Những lưu ý khi tẩy giun cho trẻ

Trẻ nhỏ rất hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh mình, thường hay chơi đùa, đi chân đất, bò lê trên sàn nhà, lại hay mút tay, nhặt thức ăn rơi vãi dưới đất. Tất cả những điều này đã tạo một cơ hội vô cùng thuận lợi cho các loại giun xâm nhập vào cơ thể của trẻ.

Tại sao cần tẩy giun cho trẻ

 

Trẻ nhỏ rất hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh mình, thường hay chơi đùa, đi chân đất, bò lê trên sàn nhà, lại hay mút tay, nhặt thức ăn rơi vãi dưới đất. Tất cả những điều này đã tạo một cơ hội vô cùng thuận lợi cho các loại giun xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Khi đã vào được cơ thể trẻ, giun sẽ tranh giành những chất dinh dưỡng của trẻ, lâu dần làm cho trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Một số loại giun có thể gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập.

 

Trong vài tình huống nguy hiểm hơn, giun có thể gây ra những biến chứng như giun chui ống mật, giun chui ống tụy, tắc ruột, viêm nhiễm tiết niệu – sinh dục. Vì vậy, việc tẩy giun định kỳ cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

 

Khi nào cần tẩy giun cho trẻ

 

Từ 24 tháng tuổi trở lên, cha mẹ cần tiến hành tẩy giun cho con. Để xác định trẻ nhiễm giun hay không, nhiễm loại giun nào, các bác sĩ cần khám, xét nghiệm phân. Tuy nhiên từ trên 2 tuổi cha mẹ có thể tẩy giun định kỳ cho bé 6 tháng một lần mà không cần bắt buộc phải đi xét nghiệm phân trước khi tiến hành cho trẻ sử dụng thuốc trừ một số trường hợp đặc biệt.

 

Việc tẩy giun nên được tiến hành khi trẻ có các yếu tố nguy cơ hoặc các dấu hiệu tình nghi là nhiễm giun như: Trẻ ăn uống kém, hoặc có trường hợp vẫn ăn tốt nhưng không tăng cân, hay đau bụng vặt. Trẻ có nhiều giun đũa thì thường đau khi đói. Trẻ có thể nôn trớ, biểu hiện lợm giọng buồn nôn lúc buổi sáng ngủ dậy. Một số trẻ có thể bị đi tướt. Khi có quá nhiều giun, có thể thấy nôn hoặc đi ngoài ra giun. Trẻ bị nhiễm giun còn có biểu hiện thiếu máu, da dẻ xanh xao, kém ngủ, đêm ngủ hay trằn trọc, có thể hay nằm sấp, kém tập trung chú ý. Nếu bị nhiễm giun kim bé có thêm biểu hiện ngứa hậu môn, hậu môn có thể bị viêm đỏ, bé gái có thể bị viêm âm đạo.

Những lưu ý khi tẩy giun cho trẻ, thuốc tẩy giun cho trẻ, tẩy giun cho trẻ khi nào

Ảnh minh họa.

 

Những lưu ý khi tẩy giun cho trẻ

 

- Chỉ tẩy giun định kỳ khi trẻ 2 tuổi trở lên. Trẻ dưới 2 tuổi nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa đi khám để làm xét nghiệm tầm soát, và khi đã có bằng chứng chính xác của nhiễm giun, trẻ sẽ được điều trị dưới sự theo dõi của bác sĩ.

 

- Có một số bệnh chống chỉ định với thuốc tẩy giun vì vậy cha mẹ cần kiểm tra sức khỏe bé trước khi quyết định tẩy giun cho con. Nếu trẻ mắc một số bệnh mãn tính, tim bẩm sinh, suy tim, suy gan, suy thận, đang ốm, sốt... không nên tẩy giun hoặc nếu tẩy, phải có chỉ định, có sự theo dõi của bác sĩ.

 

- Thuốc tẩy giun cũng có một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, nôn, nổi mề đay, mệt... với những người có cơ địa nhạy cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốc. Nếu những hiện tượng này kéo dài và mẹ thấy con có những biểu hiện mệt mỏi bất thường, mẹ cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện để theo dõi.

 

- Trước khi cho con uống thuốc tẩy giun, bố mẹ nên cho con ăn no. Thuốc tẩy giun hoạt động với cơ chế ngăn không cho giun hấp thụ glucose từ thức ăn. Sau khi uống thuốc, nếu trẻ cảm thấy mệt, bố mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước, nước đường, sữa,... Trường hợp trẻ ngày càng mệt hơn, kèm theo nôn ói thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

 

- Một điều quan trọng là mẹ phải tránh tình trạng tái nhiễm giun cho trẻ. Cố gắng giữ gìn vệ sinh nhà cửa, cho trẻ rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giữ gìn vệ sinh ăn uống, bảo đảm ăn chín, uống sôi…Vệ sinh ăn uống: nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, ăn rau đã nấu chín, các loại trái cây nên gọt vỏ Khi tẩy giun nên làm đồng loạt với tất cả các thành viên trong gia đình để tránh tình trạng lây nhiễm chéo giữa cha mẹ với con cái, anh em trong nhà, khi đó hiệu quả của tẩy giun sẽ bị mất và trẻ dễ dàng tái nhiễm trở lại

 

Cách tẩy giun an toàn cho trẻ

 

Sau đây là một số loại thuốc giun thường dùng để tẩy giun cho trẻ.

 

- Albendazol: ức chế sự thu nhận glucose ở ấu trùng và giun trường thành, làm giảm dự trữ glycogen, giảm năng lưỡng nên giun bất động rồi chết. Thuốc có tác dụng trên nhiều loại giun: đũa, móc, tóc, lươn, kim. Liều dùng một lần duy nhất cho trẻ từ 2 tuổi dùng 400mg (1V). Còn với giun móc thì uống albendazol viên 400mg mỗi ngày 1 viên và uống trong 3 ngày liên tiếp.

 

- Mebendazol: cũng làm cho giun bị cạn kiệt glycogen dự trữ, ngoài ra còn ức chế sự sinh sản của giun. Chỉ dùng thuốc này cho trẻ trên 2 tuổi. Để tẩy giun kim, cho trẻ uống 100mg, sau 2 đến 4 tuần nhắc lại một lần nữa; còn để tẩy một hay nhiều loại giun: móc, tóc, kim: dùng liều duy nhất 400mg.

 

- Pyratel: Có biệt dược là hemilltox hàm lượng 125mg và 250mg: tác dụng bằng cách phong bế thần kinh – cơ của giun, khiến chúng bị tê liệt và nhu động ruột sẽ đẩy giun ra ngoài. Pyrantel tác động lên cả dạng chưa trưởng thành nhưng không có tác dụnng trên dạng ấu trùng. Thuốc này có thể dùng để tẩy giun kim, giun đũa, giun móc cho trẻ từ 1 tuổi trở lên với liều 10mg/kg cân nặng. Nếu trẻ nhiễm giun kim nhiều có thể nhắc lại sau 1 tuần cũng với liều lượng như trên.

 

Các loại thuốc trên được bào chế dưới dạng viên nén, thơm, ngọt, có thể nhai, nghiền trước khi uống hay dạng hỗn dịch, tùy theo lứa tuổi của bé để lựa chọn dạng thuốc cho thích hợp. Có thể uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. Hiện nay, ở trường mầm non, các bé cũng được cho uống thuốc một lần trong năm, thường vào đầu năm học, các bậc phụ huynh nên lưu ý cho bé uống nhắc lại sau 6 tháng.

 

Kết luận

 

Tẩy giun cho trẻ tưởng chừng là một việc hết sức đơn giản và dễ dàng cho tất cả các bậc phụ huynh, tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều những trường hợp mắc phải các sai lầm khác nhau khi sử dụng thuốc giun cho trẻ, khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng, hoặc mặc dù đã dùng thuốc tẩy giun nhưng vẫn không tiêu diệt được giun trong cơ thể trẻ. Vì vậy trước khi tiến hành tẩy giun cho con, các bậc phụ huynh cũng cần tìm hiểu những lưu ý trên để việc tẩy giun an toàn và hiệu quả nhất.

 

thai 36 tuần tuổi, mang thai tháng cuối
Bé đang lớn nhanh và sự chật chội của tử cung khiến bé bớt “hiếu động” hơn.
sinh thiết tinh hoàn, tìm tinh trùng, kỹ thuật sinh thiết tinh hoàn, chọc hút tinh trùng
Sinh thiết tinh hoàn/mào tinh là một thủ thuật ngoại khoa trong hỗ trợ sinh sản nam, mục đích để...
kinh nguyệt, hội chứng tiền kinh nguyệt, biện pháp khắc phục, nguyên nhân của hội chứng tiền kinh nguyệt, thay đổi hóa học trong não, thay đổi về kích thích tiết tố
Hội chứng tiền kinh nguyệt là hội chứng có rất nhiều loại triệu chứng, bao gồm cả thay đổi tâm...
sùi mào gà, tái phát, nguyên nhân, điều trị, phòng tránh, hpv, vệ sinh, tình dục
Sùi mào gà là bệnh do virus HPV gây ra, chính vì vậy mà các phương pháp điều trị không thể loại...
Vô sinh do hình dạng tinh trùng bình thường thấp
Tinh trùng (Sperm) là tế bào sinh sản của nam giới được tạo ra tại tinh hoàn, nó có vai trò kết...
Những lưu ý khi tẩy giun cho trẻ, thuốc tẩy giun cho trẻ, tẩy giun cho trẻ khi nào
Trẻ nhỏ rất hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh mình, thường hay chơi đùa, đi chân đất,...
rối loạn cương dương, nguyên nhân rối loạn cương dương, rối loạn cương dương do rối loạn tâm lý, rối loạn cương dương do các bệnh mạn tính như, rối loạn cương dương do tổn thương thực thể, điều trị rối loạn cương dương, điều trị rối loạn cương dương bằng thuốc, điều trị rối loạn cương dương bằng phương pháp cổ truyền, điều trị rối loạn cương dương bằng đặt thể hang nhân tạo, phòng ngừa rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương là một tình trạng xảy ra khá phổ biến ở nam giới. Rối loạn cương dương được...
quy trình thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, ivf, vô sinh hiếm muộn
Ở giai đoạn chuẩn bị làm thụ tinh ống nghiệm IVF, cả 2 vợ chồng sẽ đi khám vào ngày thứ hai của...
mang thai, bánh rau, cấu tạo bánh rau, tổ chức bánh rau, vị trí của bánh rau
Từ tuần thứ 11-12, các bác sĩ đã có thể thấy được bánh rau bằng đầu dò âm đạo. Lúc này bánh rau...
Các lưu ý cần nhớ khi dùng nhân sâm để tăng cường sinh lý phái mạnh
Tác dụng nổi bật của nhân sâm đối với nam giới đó là giúp phái mạnh bổ thận tráng dương, khôi...
Nội dung khác
thuốc tránh thai, hiệu quả tránh thai, rơi mất thuốc, thuốc tránh thai hàng ngày
Em đang dùng vỉ tránh thai 28 viên em dùng đến viên thứ 8 nhưng bị đánh rơi
09:05 - Tư vấn
Makeup, tập gym, tập thể dục, sai lầm khi trang điểm
Trang điểm khi đi tập gym, lớp phấn son làm cho lỗ chân lông ách tắc, bí bách dẫn đến giãn to ra
13:35 - Tin tức
nấm phụ khoa, kinh nguyệt, ra máu, điều trị, cuasotinhyeu, chẩy máu ngoài chu kỳ
Em thấy kinh vào 17/6 nhưng đến 5/7 em thấy vùng kín ra dich nhầy có máu màu nâu 2 ngày nay....
16:02 - Tư vấn
Bệnh lý u nang tuyến vú có nguy hiểm?
Hôm trước, đi khám sức khỏe thường kỳ, bác sĩ nói tôi bị u nang tuyến vú bên phải kích thước 12mm
09:05 - Tư vấn
kinh nguyệt, rối loạn, mong con, quan hệ, tâm lý, cuasotinhyeu
Trước đây ngày đến tháng của em rất đều cứ 30 ngày có một lần. Nhưng từ lúc vợ chồng em quan hệ...
18:02 - Tư vấn
tổn thương, đau đớn, khó khăn, nuối tiếc, sai lầm, mạnh mẽ, cửa sổ tình yêu.
Giờ em hối hận khi lấy anh. Anh không là chỗ dựa vững chắc; không cho em hạnh phúc trọn vẹn em...
09:35 - Tư vấn
vợ làm xa, tháng về 1 lần, chồng trăng hoa, nhắn tin hẹn hò, không sửa đổi
Tháng em về một lần. Đã rất nhiều lần em bắt gặp chồng em nhắn tin với một số cô gái khác. Em đã...
10:32 - Tư vấn
4 dấu hiệu qua tin nhắn chứng tỏ chàng không còn hứng thú với bạn
Bạn đã từng nhắn tin với một chàng trai nào đó trong thời gian dài rồi bỗng nhiên cảm thấy anh ấy...
08:35 - Tin tức
 bé 19 tháng ung thư võng mạc ,bố mẹ mù lòa chăm con bị ung thư, Bệnh viện K, K Tân Triều, cua so tinh yeu
Đó là hoàn cảnh éo le của gia đình bé Phạm Hữu H. (Hưng Yên) đang điều trị ung thư võng mạc tại...
08:35 - Tin tức