Viêm da dị ứng ở trẻ.

Viêm da dị ứng là bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi da có biểu hiện khô, ngứa, phù nề, chảy nước, bong vảy… có thể báo hiệu trẻ đã có biểu hiện viêm da và cần được điều trị.

 

Viêm da dị ứng ở trẻ em là gì?

 

Viêm da dị ứng là bệnh mãn tính về da, tình trạng da có thể khô và ngứa, phù nề, chảy nước, bong vảy...

 

Viêm da dị ứng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em, bệnh thường xảy ra vào mùa đông, thời tiết lạnh và khô hanh là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Bệnh thường bắt đầu trong năm đầu đời và có đến 85% trẻ mắc bệnh tiếp tục đến 5 tuổi.

 

viêm da dị ứng, bệnh mãn tính, da khô, mụn nước trên da, điều trị viêm da, chăm sóc viêm da, bội nhiễm,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Biểu hiện

 

Trẻ nhỏ: tùy vào từng giai đoạn mà bệnh có những biểu hiện khác nhau

 

Giai đoạn cấp tính: Các mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ, phù nề, chảy nước, ngứa nhiều.


Giai đoạn bán cấp: thương tổn da ít phù hơn, bắt đầu khô và ngứa ít.


Giai đoạn mạn tính: da dày, bong vảy, lichen hóa, vẫn còn ngứa.

 

Nếu bị bội nhiễm thì xuất hiện thêm các mụn mủ, đau, rát, có thể loét… Vị trí thương tổn hay gặp nhất là ở má, trán, cằm. Trường hợp nặng, thương tổn lan ra tay, chân, mình.

 

Trẻ lớn: Thương tổn cơ bản là các sẩn màu nâu tập trung trên nền da dày, rất ngứa. Vị trí hay gặp nhất là các nếp gấp như vùng khoeo chân, khuỷu tay, cổ, nách…

 

Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt, ngứa nhiều phải thức giấc ban đêm, tổn thương da trở nên đỏ hơn và chảy máu, có mủ, đóng vảy màu vàng hoặc nếu tổn thương da không giảm sau 1 tuần.

 

Điều trị

 

Chỉ bôi thuốc kháng viêm, kháng sinh khi trẻ có biểu hiện bội nhiễm theo chỉ định của bác sĩ, lưu ý không pha trộn hay bôi cùng với chất làm ẩm vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị

 

Cần sử dụng những thuốc làm dịu có tác dụng hydrat hoá và tái lập lớp hydro lipid của da. Nên chọn loại kem trung tính, không có chất thơm hoặc chất bảo quản.

 

viêm da dị ứng, bệnh mãn tính, da khô, mụn nước trên da, điều trị viêm da, chăm sóc viêm da, bội nhiễm,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Có những biện pháp dự phòng để hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây kích thích da như súc vật nuôi trong nhà, bọ, bụi nhà, thức ăn gây dị ứng...

 

Lưu ý trong điều trị

 

Lúc bệnh đã giảm hay đã ổn định vẫn phải tiếp tục bôi thuốc. Tuy nhiên cần thay đổi, không nên bôi một loại thuốc quá 10 ngày.


Không lạm dụng corticoid: Thuốc này bôi không quá 10 ngày, không sử dụng loại corticoid nặng cho trẻ em.


Sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm.


Trẻ lớn/người lớn có thể sử dụng các phương pháp khác như ánh sáng trị liệu, chiếu tia cực tím, các thuốc ức chế miễn dịch.

 

Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Tránh dùng các thuốc không rõ nguồn gốc điều trị.

 

Phải điều trị duy trì kể cả khi bệnh đã thuyên giảm để tránh tái phát và các biến chứng.

 

Chăm sóc viêm da dị ứng

 

Viêm da dị ứng làm mất nước, khô da, gây tổn thương dạng khe nứt nhỏ trên da là đường vào cho các tác nhân kích thích, dị nguyên và vi trùng.

 

Làm sạch da: tắm rửa trẻ hàng ngày, lau mặt bằng khăn nhúng nước ấm. Ngâm vùng da tổn thương nặng trong nước ấm 15-20 phút, sau đó lau khô nhanh và ngay lập tức bôi chất làm ẩm để ngăn cản tình trạng bốc hơi làm khô da. Ngâm da 1-3 lần/ngày tùy độ nặng của bệnh.

 

Bôi chất làm ẩm: cần bôi các chất làm ẩm dạng dung dịch, dầu, kem hoặc thuốc mỡ theo hướng dẫn của y tế ngay sau khi tắm. Thời tiết khô hanh nên chọn loại thuốc mỡ, vì thành phần có ít tá dược nhất và tác dụng kết dính nhiều hơn.

 

viêm da dị ứng, bệnh mãn tính, da khô, mụn nước trên da, điều trị viêm da, chăm sóc viêm da, bội nhiễm,

Nguồn ảnh: Internet.

 

Giảm ngứa và kích ứng: duy trì giấc ngủ bình thường và ổn định tâm lý trẻ, vì stress cũng là một nguyên nhân dẫn đến thói quen gãi ngứa ở trẻ. Cắt móng tay cho trẻ, mang bao tay, vớ ban đêm để tránh tổn thương da do gãi ngứa. Thuốc kháng histamin có thể dùng hỗ trợ.

 

Chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng, cồn và các sản phẩm chăm sóc da phải tránh dùng. Chọn quần áo thấm mồ hôi, cho trẻ ở phòng máy lạnh để giảm ra mồ hôi. Tránh những thức ăn dị ứng. Không cho trẻ chơi dưới đất, không chơi với súc vật hay thú nhồi bông.

 

 

Viêm da dị ứng ở trẻ nếu không điều trị tốt có thể gây bội nhiễm và nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, vì vậy việc chăm sóc da tại nhà là điều quan trọng.

tụ dịch màng nuôi, nguyên nhân tụ dịch màng nuôi, mức độ tụ dịch màng nuôi, tụ dịch màng nuôi có gây sảy thai không
Tụ dịch dưới màng nuôi là hiện tượng tụ máu giữa khoảng không gian giữa nhau thai và tử cung.Tụ...
dấu hiệu mang thai, chậm kinh, buồn nôn, nghén, thụ thai, xét nghiệm nội tiết thai, ra máu báo
Theo kinh nghiệm dân gian thì những dấu hiệu ở phụ nữ như đi tiểu nhiều, căng tức ngực, nhạy cảm...
Hậu sản mòn: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Phụ nữ sau sinh có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có một số người có thể gặp phải...
Bé có thích thú ngồi bô hay không? Có tỏ ra sợ hãi khi nhìn thấy bô hay không? Vấn đề còn tùy...
bơm tinh trùng vào tử cung, phương pháp iui, chỉ định iui, kĩ thuật bơm tinh trùng vào tử cung, biến chứng bơm tinh trùng vào tử cung, iui.
Hiện nay, tỉ lệ vô sinh và hiếm muộn khá cao. Với nền y học hiện đại có rất nhiều phương pháp hỗ...
Các hiện tượng đau vú chị em cần lưu tâm
Nhiều phụ nữ gõ cửa bác sĩ với tâm trạng lo lắng mình đã bị ung thư vú khi bầu vú của họ trở nên...
thai kỳ, mang thai tuần 5, thai nhi 5 tuần tuổi, hình thành, cơ quan bộ phận, hình thành não và tim
Trong tuần thai này sau khi phôi đã đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung và làm tổ tại đó, thì cũng...
Trẻ hay gặp chứng đổ mồ hôi và nguyên nhân không phải lúc nào cũng là do còi xương.
bệnh hột xoài, bệnh nicolas-faver, bệnh lây truyền, chlamydia
Bệnh hột xoài được biết đến với nhiều tên gọi u hạt bạch huyết hoa liễu, u hạt lympho sinh dục ,...
thủ dâm, thủ dâm nam, thủ dâm là gì, phân loại thủ dâm, tần suất thủ dâm, tác hại của thủ dâm
Thực tế thủ dâm không hẳn là vấn đề xấu. Thủ dâm là tự kích thích để xuất tinh đạt dược những...
Nội dung khác
bệnh hiv, lây truyền, máu khô, cuasotinhyeu, virus, phơi nhiễm
Em có dùng khăn giấy ướt để lau máu khô của một người bệnh, sau đó vì không chú ý lắm nên em chỉ...
12:02 - Tư vấn
thẩm mỹ, vùng kín, nhũ hoa, hồng hào, thâm đen, giải quyết
Con năm nay 19 tuổi. Chưa quan hệ lần nào mà đầu ti và cô bé của con rất thâm. Môi bé dài và thâm...
20:05 - Tư vấn
Nhận biết sự khác biệt của cơ thể ngày rụng trứng
Với những người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài khoảng 28 đến 30 ngày thì ngày...
13:05 - Tin tức
chậm kinh, 1 tuần, mang thai, dấu hiệu, siêu âm, không thấy thai, chưa vào tử cung, rối loạn, định lượng hCG, cuasotinhyeu
Em bị chậm kinh gần 1 tuần, nhưng em đi siêu âm thì bác sĩ lại bảo chưa phát hiện có thai
07:05 - Tư vấn
Sau cắt bao quy đầu 3 tháng vẫn chưa hết phù nề, liệu có nguy hiểm không ?
Em cắt bao quy đầu được 3 tháng, nhưng phần dưới dây hãm bị phù vẫn chưa hết và không có đau gì cả
09:05 - Tư vấn
Quan hệ không bao sau quên thuốc tránh thai 3 ngày !!!
Năm nay em 25 tuổi và đang uống thuốc tránh thai hàng ngày loại 21 viên. Khi em uống được 4 viên...
17:05 - Tư vấn
Quốc Cơ, Quốc Nghiệp, diễn đám cưới, mưu sinh, cửa sổ tình yêu.
Hai anh em nghệ sĩ xiếc chia sẻ nhiều câu chuyện về giai đoạn bắt đầu theo đuổi nghề xiếc trong...
15:02 - Tin tức
Nên làm gì khi trẻ 16 tháng tuổi "lười tập đi"???
Bé nhà em năm nay là 16 tháng tuổi mà vẫn chưa biết đi ạ. Bác sĩ cho em hỏi như vậy thì em phải...
08:05 - Tư vấn
quan hệ tình dục, huyết trắng, viêm nhiễm, kinh nguyệt, hành kinh, xuất hiện, dịch màu nâu, cuasotinhyeu
Tháng này gần đến kinh em cứ bị mắc vệ sinh, cứ nghĩ là bệnh về thận hay viêm bàng quang đi khám...
19:35 - Tư vấn