Chăm sóc trẻ bị táo bón

Táo bón là một bệnh thường gặp phần lớn ở trẻ nhỏ.Táo bón khiến cho trẻ khó chịu, bị đầy bụng, kém ăn, đau hậu môn khi đi cầu, đau bụng, nứt rách hậu môn. Trẻ bị táo bón kéo dài còn làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Táo bón có thể làm cho trẻ chán ăn, chậm lớn, chướng bụng và có thể bán tắc ruột.

 

Nguyên nhân trẻ bị táo bón

 

Nguyên nhân do tổn thương thực thể ở đường tiêu hoá, loại này hiếm gặp thường chỉ chiếm 5% trong các nguyên nhân gây táo bón, đó là các dị tật bẩm sinh: Phình to đại tràng (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khi mắc các bệnh này trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi đẻ.

 

Ngoài ra còn có các nguyên nhân mắc phải như: trẻ bị nứt hậu môn, bị trĩ sớm nên trẻ đi ngoài bị đau gây co thắt hậu môn.

 

táo bón, đi ngoài, chế độ ăn uống, ít chất xơ, uống nhiều nước, dùng thuốc, tăng cường vận động, nhu động ruột

Nguồn ảnh: Internet.

 

Do sai lầm trong chế độ ăn uống: uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ do ăn ít rau xanh, quả chín, ăn chưa đúng về số lượng hàng ngày.

 

Chăm sóc trẻ táo bón

 

Nên cho trẻ uống nhiều nước


Nước lọc luôn là lựa chọn tốt nhất nhưng nước trái cây cũng tốt vì giúp hút nước vào ruột già, làm mềm phân, giúp trẻ dễ đi cầu. Với trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày. Với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày.


Cho trẻ dùng đa dạng các loại rau xanh và trái cây tươi


Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả: chọn các loại rau có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, rau dền, củ khoai lang. Khi nấu bột và cháo, phải băm nhỏ cho trẻ ăn cả cái.


Trái cây tươi luôn là lựa chọn tốt nhất, bởi vì có nhiều vitamin so với trái cây sấy khô hoặc trái cây đóng hộp (vitamin bị mất đi do quá trình xử lý công nghiệp). Cho trẻ ăn các loại quả: chuối tiêu, đu đủ, bưởi, cam, quýt, thanh long... Khi trẻ đã bị táo bón không nên ăn cà rốt, hồng xiêm, táo...

 

Cho trẻ ăn nhiều ngũ cốc nguyên cám

Như bánh mì đen hoặc nâu (bánh mì nguyên cám) thêm một chút mứt dâu, mận hoặc bơ đậu phộng. Bơ đậu phộng và các loại đậu là nguồn cung cấp chất xơ và đạm rất tốt. 

Giảm bớt lượng thịt và lượng sữa hàng ngày khi con bạn bị táo bón

 

táo bón, đi ngoài, chế độ ăn uống, ít chất xơ, uống nhiều nước, dùng thuốc, tăng cường vận động, nhu động ruột

Nguồn ảnh: Internet.


Thịt và các sản phẩm từ sữa có xu hướng làm cho phân cứng và trẻ khó đi đại tiên. Nhưng không nên loại trừ các thực phẩm này hoàn toàn trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ, chỉ cần cắt giảm cho đến khi phân mềm đi và trẻ có thể đi cầu thoải mái.

Khuyến khích trẻ dùng sữa chua và sữa bột trẻ em có chứa probiotics

Sản phẩm có chứa probiotics (là vi khuẩn sống có lợi) để cân bằng sức khỏe của đường tiêu hóa. Sữa có probiotics mà pha thêm chút hương vị dâu sẽ hấp dẫn trẻ hơn sữa có priobitics, sẽ giúp cải tiến đáng kể các triệu chứng táo bón ở trẻ. 

Tập thói quen đi tiêu mỗi ngày

Nên tập cho trẻ có thói quen đi tiêu vào giờ nhất định mỗi ngày, chọn thời gian lúc nào trẻ không vội vã, nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc ngồi hố xí quá lâu.

Khuyến khích trẻ năng vận động ngoài trời

Nên cho trẻ có cơ hội vận động ngoài trời như dẫn trẻ đi bơi, đánh cầu, đá banh… vận động thân thể giúp cho nhu động ruột hoạt động tốt, tiêu hóa thức ăn dễ, ruột thông thương, từ đó trẻ hết táo bón.

 

Ngoài ra có thể, xoa bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ từ phải sang trái ngày 3-4 lần, mỗi lần 15 phút vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột.

 

Các trường hợp táo bón do nứt hậu môn: rửa sạch hậu môn, bôi dung dịch bạc nitơrat 2% theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 

Ðiều trị các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu... nếu có.

 

táo bón, đi ngoài, chế độ ăn uống, ít chất xơ, uống nhiều nước, dùng thuốc, tăng cường vận động, nhu động ruột

Nguồn ảnh: Internet.

 

Cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay khi có một trong các dấu hiệu:

 

Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng.

 

Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng.

 

Táo bón ảnh hưởng đến sức khỏe: kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn.

 

Táo bón ở trẻ là bệnh không chỉ đem lại khó chịu cho trẻ trong mỗi lần đi đại tiện mà còn gây ra nhiều hậu quả và biến chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe và phát triển của trẻ. Để khắc phục táo bón thì việc chăm sóc trẻ trong thời gian bị táo bón cũng như sau khi hết táo bón là điều rất quan trọng.

 

trẻ nhỏ, hèn, phế quản, hen suyễn, co thắt, cơn co thắt, khó thở, khò khè, thuốc, giãn phế quản, dấu hiệu, nhận biết, cơn ho, tiếng rít, thoáng khí, không khí
Hen phế quản hay còn gọi là bệnh suyễn, là bệnh ở đường hô hấp, gây co thắt phế quản và tăng tiết...
mang thai, sức khỏe, hút thuốc, tập thể dục, làm việc, táo bón
Khi mang thai cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, vì thế nên có những chú ý cho những phụ nữ...
trẻ nhỏ, viêm phế quản, virus, siêu vi, hô hấp, hen phế quản, viêm đường hô hấp, kháng sinh
Thời tiết đang thất thường là điều kiện thuận lợi gia tăng các bệnh đường hô hấp, trong đó có...
trẻ nhỏ, sởi, nốt phát ban, biến chứng, sốt, viêm phổi, nguy hiểm
Bệnh sởi là bệnh sốt phát ban truyền nhiễm do virut gây nên, lây qua đường hô hấp, thường gây...
tử cung, mang thai, bệnh của tử cung, cấu tạo, các vấn đề về tử cung
Tử cung hay dạ con là một cơ quan sinh dục của hầu hết các loài động vật có vú bao gồm cả Con...
sự phát triển trí tuệ ở trẻ 1 – 3 tuổi, vận động, ngôn ngữ, khả năng tập trung, khả năng tư duy, trí tuệ tự nhiên, trí tuệ không gian, khả năng toán học, khả năng nhận biết, biểu hiện âm nhạc
Giai đạn bé từ 1-3 tuổi là giaia đoạn phát triển vượt bậc về nhận thức. Khi đưuọc 18 tháng, trẻ...
hăm tã, nguyên nhân hăm tã, triệu chứng hăm tã, chăm sóc bé, điều trị hăm tã, bé nổi mụn, quấy khóc do hăm tã
Làn da trẻ rất mỏng manh, nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ dễ dẫn đến bị hăm. Trẻ bị hăm sẽ...
rối loạn cương dương, khó cương cứng, cương không đủ cứng
Sau đây là một số hiểu lầm về rối loạn cương thường gặp.
trẻ nhỏ, bú mẹ, cách cho trẻ bú, sữa mẹ, cho trẻ ăn dặm, cách cho trẻ ăn, dinh dưỡng, cho trẻ ăn đủ chất
Hầu hết các trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng (đến khám tại bệnh viện) có nguyên nhân chính là do...
Nội dung khác
rượu bia, mức nguy hại, giảm tỷ lệ uống rượu bia, cua so tinh yeu
Với tỷ lệ uống bia, rượu ngày càng gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây tại Việt Nam, các...
19:05 - Tin tức
Cơ thể sẽ ra sao nếu túi mật được "cắt bỏ"!!!!
Em năm nay 21 tuổi. Em có đôi điều muốn nhờ bác sĩ giải đáp ạ. Em đang bị polyp túi mật. 1 năm...
17:05 - Tư vấn
Mẹo giúp làm trắng sáng vùng da thâm dưới nách
Vùng da dưới nách của bạn sẽ trở nên trắng sáng hơn nhờ nguyên liệu làm đẹp trong bếp như chanh,...
13:33 - Tin tức
sinh yêu, muốn thử yêu, sợ yêu, chưa gặp được người thương
Không phải ai cũng may mắn trúng ngay tờ vé số độc đắc khi mới mua lần đầu tiên và không phải ai...
07:36 - Tư vấn
hôn nhân, ngoại tình, tha thứ, sai lầm, yếu đuối, vô trách nhiệm, đổ lỗi, rạn nứt
Kết quả là cô ấy thú nhận, cách đây nửa năm, vào những ngày ly thân, một mình ở nơi xa, sau lúc...
15:02 - Tâm sự
Nhức mỏi tay chân và mọc mụn kéo dài
Có một lần em bảo làm đo tải lượng HIV thì bác sỹ bảo nếu ai xét nghiệm mà nhiễm H mới làm tải...
14:05 - Tư vấn
chăm sóc trẻ em, dinh dưỡng, phân xanh, chế độ ăn, cuasotinhyeu
em tên N em có một vấn đề nhờ bác tư vấn ạ. Bé nhà em 4 tháng mấy ngày,cả tuần nay bé đi tiêu...
07:02 - Tư vấn
Thai 4 tuần 5 ngày có GS=14 mm có phải là quá tiêu chuẩn không ? ?
Tháng trước em bắt đầu chu kỳ kinh vào ngày 01/08 dương lịch, tính đến hôm nay là em đã chậm kinh...
10:05 - Tư vấn
 chuyện hy hữu, tên trộm ngu ngốc, vụ án lạ, cua so tinh yeu
Khống chế được kẻ trộm, nhưng thay vì báo cảnh sát, nữ chủ nhà đã trói kẻ trộm vào giường và...
15:02 - Tin tức