Các lưu ý cần nhớ khi dùng nhân sâm để tăng cường sinh lý phái mạnh
Thông tin cơ bản về nhân sâm
Nhân sâm còn được gọi tắt đơn giản là sâm (tên khoa học là Panax ginseng) là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng. Loài này được C.A.Mey. mô tả khoa học đầu tiên vào năm 1842. Nhân sâm là cây sống lâu năm, cao chừng 0.6 m, rễ mẫm thành củ to, được coi một trong bốn loại thuốc quý Sâm – Nhung – Quế – Phụ của Đông y từ hàng ngàn năm trước.
Nhân sâm có nhiều loại, tùy vào điều kiện thổ nhưỡng, sinh trưởng mà sẽ có giá trị khác nhau. Sâm hoang dã thường mọc ở sườn núi với độ cao từ 500 đến 1.100m tại các quốc gia khác nhau, song nổi tiếng nhất là tại Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản… Từ xa xưa, nhân sâm đã có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng phục vụ cho hoàng tộc các nước phương Đông.
Tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe con người
Theo y học hiện đại, trong nhân sâm có các thành phần hợp chất hữu cơ quan trọng như chất Cistanche, Germanium, Glycoside Panaxin cùng với các vitamin B1, vitamin B2, các axit béo như axit Panmitic, Streari, Linoleic và các axitamin,... Chính bởi vậy, nhân sâm được coi là “vua” của các loại thảo dược.
Người ta nhận thấy nhân sâm có công dụng tuyệt vời trong việc bồi bổ trí não, phát triển tư duy, trí tuệ, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn ngừa lão hóa, tăng cường lưu thông máu, ...Nhân sâm lại có đặc tính chống căng thẳng, giảm bớt lo lắng, cải thiện tâm trạng, cải thiện hoạt động của tuyến thượng thận, giúp tuyến này được thư giãn hơn và mang lại những tác động tích cực trong quan hệ tình dục.
Theo Y học cổ truyền, cây nhân sâm có công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí. Được dùng trị chứng chân khí suy kém; cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi; đoản hơi; đoản khí; chân tay lạnh; mạch yếu; trí nhớ suy giảm; người ở trạng thái căng thẳng thần kinh; trong người nóng, háo khát; đái tháo, sinh dục kém,…
Tác dụng của nhân sâm đối với sinh lý nam giới
Tác dụng nổi bật của nhân sâm đối với nam giới đó là giúp phái mạnh bổ thận tráng dương, khôi phục thể lực, tăng cường sinh lý nam, cải thiện rối loạn chức năng tình dục ở nam giới.
Nhờ có khả năng hoạt huyết, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, nhờ đó mà những người sử dụng nhân sâm thường xuyên duy trì được tình trạng cương dương lâu hơn. Thành phần nhân sâm còn có chứa nhiều ginsenoside giúp cải thiện và tăng đáng kể hàm lượng testosterone ở nam giới, làm tăng cảm giác hưng phấn.
Theo các nghiên cứu dược lý học, trong nhân sâm có những thành phần không chỉ có hiệu quả cường tinh, tráng dương, mà còn có thể nâng cao khả năng tạo tinh trùng của nam giới cũng như có thể kích hoạt tinh trùng hoạt động mạnh. Những người sử dụng nhân sâm thường có số lượng tinh trùng cao hơn bình thường, độ di động của tinh trùng tốt, tỷ lệ sống cao và ít bị tinh trùng dị dạng. Điều này có nghĩa, sử dụng nhân sâm thường xuyên cũng có thể giúp nâng cao khả năng sinh sản của nam giới, hoặc hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng nhân sâm để không trở thành "thuốc độc"
Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải dùng cho mọi đối tượng được. Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm liều cao kéo dài có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp cũng không nên dùng. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.
Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn.
Sâm ức chế đông máu vì nó hoạt động như chất làm loãng máu hoặc chống đông. Nó có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề chảy máu. Nên tránh dùng nhân sâm trước khi phẫu thuật. Những người gặp vấn đề về đông máu hoặc rối loạn chảy máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhân sâm.
Những người bị dị ứng với nhân sâm có thể bị khó thở, ngứa, phát ban..., phản ứng nặng có thể gây tử vong. Vì vậy, hãy cẩn thận nếu bạn bị dị ứng với loại thảo dược này.
Bài tham khảo