Viêm màng ngoài tim ở trẻ
Nguyên nhân
Vô căn
Nhiễm trùng:
Virus: Coxsakie A, B, quai bị, Adenovirus, viêm gan, Cytomegalovirus, thuỷ đậu, HIV, Herpes simplex.
Vi trùng sinh mủ: phế cầu, liên cầu, tụ cầu, Meningococcus, Gonococcus, Salmonella, Legionella pneumonia, Hemophilus influenza
Vi trùng lao, Nấm, Ký sinh trùng (Toxoplasmosis, Echinococcus.), Loại khác (Mycoplasma, Rickettsia, bệnh Lyme).
Tự miễn và các bệnh khác:
Hội chứng sau tổn thương tim: hội chứng Dressler hoặc hội chứng sau NMCT muộn, sau chấn thương, sau rạch màng ngoài tim.
Bệnh mô liên kết và các bệnh gây viêm: Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, thấp tim, xơ cứng bì, bệnh mô liên kết hổn hợp, viêm nút quanh động mạch, bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ, viêm cột sống dính khớp, viêm da cơ, bệnh viêm ruột.
Nguồn ảnh: Internet.
Thuốc: Procainamide, Hydralazin, Isoniazid, Penicillin, Phenylbutazone, Diphenylhydantoine.
Sau ghép tim.
Ung thư: nguyên phát, thứ phát (phổi, vú, ung thư máu, lymphoma, u hắc tố), xạ trị.
Chuyển hoá: uré máu cao, suy giáp, cholesterol cao, goutte.
Chấn thương: chấn thương ngực kín, vết thương xuyên thấu, vỡ thực quản, vỡ tim hay đại động mạch.
Triệu chứng
Triệu chứng toàn thân: thường không có triệu chứng đặc hiệu, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Có thể gặp các triệu chứng như sốt, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân.
Triệu chứng cơ năng
Đau tức ngực là triệu chứng thường gặp, nhưng không phải lúc nào cũng có. Đau tăng khi hít sâu, ho, mức độ đau có thể nhiều hoặc ít tùy vào mỗi bệnh nhân.
Khó thở: thường là khó thở nhanh nông, khi có chèn ép tim thì sẽ có khó thở dữ dội.
Các triệu chứng khác ít gặp như ho khan, khó nuốt, nấc.
Diễn biến của bệnh
Diễn biến bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và điều trị, thông thường có một số khả năng:
Nguồn ảnh: Internet.
Tràn dịch màng ngoài tim có ép tim do khối lượng dịch tăng nhanh đột ngột và áp lực tĩnh mạch ngoại biên tăng cao. Bệnh nhân có khó thở dữ dội, thở nhanh nông, vã mồ hôi, da tái nhợt, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, áp lực tĩnh mạch tăng…
Viêm màng ngoài tim có thắt: màng ngoài tim bị viêm, dày lên, nhiễm vôi, bóp chặt vào tim, làm tim không giãn ra được trong thì tâm trương
Tràn dịch màng ngoài tim mãn tính: bệnh nhân còn tồn tại dịch màng ngoài tim số lượng ít trong một thời gian dài, triệu chứng lâm sàng không có gì đặc biệt, không có biến chứng ép tim.
Điều trị
Điều trị theo nguyên nhân
Viêm màng ngoài tim cấp do virut: có thể dùng kháng sinh và Corticoid trong vòng 2-3 tuần theo chỉ định.
Viêm màng ngoài tim do lao: điều trị theo phác đồ chống lao có hệ thống, thường phối hợp các thuốc kháng lao. Liều lượng thuốc theo cân nặng của từng bệnh nhân, thường dùng liều tấn công trong vòng 2 tháng đầu và liều củng cố 6 tháng tiếp theo. Theo dõi bệnh nhân trong vòng 1-2 năm nếu có biểu hiện viêm màng ngoài tim mãn tính co thắt thì nên có phẫu thuật sớm.
Viêm màng ngoài tim do thấp tim: dùng Corticoid và Penixilin theo phác đồ điều trị thấp tim, thường thấy dịch màng ngoài tim hấp thu nhanh sau điều trị.
Viêm màng ngoài tim do mủ: dẫn lưu mủ sớm, dùng kháng sinh đặc hiệu theo kháng sinh đồ. Nên cso chỉ định cắt bỏ màng ngoài tim sớm để đề phòng biến chứng viêm màng ngoài tim co thắt mãn tính.
Điều trị triệu chứng
Đau ngực: có thể sử dụng thuốc giảm đau, thuốc an thần theo chỉ định.
Điều trị chống viêm dính màng ngoài tim.
Nguồn ảnh: Internet.
Điều trị triệu chứng ứ trệ tuần hoàn: biện pháp tốt nhất là chọc tháo dịch màng ngoài tim, giải phóng chèn ép tim sẽ làm giảm hoặc mất ứ trệ tĩnh mạch.
Các thuốc lợi tiểu và cường tim được dùng trong một số trường hợp cụ thể (nếu cần).
Điều trị phẫu thuật
Đối với viêm màng ngoài tim có thắt, phẫu thuật bóc màng ngoài tim là biện pháp chủ yếu để cải thiện tình trạng rối loạn huyết động của bệnh nhân. Tốt nhất là bóc toàn bộ màng ngoài tim đã bị viêm dày, nếu không thì bóc cửa sổ một số vùng có thể bóc được.
Trong giai đoạn muộn, màng ngoài tim dày cứng, dính sát vào cơ tim thì rất khó bóc triệt đẻ màng ngoài tim vì rất dễ gây rách cơ tim và biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật.
Viêm màng ngoài tim là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của tim và gây ra nhiều diễn biến nguy hiểm. việc phát hiện và diều trị bệnh sớm là cách duy nhất để tránh biến chứng nguy hiểm sau này cho trẻ.