Ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung là bệnh lý gì?
Ung thư nội mạc tử cung là một loại ung thư phát sinh từ nội mạc tử cung,nguyên nhân là do sự phát triển không kiểm soát của các tế bào nội mạc tử cung, và những tế bào này có khả năng xâm nhập, lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể (di căn).
Ung thư nội mạc tử cung đôi khi được gọi là ung thư tử cung, nhưng cách gọi này không hoàn toàn chính xác, vì cũng có những tế bào khác trong tử cung có thể trở thành ung thư, chẳng hạn như cơ hoặc ung thư cổ tử cung, tử cung sarcoma, và bệnh trophoblastic, vẫn được gọi chung là ung thư tử cung.
Hiện nay ung thư nội mạc tử cung là loại phổ biến nhất của ung thư sinh dục nữ. Ung thư nội mạc tử cung có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng 70% số trường hợp bị bệnh xảy ra ở những người sau tuổi 50.
Ảnh minh họa.
Dấu hiệu phát hiện ung thư nội mạc tử cung?
Các triệu chứng ung thư nội mạc tử cung thường bao gồm những điều sau đây:
- Chảy máu âm đạo bất thường: Với những người sau mãn kinh thấy có xuất huyết âm đạo, hiện tượng lặp đi lặp lại nhiều lần.Những người chưa mãn kinh hoàn toàn có thể thấy kinh nguyệt rối loạn, có những đốm máu chảy ra từ khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt.
- Kinh nguyệt rối loạn bất thường: Chu kỳ kinh nguyệt dài hơn hoặc ngắn hơn so với bình thường, những ngày hành kinh kéo dài,hay còn gọi là rong kinh, lượng máu kinh ra nhiều bất thường (băng kinh)...
- Chảy máu sau khi giao hợp, đau khi giao hợp, đau bụng vùng chậu và vùng hạ vị, thói quen tiểu tiện và đại tiện bị thay đổi: tiểu tiện, đại tiện ra máu...
- Giảm cân không rõ nguyên nhân: Hầu hết các trường hợp ung thư nội mạc tử cung xuất hiện dấu hiệu sớm là chảy máu âm đạo bất thường, sau đó một thời gian người bệnh cảm thấy sút cân thấy rõ, người mệt mỏi, khó chịu.
Tiến triển và biến chứng của ung thư nội mạc tử cung
Tiến triển:
Ung thư nội mạc tử cung thường tiến triển qua 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn I. Ung thư chỉ được tìm thấy trong tử cung và chưa lan ra các bộ phận khác.
- Giai đoạn II. Ung thư có trong tử cung và cổ tử cung. Trong giai đoạn này, ung thư không còn giới hạn trong tử cung, nhưng không lan rộng ra khỏi khu vực xương chậu.
- Giai đoạn III. Ung thư mặc dù chưa di căn sang các cơ quan trong vùng chậu, nhưng phát triển to hơn hẳn, di căn hạch, khiến những hạch bạch huyết xung quanh vùng bẹn thường có dấu hiệu sưng to.
- Giai đoạn IV. Ung thư di căn, là tình trạng nghiêm trọng nhất, có nghĩa là ung thư đã lan qua vùng xương chậu và có thể ảnh hưởng đến bàng quang, trực tràng và nhiều phần xa khác của cơ thể và có thể dẫn đến tử vong.
Các biến chứng
Các biến chứng nghiêm trọng nhất của ung thư bao gồm ung thư nội mạc tử cung, là nó có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể (di căn), khiến cho những cơ quan này cũng có những khối u, khi khối u to, chèn ép vào các cơ quan sẽ khiến các cơ quan này bị ảnh hưởng và không đảm bảo được nhiệm vụ của nó. Khi đó, sức khỏe người bệnh sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng, và tính mạng cũng bị đe dọa.
Tuy nhiên nếu may mắn khi phát hiện sớm, ung thư nội mạc tử cung thường có thể chữa được. Tỷ lệ sống sót là 95 phần trăm bệnh ung thư nội mạc tử cung giai đoạn đầu. Nếu ung thư nội mạc tử cung đã tiến triển đến giai đoạn cao hơn trước khi chẩn đoán,thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn, đặc biệt nếu phát hiện ra khi ung thư đã di căn.
Chuẩn đoán và điều trị ung thư nội mạc tử cung
Chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung
- Tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá có ung thư nội mạc tử cung hay không chính là sinh thiết tế bào nội mạc tử cung, rồi đưa đi xét nghiệm.
- Siêu âm qua ngã âm đạo cũng có thể được thực hiện để phát hiện bất kỳ bất thường, chẳng hạn như làm dày nội mạc tử cung.
- Xét nghiệm CA125 có thể tăng trong khoảng 80% trường hợp bị ung thư nội mạc tử cung
- Siêu âm, chụp Xquang các cơ quan khác để đánh giá độ di căn của ung thư.
Điều trị ung thư nội mạc tử cung
Tùy vào từng giai đoạn khác nhau bác sỹ chuyên khoa sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Các lựa chọn điều trị ung thư hàng đầu cho nội mạc tử cung thường là phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật tử cung cùng với việc loại bỏ các ống dẫn trứng và buồng trứng ở cả hai bên
Trong trường hợp tiên tiến hơn, xạ trị, hóa trị hoặc điều trị bằng hormone cũng có thể được chỉ định.
Phòng tránh ung thư nội mạc tử cung
- Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, người béo phì thường có lượng mỡ thừa lớn trong các mô và nội tạng, chính lượng mỡ thừa đó tiết ra khá nhiều hooc-môn Estrogen gây tăng sinh nội mạc tử cung và kích thích tế bào ung thư hoạt động mạnh. Do đó việc duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp chị em hạn chế được ung thư nội mạc tử cung.
- Vận động thể chất Tích cực tham gia các hoạt động thể chất có thể giúp bạn được khỏe mạnh và ít bệnh tật hơn. Việc vận động thể dục thể chất có thể giúp tuần hoàn máu đẩy về tim cũng như máu đi nuôi các bộ phận hoạt động tốt.
- Tránh và hạn chế dùng rượu, bia, nước có ga và đồ ăn vặt Rượu, bia và các thức uống có ga, đồ ăn vặt có liên quan mật thiết đến các bệnh ung thư trong đó có ung thư nội mạc tử cung.
- Ăn nhạt giúp giảm nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung Thức ăn được chế biến nhạt sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và ung thư nội mạc tử cung. Lượng muối mà bạn nên ăn mỗi ngày là dưới 6g hoặc ít hơn nữa.
- Sử dụng liệu pháp thay thế hormone: Liệu pháp thay thế hormone (HRT) được nhiều chị em sử dụng để làm giảm các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ mãn kinh như: Khô âm đạo, bốc hỏa, rụng tóc,… Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng một loại hormone duy nhất là estrogen sẽ làm tăng cao nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung. Trong khi nếu dùng cả estrogen và progesterone kết hợp, như trong hầu hết các loại thuốc tránh thai thì lại có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, trước khi sử dụng liệu pháp thay thế hormone, chị em nên tham khảo ý kiến bác sỹ để được tư vấn về việc bổ sung kết hợp estrogen và progesterone hợp lý và an toàn.
Kết luận
Ung thư nội mạc tử cung là một trong các bệnh lý ung thư cơ quan sinh dục nữ thường gặp nhất. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm tính mạng người bệnh. Do đó chị em phụ nữ cần tìm hiểu kỹ về căn bệnh này, và đặc biệt là các dấu hiệu bệnh lý, bởi nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ điều trị thành công sẽ rất cao, và ngược lại, nếu phát hiện muộn việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Phụ nữ cũng nên đi khám sức khỏe phụ khoa mỗi năm một lần để phát hiện sớm dấu hiệu bất thường để điều trị.