Điều trị viêm lộ tuyến ở phụ nữ bằng các cây thuốc nam dễ kiếm
Viêm lộ tuyến là gì
Lộ tuyến cổ tử cung và tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung thực chất là không giống nhau, nhưng có nhiều bạn vẫn không biết chúng khác nhau ở điểm nào. Bình thường, trong các lớp niêm mạc ở ống cổ tử cung có một lớp là lớp tế bào tuyến, đảm nhận chức năng tiết chất nhầy. Lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung phát triển mạnh, lan ra ngoài, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung, vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo. Khi lượng dịch tiết nhiều tạo ra môi trường ấm và ẩm, đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển, dễ dẫn đến viêm nhiễm khi đó gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Ảnh minh họa.
Dấu hiệu của viêm lộ tuyến ở nữ giới
Lộ tuyến tử cung thường không thể hiện qua triệu chứng, khi lộ tuyến phát triển sẽ dẫn đến viêm lộ tuyến. Viêm lộ tuyến rất dễ nhầm với các bệnh phụ khoa khác như viêm cổ tử cung hoặc viêm âm đạo bởi nó có những biểu hiện bệnh gần giống nhau như: Khí hư ra nhiều thường sệt hơn, có màu xanh, vàng, đục mủ,... và mùi hôi. Đau rát, ngứa ngáy khi qhtd, và cả những lúc bình thường,.... Do biểu hiện tương tự các tình trạng khác nên việc phát hiện lộ tuyến cổ tử cung thường dựa trên thăm khám lâm sàng như soi cổ tử cung.
Các biến chứng và phương pháp điều trị
Biến chứng
Khi có tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung, thì nơi đây thành nơi cư ngụ của các loại vi khuẩn như trùng roi âm đạo, tạp khuẩn, nấm hay vi khuẩn lậu, vi khuẩn chlamydia, virus gây mụn rộp,... Khi chúng phát triển mạnh mẽ có thể gây viêm ngược dòng lên gây viêm tắc vòi trứng, viêm tiểu khung, viêm nội mạc tử cung,... làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới.
Bên cạnh đó, bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung có biểu hiện là tăng tiết dịch âm đạo, fđiều này sẽ gây cản trở tinh trùng đi vào gặp trứng. Ngoài ra, căn bệnh này còn khiến cho độ pH âm đạo thay đổi, khiến tinh trùng khó sống khi đi qua âm đạo và khó gặp được trứng. Đó là nguyên nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và gây vô sinh ở phụ nữ.
Điều trị
Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh có đặc điểm bệnh dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm. Thông thường với các trường hợp viêm lộ tuyến mức độ nhẹ bác sỹ thường cho thuốc đặt âm đạo và kháng sinh, nhưng sau một thời gian người bệnh vẫn bị tái phát do thuốc chỉ tiêu diệt được các vi khuẩn nhưng lộ tuyến thì vẫn còn, nó lại tạo ra môi trường thuận lợi để các vi khuẩn phát triển. Muốn điều trị dứt điểm cần áp dụng các phương pháp diệt tuyến như đốt laser, áp lạnh,... tuy nhiên đôi khi các phương pháp này có thể gây ra biến chứng sẹo hẹp cổ tử cung.
Các loại cây thuốc điều trị viêm lộ tuyến dễ áp dụng
Trinh nữ hoàng cung
Là cây thuốc nổi tiếng nhất trong các loại thảo dược điều trị viêm lộ tuyến ở nữ giới. Trong cây trinh nữ hoàng cung có chứa crinin, crinafolin, crinafolidin, pratorimin, lycorin có tác dụng kháng lại sự tăng sinh tế bào từ đó khiến sự phân chia các tế bào tuyến- tác nhân gây lộ tuyến bị kìm hãm nên có thể thu hẹp diện lộ tuyến dần dần có thể điều trị khỏi bệnh.
Trinh nữ hoàng cung cũng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm do chứa thành phần astragalin, kaempferol, isoquercitin… Ngoài ra, trong cây trinh nữ hoàng cung có chứa alcaloid và flavonoid cũng được công nhận có tác dụng tăng cường miễn dịch.
Chè xanh
Vệ sinh vùng kín bằng chè xanh là phương pháp được áp dụng từ rất lâu về trước, đến hiện giờ, vẫn có rất nhiều các chị em khỏi bệnh nhờ biện pháp này. Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra trong lá trà xanh có chứa lượng lớn epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa sự phát triển của vi nấm gây hại như Candida, Clostridum,… Ngoài ra, các hợp chất này còn giúp khử mùi khó chịu và giúp cho vùng kín luôn khô thoáng.
Lá trầu không
Tương tự như lá chè xanh, lá trầu không cũng là một biện pháp chữa viêm phụ khoa trong dân gian phổ biến. Trong lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất quý, như: chavicol, chavibetol, carvacrol, allylcatechol, cineol, estragol, methyl eugenol, caryophyllen, p-cymen, cadinen; tanin cùng với nhiều vitamin, các axit amin… có khả năng kháng khuẩn, diệt virus hiệu quả. Bên cạnh đó, với lượng lớn tinh dầu trong lá trầu không, nên có thể làm ức chế sự phát triển của các vi khuẩn, nấm bên trong vùng kín phụ nữ.
Lá bàng
Trong lá bàng có chứa nhiều hoạt chất quý như flavonoid, saponin và tanin. Đây là những chất có tác dụng ức chế vi khuẩn sinh sôi phát triển, làm se niêm mạc, chống ngứa và giảm sưng viêm ở khu vực vùng kín, từ đó có tác dụng tốt với bệnh viêm phụ khoa nói chung cũng như viêm lộ tuyến cổ tử cung nói riêng. Chị em có thể dùng lá bàng để rửa vùng kín hoặc xông hơi nhằm hạn chế các ảnh hưởng của bệnh.