Chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp đúng cách

Đường hô hấp trên được tính từ thanh quản, họng, mũi xoang, kể cả tai giữa cũng được tính vào đường hô hấp trên. Viêm đường hô hấp trên là viêm niêm mạc lót ở trong các cơ quan đó. Nguyên nhân gây bệnh có thể do virut, vi khuẩn, ngoài ra có thể do nấm, trong đó phần lớn là viêm đường hô hấp do virut gây nên.

Nguyên nhân trẻ bị viêm đường hô hấp

 

Đường hô hấp trên được tính từ thanh quản, họng, mũi xoang, kể cả tai giữa cũng được tính vào đường hô hấp trên. Viêm đường hô hấp trên là viêm niêm mạc lót ở trong các cơ quan đó. Nguyên nhân gây bệnh có thể do virut, vi khuẩn, ngoài ra có thể do nấm, trong đó phần lớn là viêm đường hô hấp do virut gây nên. Sự thay đổi thời tiết, viêm VA, viêm amidan cũng là các nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ. Trẻ sinh non,sức đề kháng kém, thấp cân, hoặc sống trong môi trường ô nhiễm,ăn uống không đủ chất, ... là những yếu tố tăng nguy cơ phát sinh bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ.

trẻ bị viêm đường hô hấp, chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp, nguyên nhân viêm đường hô hấp

Ảnh minh họa.

 

Biểu hiện trẻ bị viêm đường hô hấp

 

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm đường hô hấp đa phần dễ nhận biết.

- Sốt: Là triệu chứng thường gặp nhất trong viêm đường hô hấp ở trẻ. Sốt trong các bệnh của viêm đường hô hấp trên thường là sốt cao và thành cơn, thân nhiệt có thể tăng cao 39 - 40 độ C. Kèm theo sốt, trẻ thường nhức đầu, viêm kết mạc mắt, sợ ánh sáng, mắt đỏ, đau, ngứa và chảy nước mắt, hơi thở hôi, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy... Thông thường các triệu chứng trên sẽ cải thiện sau 7 - 10 ngày, trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục.

- Sổ mũi và chảy nước mũi, với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi.

- Ho cũng là triệu chứng xuất hiện hầu hết trong các bệnh viêm đường hô hấp trên, ho thành cơn hay ho khan, ho có đờm.

- Khó thở là một triệu chứng không đặc thù của viêm đường hô hấp trên. Khó thở thường là triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp dưới nhưng trong trường hợp đứa trẻ bị viêm thanh quản thì bé có thể sẽ bị khó thở. Khó thở là triệu chứng rất ít gặp nhưng đã gặp thì thường là dấu hiệu của bệnh nặng, bé phải thở rít, thở khò khè...

- Sau đợt cấp, nếu không chữa trị không tốt bệnh chuyển sang viêm đường hô hấp trên mạn tính, với triệu chứng thường là ho, rát họng, nuốt thấy hơi vướng trong họng, nghẹt mũi do hiện tượng phì đại cuống mũi. Một số trẻ nước mũi chảy thường xuyên một hoặc cả hai bên mũi.

- Một số trẻ em bị VA mãn tính kéo dài mà căn nguyên do trực khuẩn thì chất nhầy chảy ra ở mũi thường có màu xanh, trường hợp gây viêm xoang thì kèm theo triệu chứng đau đầu.

 

Chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp đúng cách

 

- Sử dụng thuốc:

 

Có thể chăm sóc và điều trị tại nhà với các trường hợp nhẹ và không có biến chứng. Có thể dùng những thuốc hạ sốt thông thường như: Panadol, Efferalgan, Tylenol… kết hợp với dùng nước ấm lau mát để hạ sốt cho trẻ, tuy nhiên cần lưu ý liều lượng sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sỹ. Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và làm thông mũi bé trước khi cho ăn, cho bú.

 

Trường hợp bé ho có thể cho bé uống thuốc ho dạng thảo dược để làm dịu cơn ho, các thuốc ho dạng khác cần sự chỉ định của bác sĩ. Theo dõi nhiệt độ hàng ngày, nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối 9‰ để tránh nhiễm khuẩn...Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi các dấu hiệu nặng lên như: sốt cao, ho nhiều, nôn ói kéo dài, tiêu chảy nặng, có các dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt…

 

Viêm đường hô hấp do virut nên không dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng. Trong trường hợp trẻ ho, sốt thì cần giảm ho, hạ sốt, chế độ dinh dưỡng hợp lý để cơ thể tự điều chỉnh chứ không dùng kháng sinh.

 

Với nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn thì khi dùng kháng sinh cần bác sĩ chỉ định, người dân không tự dùng kháng sinh tránh kháng thuốc, bệnh không những không đỡ mà còn dai dẳng khó điều trị về sau này

 

- Chế độ ăn uống:

 

Trẻ viêm đường hô hấp cần có chế độ ăn với thức ăn mềm, đồ nước. Nếu đồ cứng, đồ khô, trẻ dễ ho, nôn. Cần đảm bảo đủ dưỡng chất, năng lượng, đạm trong khẩu phần ăn của trẻ như súp gà, súp bò... cho trẻ uống thêm sữa. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, như bim bim, bánh kẹo, khoai tây chiên, các loại nước ngọt có ga,... Trong đồ ăn của trẻ nên cho thêm chất béo, dầu mỡ, đặc biệt dầu mỡ nhiều omega-3 như dầu cá hồi vì omega-3 làm tăng khả năng miễn dịch của đường hô hấp.

 

Ngoài ra, tăng cường uống nước, đặc biệt là nước hoa quả tươi cung cấp nhiều vitamin C như nước cam, quýt, chanh, bưởi. Tránh ăn những thực phẩm lạnh, bảo quản trong tủ lạnh mà không đun nóng lên thì trẻ không thể ăn ngay được. Thức ăn cần hâm nóng, làm ấm trước khi cho trẻ ăn.

 

Chú ý giữ gìn vệ sinh mũi họng cho con, nên để trẻ thở bằng mũi thì tốt cho đường hô hấp hơn, đường hô hấp ổn định. Mũi có tác dụng làm ẩm, làm sạch không khí khi vào đường hô hấp, thở bằng miệng dễ viêm nhiễm hơn. Với trẻ đi lớp dễ viêm đường hô hấp hơn, nếu trẻ có sốt ho thì nên nghỉ ở nhà để chăm sóc tốt hơn, tránh lây chéo.

 

- Chế độ vệ sinh khi trẻ bệnh:

 

Trẻ chảy nhiều nước mũi, có thể quánh dính dẫn đến nghẹt mũi, tắc mũi, khi này nên dùng khăn mềm lau sạch dịch mũi cho trẻ, nhất là trước khi trẻ ăn để tránh bị nôn, sặc thức ăn

 

Dùng nước muối 9‰ nhỏ vào từng bên mũi cho trẻ để làm loãng dịch mũi, sau đó loại bỏ dịch mũi bằng dụng cụ hút mũi, dùng tăm bông sạch, khô ngoáy mũi lại.

 

Tránh lạm dụng nước muối quá nhiều để hút mũi quá nhiều vì sẽ gây teo niêm mạc mũi của trẻ. Duy trì môi trường sống thông thoáng, tránh ẩm thấp và nơi đông người.

 

Tránh nằm phòng điều hòa quá lạnh, tránh cho trẻ sinh hoạt ngoài trời lâu đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. Giữ ấm cơ thể khi đi đường, giữ ấm cổ khi ngủ vào mùa đông là những biện pháp tuy đơn giản nhưng lại giúp chúng ta phòng bệnh rất hiệu quả.

 

Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường tránh các yếu tố có hại cho đường hô hấp như: bụi, hơi nóng, khí nóng, khí độc…

 

Kết luận

 

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ, nhất là trẻ nhỏ. Bệnh đa phần là không nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nặng, chăm sóc không đúng cách cũng có thể dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ về sau. Do đó phụ huynh cần nắm được các nguyên tắc cơ bản trong chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh.

tuyến giáp, hoocmon tuyến giáp, yếu sinh lý, giảm ham muốn tình dục
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể. Tuyến này nằm phía trước cổ gắn vào sụn...
tư vấn, sức khỏe, kiến thức, trẻ sơ sinh, phản xạ
Cha mẹ nào cũng muốn con mình sinh ra khỏe mạnh và thông minh. Mỗi đứa trẻ sẽ phát triển theo một...
tinh hoàn, u tinh hoàn, ác tính, di căn, đau tinh hoàn, phát hiện, điều trị sớm
U tinh hoàn là bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, vì có tới 90% trường hợp là ung thư. Bệnh...
quai bị, vô sinh nam, teo tinh hoàn, biến chứng, không sản xuất tinh trùng, không có tình trùng
Quai bị có kèm viêm tinh hoàn có nhiều khả năng sẽ dẫn đến vô sinh, đặc biệt nếu viêm cả 2 tinh...
kiến thức trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh 0 đến 12 tháng, trẻ từ 1 đến 6 tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh, dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh, bệnh thường gặp ở trẻ,
Thông liên nhĩ là một dạng của bệnh lý tim bẩm sinh, bệnh thường không có nhiều triệu chứng cơ...
bệnh hiv, hiv ở trẻ, cho con bú sữa mẹ, lây truyền hiv khi cho con bú, sữa mẹ có hiv không
Bệnh HIV lây truyền ở trẻ em chủ yếu là lây truyền do mẹ truyền cho con. Do trẻ sơ sinh và trẻ...
 lượng tinh dịch, viêm túi tinh, vô sinh, xuất tinh thường xuyên, niệu đạo, nồng độ tinh trùng, tần xuất xuất tinh, chất ảnh hưởng tinh dịch
Tinh dịch là dịch chưa tinh trùng được xuất ra từ niệu đạo của nam giới. Thông thường, mỗi ml...
thai ngoài tử cung, chửa ngoài tử cung, nguy hiểm, chửa ngoài tử cung vỡ, nguyên nhân thai ngoài tử cung, xử lý thai ngoài tử cung
Qúa trình trứng và tinh trùng phối hợp để tạo thành hợp tử được gọi là thụ tinh hoặc thụ thai để...
chồng mê phim sex, phim sex, chuyện chăn gối, chuyện ấy
Chồng tôi và tôi cãi nhau liên tục về chuyện anh ấy thương đọc tạp chí khiêu dâm. Tôi thấy...
nhiễm trùng giasdia, triệu chứng nhiễm trùng giasdia, đường lây truyền giasdia, phòng lây nhiễm giasdia, kí sinh giasdia, tác nhân gây bệnh giasdia.
Nhiễm Giardia là bệnh nhiễm ký sinh đơn bào đường ruột trên, do loại trùng roi Giardia lamblia...
Nội dung khác
bánh trung thu, an toàn thực phẩm, bánh trung thu truyền thống, bánh hiện đại
Bánh Trung thu cung cấp nhiều năng lượng. Vì thế, ngoài việc quan tâm đến chất lượng của bánh...
10:35 - Tin tức
Kinh nguyệt đến sớm hơn sau quan hệ liệu có phải là có thai?
Thời gian trước cháu và bạn gái có quan hệ x.u.ấ.t t.i.n.h ngoài với nhau. Nhưng sau đó một tuần...
14:05 - Tư vấn
hiếm muộn, mang thai, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, chưa đồng ý
Mới đây em có đi khám bốc thuốc bênh đông y, thầy thuốc nói em bị trứng yếu nên khó có thai, và...
16:05 - Tư vấn
Nổi mụn trắng, nhỏ li ti ở phần phụ Nam giới là bệnh gì?
Khoảng vài năm đổ lại đây, em bị nổi mụn màu trắng đục, nhỏ li ti, không đau, không sưng tấy,...
11:05 - Tư vấn
quan hệ, thuốc tránh thai, chậm kinh, nguyên nhân, tác dụng phụ, cuasotinhyeu.
Chào bác sĩ, em có quan hệ với bạn trai và không có sử dụng biện pháp.
09:02 - Tư vấn
Đau nhức núm vú sau dùng thuốc tránh thai khẩn cấp được 9 ngày!
Em và bạn trai vừa rồi có quan hệ không an toàn với nhau. 1 ngày sau đó, em có uống thêm 1 viên...
08:05 - Tư vấn
Mộng tinh xuất hiện 4-5 lần/tháng khi đã ở độ tuổi 28!
Em năm nay 28 tuổi và chưa có gia đình. Em có một thắc mắc muốn được bác sĩ tháo gỡ đó là: Em bị...
16:14 - Tư vấn
cửa sổ tình yêu, chia tay, kiểm soát, nhỏ nhặt, sóng gió, cố gắng, thay đổi, nói chuyện.
Anh làm việc bên Hàn, nên chênh lệch múi giờ so với Việt Nam là 2h. Tối nào anh ý cũng bắt em đi...
20:02 - Tư vấn
mang thai, chu kỳ kinh cuối, trễ kinh, đi khám, nhân xơ tử cung, đau bụng, tái khám, dùng thuốc, tiếp tục, tình trạng, ảnh hưởng, cuasotinhyeu
Em hiện đang mang thai lần đầu tiên, ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của em là ngày 01/07, em...
11:05 - Tư vấn