Nguyên nhân khiến chị em đau bụng khi có kinh nguyệt

Tại sao phụ nữ khi hành kinh thường đau bụng?

 

Hành kinh là sự điều chỉnh việc chuẩn bị thu thai nhưng không thụ thai của co thể. Chính điều này đẫ làm cho một số phụ nữ cảm thấy khó chịu khi hành kinh. Trong khoảng thời gian này, tâm lý dễ bị xúc động, hệ thần kinh thực vật dễ bị căng thẳng hơn những ngày thường.  Đôi khi huyết áp, tuần hoàn máu, hoạt động của tuyến tiêu hóa có sự biến đổi có thể tăng lên hoặc giảm bớt.

 

 

Trong một vài ngày của chu lỳ kinh nguyệt, một số bạn gái cảm thấy bị đau đầu đau từng cơn ở bụng dưới, thậm chí có thể đau lan đến âm đạo, hậu môn và phần eo hông. Và gây ra đau mỏi ở một số bộ phận khá của cơ thể. Có trường hợp có kèm hiện tượng buồn nôn, tiểu nhiều, táo bón, hoặc tiêu chẩy, thậm chí có trường hợp ngất xỉu. Chính những co thắt nhẹ của cơ tử cung có mục đích đẩy các niêm mạc bong ra lại trở thành những cơn co thắt đau đớn. Vì thế, nên tránh những cử động đột ngột và làm những việc nặng.

 

Đau bụng kinh thường chỉ xuất hiện vào hai ngày đầu, sau đó giảm dần và dứt hẳn. Vì vậy có thể không cần dùng thuốc. Nói chung, hầu hết bạn gái ở tuổi dậy thì thường xẩy ra hiện tượng đau bụng kinh từ 2 – 3 năm sau giai đoạn bắt đầu thấy kinh, khi mà đã có hiện tượng rụng  trứng.

 

Ngày nay người ta cho rằng đau bụng kinh có liên quan đến những nhân tố sau đây:

 

Nhân tố tinh thần: Đau là một cảm giác chủ quan, cảm giác đau đớn khác nhau rất nhiều ở mỗi người. Cùng một mức độ đau đớn trong thời kỳ kinh nguyệt, có người chịu đựng được nhưng cũng có người cảm giác quá mẫn cảm lại rất căng thẳng họ sẽ cảm thấy rất khó chịu đựng. Ngoài ra những căng thẳng khác như đang ôn thi, tâm trạng buồn rầu cũng có thể gây ra đau bụng kinh.

 

 

Nhân tố thể chất: có một số bạn gái lúc sức khỏe bình thường thì không đau bụng kinh nhưng khi sức khỏe kém như bị thiếu máu hoặc bị một chứng bệnh nào đó, thì lại có hiện tượng đau bụng kinh

 

Nhân tố vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyêt: không chú ý vệ sinh, ví dụ trong thời kỳ kinh lại vận động mạnh, để bị nhiễm lạnh, không chú ý việc ăn uống, ăn những thức ăn bị kích thích (cay, đắng….) cũng có thể gây ra đau bụng kinh.

 

 

Nhân tố tử cung phát triển không tốt: khi tử cung phát triển không hoàn hảo như: tỷ lệ giữa các cơ và tổ chức sợ của tử cung không quân bình, làm cho tử cung co thắt bất thường gây ra đau bụng kinh. Có một số bạn gái có miệng cổ tử cung hoặc ống cổ tử cung hẹp, tử cung nghiêng lệch, làm cho máu kinh bị  tắc nghẽn, không thông, kích thích tử cung co thắt nhiều gây ra đau bụng kinh.

 

Nhân tố khối màng trong tử cung bị đẩy ra: trong thời kỳ kinh nguyệt thông thường là những mảnh vụn của màng rụng tử cung bị đẩy ra cũng với máu kinh. Nhưng có một số bạn gái, khi có kinh màng trong tử cung tróc ra nguyên mảng do đó máu kinh bị tắc nghẽn không thông, kích thích thích tử cung co thắt nhiều gây ra đau bụng kinh.

 

Nhân tố tuyến tiền liệt: Hormon của tuyến tiền liệt có thể kích thích làm cho cơ và mạch máu của tử cung co thắt mạnh , khiến tử cung thiếu máu cục bộ, và máu kinh không thoát ra, hay thoát ra khó khăn gây ra đau bụng kinh.

 

 

Nhân tố các bộ phận bên cạnh: tuyến sinh sản có bệnh: như các bệnh viêm bàng quang, viêm kết tràng và viêm ruột thừa mãn tính… làm cho xương chậu bị xung huyết trong thời kyd kinh nguyệt, cũng sẽ gây ra đau bụng kinh.

 

Nhân tố cơ quan sinh dục bị dị hình hoặc có bệnh: cơ quan sinh dục bị dị hình hoặc có bệnh cũng có thể gây ra đau bụng kinh

 

Đối với những trường hợp đau bụng kinh không do nguyên nhân bệnh lý thì nhân tố tinh thần luôn là chính. Đa số những trường hợp đau bụng kinh có thể không cần chữa vẫn khỏi, nếu bạn gái loại bỏ được sự sợ hãi, căng thẳng về tinh thần và tăng cường thể chất.

 

Chúng ta cần phân biệt đau kinh nguyệt nguyên phát hay thứ phát. Thiếu nữ dậy thì mới có kinh nguyệt, do kích thích tố mất sự quân bình, nhiều khi sẽ thấy đau bụng hoặc có những triệu chứng khác. Chứng này vẫn xẩy ra sau vài năm dậy thì đây là chứng kinh nguyệt nguyên phát.

 

 

Đau bụng kinh nguyệt thứ phát là xảy ra ở phụ nữ trước đó chuyện hành kinh vẫn bình thường. Nhưng  sau đó bị các chứng nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục kinh niên, như: viêm noãn quản, nhân xơ tử cung, u nang buồng trứng. Trường hợp này đau bụng kinh sẽ xẩy ra cùng với những triệu chứng khác.

 

Ngoài ra, nên phân biệt chứng đau bụng kinh thứ phát với chứng đau bụng dưới ở bên phải là đau ruột thừa.

 

trẻ nhỏ, hen suyễn, hen phế quản, co thắt phế quản, cơn co thắt, điều trị, ăn kiêng, gắng sức, nhiễm trùng, hô hấp, virus, vi khuẩn
Hen phế quản là sự viêm mạn tính đường hô hấp, gây co thắt phế quản và tăng tiết dịch nhầy làm...
kiến thức sức khỏe, kiến thức phụ khoa, bệnh phụ khoa, bệnh lây nhiễm, mụn rộp sinh dục, mụn rộp sinh dục khi mang thai,
Mun rộp sinh dục là bệnh do virus herpes gây ra. Hiếm khi virus này gây nên bệnh trầm trọng nhưng...
giang mai, bệnh phụ khoa, bệnh nam khoa, bệnh tình dục
Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum xoắn khuẩn...
thống kinh, nguyên nhân thống kinh, triệu chứng thống kinh, điều trị thống kinh, phân loại thống kinh, phòng thống kinh
Thống kinh là hiện tượng đau khi hành kinh, đau từ hạ vị lan lên ức, lan xuống đùi, có khi đau...
đường dẫn tinh, bìu, thừng tinh, đường đi của ống tinh, cấu tạo tinh hoàn
Tinh hoàn hay dịch hoàn là một cơ quan sản xuất ra tinh trùng, đồng thời là tuyến nội tiết...
triệt sản nam, thắt ống dẫn tinh, biện pháp tránh thai hiệu quả, tinh trùng, ống dẫn tinh
Triệt sản là phương pháp tránh thai vĩnh viễn và không hề khôi phục lại được. Sau khi triệt sản...
bệnh viêm gan b, bệnh xã hội, bệnh lây nhiễm, kiến thức sức khỏe
Rất nhiều ý kiến cho rằng ở người lành mang virus viêm gan B thì không có gì đáng lo ngại bởi...
màn dạo đầu, chuyện ấy, quan hệ tình dục, hưng phấn, kích thích
Phụ nữ có một số hiểu lầm về đàn ông trong ‘chuyện ấy’. chính những hiểu lầm này dã gây trở ngại...
kiến thức sức khỏe, bệnh thường gặp ở trẻ, bệnh theo mùa, các loại sốt ở trẻ, tiêm chủng cho trẻ, kiến thức sống khỏe, sử dụng thuốc, viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản (còn được gọi là viêm não mùa hè, viêm não B) là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh...
đau bụng kinh nguyệt, thống kinh, tuổi dậy thì, nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều
Tại sao phụ nữ khi hành kinh thường đau bụng?
Nội dung khác
Món ngon mỗi ngày, mướp nấu ngao, món ngon từ mướp
Thay vì nấu bát canh mướp với ngao, hãy biến đổi thành món mướp trộn ngao kiểu mới, ăn lạ miệng,...
14:35 - Tin tức
hôn nhân gia đình, vợ ngoại tình, tâm sự đàn ông, ngoại tình
Tôi làm khoa học, sống nội tâm và hay suy nghĩ. Vợ làm văn phòng, sales nên khác tôi nhiều trong...
13:35 - Tin tức
yêu đơn phương, đồng tính nữ, yêu xa, yêu gái thẳng, sợ bị từ chối, mới chia tay
Em có thích một bạn nữ nhưng bạn đó lại là gái thẳng 100%. Em có một cô bạn thân chơi chung với...
16:00 - Tư vấn
Trầm cảm, vị thành niên, những lưu ý , cửa sổ tình yêu.
Trầm cảm là vấn đề hay gặp và phổ biến trong giai đoạn vị thành niên. Theo số liệu của một số...
19:02 - Tin tức
cửa sổ tình yêu, hôn nhân, rạn nứt, thay đổi, chồng trẻ con, làm vợ, chị gái, làm chồng, làm bố.
Tất cả mọi chuyện trong nhà đều do em quyết định và lo toan. Em làm ra nhiều tiền hơn chồng. Em...
12:05 - Tâm sự
Thẩm Thúy Hà bán đất, ôtô đầu tư liveshow, cửa sổ tình yêu.
Nữ ca sĩ không sợ lỗ mà muốn đầu tư nghiêm túc cho cột mốc mới trong sự nghiệp theo đuổi dòng...
13:02 - Tin tức
Mẹo giúp bạn bỏ thói quen ăn đêm, ăn đêm, cua so tinh yeu
Ăn sáng đầy đủ, hạn chế xem tivi và các thiết bị công nghệ khác có thể giúp bạn từ bỏ thói quen...
17:02 - Tin tức
gia đình khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt, từ chối tỏ tình, muốn tiến tới
Mặc dù gia đình em không hề hoàn hảo (bố em thì nghiện rượu không đi làm, mẹ bệnh tật, em trai...
12:05 - Tư vấn
Trà giảm cân có làm giảm hiệu quả của thuốc ngừa thai không ?
Em mới uống lần thứ 2 trước đó em có uống loại tránh thai khẩn cấp vào tháng 1. Nhưng em hiện tại...
08:05 - Tư vấn