo nồng độ PSA (prostate specific antigen) trong máu. Qua thăm khám trực tràng bằng tay, bác sĩ có thể nhận biết được tình trạng của TLT.

 

PSA do các tế bào TLT tiết ra, đặc biệt là các tế bào K TLT tiết ra rất nhiều PSA trong máu bệnh nhân. Giá trị bình thường của PSA dưới 4 ng/ml. Từ 4 - 10 ng/ml là giá trị trung gian cần phải theo dõi thường xuyên. Khi PSA trên 10 ng/ml thì thật sự có bất thường và phải kiểm tra TLT ngay. Hai phương pháp này có giá trị bổ sung cho nhau để tầm soát K TLT.

 

 “Khám trực tràng bằng tay + PSA = tầm soát K TLT ở người trên 50 tuổi” được xem như một công thức lý tưởng giúp phát hiện sớm K TLT.

 

 

Sinh thiết là biện pháp chẩn đoán xác định

 

Trước một bệnh nhân bị nghi ngờ mắc bệnh K TLT, sinh thiết là biện pháp duy nhất giúp khẳng định qua chẩn đoán giải phẫu bệnh. Phần lớn các trường hợp sinh thiết được tiến hành bằng cách đâm kim sinh thiết xuyên qua thành trước trực tràng để lấy ra một mẩu mô bướu TLT. Việc sử dụng siêu âm hướng dẫn giúp cho việc sinh thiết chính xác hơn.

 

Một số ít các trường hợp, người ta có thể sinh thiết TLT xuyên qua vùng hội âm (hay tầng sinh môn). Thủ thuật này tương đối đơn giản, ít sang chấn và chỉ cần gây tê tại chỗ. Ngoài việc khẳng định chẩn đoán, việc chẩn đoán giải phẫu bệnh còn giúp cho bác sĩ có một ý niệm về mức độ ác tính của tế bào bướu và nguy cơ di căn xa của bệnh.

 

Các phương pháp điều trị

 

Các phương pháp điều trị sẽ được quyết định dựa vào các chẩn đoán xác định ung thư, chẩn đoán giai đoạn bệnh được tiến hành trước đó. Hiện nay, 2 phương pháp điều trị chủ yếu và rất hữu hiệu là phẫu thuật và xạ trị. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời chỉ bằng hoặc phẫu thuật, hoặc xạ trị. Phương pháp phẫu thuật triệt để là cắt toàn bộ TLT qua mổ hở hoặc qua nội soi. Biến chứng phẫu thuật có thể gặp là tiểu không kiểm soát và rối loạn cương.

 

 

Trước năm 1980, xạ trị đã được ứng dụng trong điều trị, tuy nhiên không được lựa chọn nhiều vì những khuyết điểm và biến chứng khi sử dụng các máy xạ trị Cobalt. Từ sau 1980, đặc biệt từ năm 1990 về sau, xạ trị được sử dụng ngày càng nhiều hơn. Đó là nhờ sự ra đời của các máy gia tốc, sự phát triển của các phần mềm điện toán chuyên dụng để tính toán chi tiết liều lượng và sự phân bố liều lượng trong vùng xạ trị.

 

Kết quả điều trị của phẫu thuật và xạ trị trong những tình huống sớm này như nhau. Nhưng xạ trị có ưu thế hơn vì tỉ lệ biến chứng thấp hơn. Đặc biệt, xạ trị được xem là chọn lựa ưu tiên cho những bệnh nhân vốn lớn tuổi, thường có những bệnh lý nội khoa kèm theo (tim - mạch, hô hấp, đái tháo đường...) gây trở ngại cho việc phẫu thuật. Ở giai đoạn muộn hơn, khi tế bào ung thư đã lan vào các cơ quan lân cận, hạch chậu, hoặc di căn xa, việc điều trị trở nên phức tạp hơn và thường đòi hỏi kết hợp nhiều phương thức điều trị như phẫu thuật, xạ trị, nội tiết tố liệu pháp và đôi khi cả hóa.

 

Những điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
Sexually transmitted diseases – STDs là tên tiếng anh của các bệnh lây qua đường tình dục, một số...
thiếu hoocmon tăng trưởng, thiếu hoocmon GH, thiếu hoocmon, lùn và dương vật nhỏ
Hormone tăng trưởng (Growth hormone: GH), còn gọi là Somatotropin. Hormone này được sản xuất bởi...
kiến thức sức khỏe, kiến thức về thuốc, kiến thức sống khỏe, kiến thức phụ khoa, bệnh phụ khoa, tử cung, vô sinh nữ
Polyp tử cung là một khối u dính vào thành trong của tử cung và sa vào buồng tử cung. Polyp được...
tắm cho trẻ sơ sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh
Với các bạn gái mới lần đầu làm mẹ, tắm cho trẻ sơ sinh hẳn là một công việc đầy khó khăn và vất...
Khi nào cần làm xét nghiệm kiểm tra đông máu
Đông máu là một quá trình sinh lý bình thường của cơ thể giúp hạn chế sự chảy máu, mất máu ra bên...
nấm miệng, tưa lưỡiở trẻ, nguyên nhân nấm miệng, điều trị nấm miệng, biến chứng nấm miệng, phòng bệnh
Trẻ bị nấm miêng gây nên chứng tưa lưỡi ở trẻ nhỏ là do một loại nấm, phổ biến là nấm Candida...
dị ứng sữa bò, dị ứng sữa ở trẻ, nguyên nhân dị ứng, triệu chứng trẻ dị ứng sữa, phòng dị ứng sữa cho trẻ
Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể khi có một tác nhân từ ngoài xâm nhập vào (...
trẻ nhỏ, hèn, phế quản, hen suyễn, co thắt, cơn co thắt, khó thở, khò khè, thuốc, giãn phế quản, dấu hiệu, nhận biết, cơn ho, tiếng rít, thoáng khí, không khí
Hen phế quản hay còn gọi là bệnh suyễn, là bệnh ở đường hô hấp, gây co thắt phế quản và tăng tiết...
 kiến thức trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh 0 đến 12 tháng, trẻ từ 1 đến 6 tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh, các loại sốt ở trẻ, bệnh thường gặp ở trẻ, kiến thức sức khỏe
Co giật do sốt cao là hiện tượng chỉ xảy ra khi nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt) tăng lên rất nhanh...
triệt sản, thắt ống dẫn trứng, nối ống dẫn trứng, thụ tinh nhân tạo
Triệt sản nữ là một phương pháp làm tắc nghẽn ống dẫn trứng để ngăn tinh trùng và trứng gặp nhau...
Nội dung khác
cửa sổ tình yêu, quan tâm, hối hận, bận việc, bệnh tật, chấp nhận.
Mình thì trước giờ không để ý mấy vụ nhà xe lắm, tại mình cũng không phải thuộc dạng quá nghèo....
20:02 - Tư vấn
dậy thì, người phù hợp, tuổi trẻ, cảm mến, cảm xúc, tình cảm lãng mạn, cửa sổ tình yêu
Có lẽ, em phải biết rằng bổn phận của mình không thể thích thầy được, có lẽ sẽ buông bỏ việc...
16:02 - Tư vấn
mc thành trung, con trai mc thành trung, con gái mc thành trung, hương giang, chị em chúng mình
Xuất hiện trong "Chị em chúng mình" tập 15 với vai trò khách mời, MC Thành Trung đã có...
12:00 - Tin tức
thuốc đặt, bỏ thuốc, thụ thai cao, ảnh hưởng, 1 tháng, tham khảo, cuasotinhyeu
Em đang bị viêm em được bác sĩ kê cho đơn thuốc 10 ngày nhưng em đặt được 4 ngày rồi ạ thì đến...
09:05 - Tư vấn
bạn gái trẻ con, thích giận dỗi, kiếm cớ, lục tung quá khứ, không bộc lộ cảm xúc
Em và người yêu em yêu nhau gần một năm rồi ạ, trải qua cũng khá nhiều cảm xúc rồi, nhưng điểm...
14:05 - Tư vấn
bạn gái tỏ tình, nhận lời vì cô đơn, yêu lạ lùng, thiếu quan tâm, không chia sẻ
Lúc đó em cũng chưa có tình cảm với cô ấy. Nhưng qua nhiều lần gặp rồi quen, lấy facebook của...
08:34 - Tư vấn
tập thể dục, trầm cảm, cua so tinh yeu
Một đánh giá mới đây của các nhà khoa học Anh và Brazil cho biết, tập thể dục có thể giúp ngăn...
14:35 - Tin tức
Đau ngực khi gần đến tháng có là dấu hiệu nguy hiểm?
Nhưng mà mới đây, khoảng 2-3 năm đổ về đây cứ gần đến tháng em lại đau ngực, mà nó đau nhiều
16:05 - Tư vấn
Ngô Thanh Vân, ngại kết hôn, cửa sổ tình yêu.
Nữ diễn viên tâm sự, nếu lỡ duyên đến cô mong người đàn ông đó hãy thông cảm và ủng hộ cô về công...
13:02 - Tin tức