U nang buồng trứng có vách ngăn là gì, có nguy hiểm hay không
U nang buồng trứng có vách ngăn là gì?
U nang buồng trứng là một loại bệnh phụ khoa thường gặp, tuy nhiên nếu các khối u này không được phát hiện kịp thời thì sẽ phát triển gây ra các biến chứng có hại cho sức khỏe người bệnh nhất là sức khỏe sinh sản. U nang buồng trứng là một tổ chức có cấu tạo vỏ bọc bên ngoài thường được gọi là vỏ nang bao bọc một số chất và dịch bên trong. U nang buồng trứng được phân loại thành u nang thực thể và u nang cơ năng.
U nang buồng trứng có vách ngăn hay còn được gọi bằng tên khác u nang nhầy buồng trứng, đây là một dạng u nang thực thể và thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
U nang buồng trứng có vách ngăn có thể xuất hiện ở bên trái hoặc bên phải của buồng trứng, tuy nhiên hiếm có trường hợp loại u này xuất hiện cả ở hai bên. U nang buồng trứng có nhiều vách ngăn có vỏ dày, chứa dịch nhầy trong các thùy nhỏ nên được gọi với tên khác là u nang buồng trứng có vách ngăn. Chúng có kích thước lớn, khối lượng từ vài trăm gram đến hàng chục kilogam.
Ảnh minh họa
Triệu chứng u nang buồng trứng có vách ngăn là gì?
U nang buồng trứng bình thường hay u nang nhầy buồng trứng đều có đặc điểm chung là khó phát hiện trong giai đoạn đầu, khi kích thước nang còn nhỏ. Khi kích thước nang lớn chúng gây tác động đến hoạt động của buồng trứng hoặc ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác, khi ấy mới có thể gây ra các dấu hiệu mà cơ thể có thể nhận biết được. Các đặc điểm của u nang buồng trứng có vách ngăn có thể là:
- Gây đau vùng bụng dưới: U nang buồng trứng trái có vách ngăn gây ra những đợt đau bụng, đau lưng, âm đạo, mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, di chuyển và đại tiện khó khăn.
- Hội chứng chèn ép khi u nang lớn: Khối u chèn ép bàng quang, trực tràng, tĩnh mạch chủ dưới gây ra những cơn đau, triệu chứng táo bón, rối loạn bài xuất nước tiểu, phù hai chi dưới.
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: U nang buồng trứng gây chậm kinh, mất kinh, rong kinh làm suy giảm khả năng sinh sản nữ giới. Nang có vách tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.
Biến chứng của u nang buồng trứng có vách ngăn
Khi đã có phát hiện u nang buồng trứng có vách ngăn, bác sỹ thường theo dõi sát sao bằng cách hẹn lịch tái khám và tư vấn các phương pháp điều trị cụ thể, bởi bệnh lý này nếu không điều trị sớm có thể gây ra nhiều nguy cơ nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Các biến chứng thường gặp là:
- Ảnh hưởng đến sinh sản: Các hoạt động phóng noãn bị rối loạn không chỉ khiến kinh nguyệt không đều, mà còn làm giảm tỷ lệ thụ thai ở nữ giới, do trứng không thể rụng và thụ tinh với tinh trùng. Trường hợp u nang buồng trứng có vách ngăn phát triển quá lớn có thể dẫn tới vỡ nang, các chất nhầy trong nang tràn ra gây viêm buồng trứng và các cơ quan xung quanh.
- Vỡ u nang: Đây là một trong các biến chứng nguy hiểm của nang buồng trứng có vách ngăn. Khi nang có vách kết dính với các tạng xung quanh, xảy ra biến chứng vỡ u nang buồng trứng gây viêm dính phúc mạc, xuất huyết, nhiễm trùng, thậm chí hoại tử.
- Ung thư buồng trứng: U nang buồng trứng dạng nhầy có khả năng ác tính hóa thuộc dạng cao trong các loại u nang buồng trứng. Nếu không kịp thời chữa trị, ung thư di căn tử cung, vòi trứng, vùng chậu, gan,… đe dọa tính mạng.
Phát hiện và điều trị u nang buồng trứng có vách ngăn như thế nào?
Ảnh minh họa
Với các loại u nang buồng trứng có vách ngăn, trong thời gian đầu ít có biểu hiện cụ thể, làm người bệnh chủ quan khó phát hiện ra. Bệnh thường được phát hiện khi có dấu hiệu nặng, hoặc tình cờ phát hiện khi đi khám sức khỏe sinh sản. Phương pháp chẩn đoán phổ biến và thường dùng nhất để chẩn đoán bệnh vẫn là siêu âm.
U nang buồng trứng có vách ngăn được xếp vào nhóm bệnh có khả năng tái phát rất cao. Nhưng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước của u nang, độ tuổi của người bệnh cũng như mong muốn của họ, bác sĩ sẽ đưa ra pháp đồ điều trị thích hợp nhất. Các phương pháp thường được bác sỹ áp dụng đó là:
- Đối với phụ nữ không có mong muốn sinh nở, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ toàn bộ buồng trứng. Đây là cách nhanh nhất và ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh.
- Đối với phụ nữ chưa lập gia đình hoặc vẫn còn muốn sinh con thì bác sĩ sẽ cố gắng điều trị bóc tách để loại bỏ khối u, bảo toàn tối đa buồng trứng để duy trì khả năng sinh sản của người bệnh.
- Ngoài ra, còn dựa vào kích thước của khối u để tiến hành chọn lựa phương pháp phẫu thuật. Có hai phương pháp mổ hở và nội soi đối với khối u lớn và khối u có kích thước nhỏ.
- Bên cạnh điều trị phẫu thuật loại bỏ khối u, tùy vào tình trạng của khối u, bệnh nhân có thể không cần phẫu thuật mà thực hiện điều trị nội khoa và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bài tham khảo:
U nang bì buồng trứng (một dạng u đặc ở buồng trứng hay còn gọi u quái)