Chăm sóc trẻ ốm như thế nào?
-Việc đầu tiên là cần quan sát trẻ kỹ để nói cho bác sỹ biết những biểu hiện bệnh ở trẻ. Vì luôn ở bên con nên bạn dex nhận được ngay sự thay đổi bất thường qua nét mặt, tính tình, sự hoạt động của con. Bạn cần nhớ rõ cả những biểu hiện đã qua để mô tả cho bác sỹ và bạn cũng đừng quên nói với bác sỹ các nhận xét các nhận xét khác của bạn về trẻ.
-Bạn cũng hãy chuẩn bị trước một số câu hỏi có liên quan tới tình trạng bệnh tật của con, cách chăm sóc con... để tránh bị quên khi gặp bác sỹ.
-Nếu trước đó, cháu tiếp xúc với người cũng có những triệu chứng như cháu thì bạn cũng nên nói với bác sỹ vì có thể đó là bệnh lây.
-Trong lúc chờ đợi, chưa có bác sỹ, hãy để cháu nghỉ ngơi, bình tĩnh. Trừ những trường hợp cấp cứu khẩn cấp, trước khi bác sỹ đến khám hoặc trước khi cho trẻ đi khám, bạn cần giải thích cho trẻ rõ ràng về việc đi khám để trẻ đỡ bị rơi vào trạng thái hoảng sợ đột ngột
-Tránh gây ồn ào, nhiều tiếng động. Hãy thận trọng khi dùng bất kỳ một thứ thuốc gì cho trẻ, đặc biệt nếu không được bác sỹ hướng dẫn từ trước.
-Nếu trẻ sốt, hãy theo dõi nhiệt độ đều đặn và cho trẻ uống nước.
-Sau khi đi khám bác sỹ về, bạn cần phải tiếp tục theo dõi sự chuyển biến của bệnh và thực hiện những lời chỉ dẫn của bác sỹ để chữa bệnh cho trẻ.
-Bạn cần ghi chép cẩn thận những thuốc trẻ cần dùng, liều lượng, số lần uống... và những lời dặn của bác sỹ vào một tờ giấy hoặc quyển sổ theo dõi sức khỏe, để những người lớn trong gia đình cũng biết rõ về bệnh tình và thuốc của trẻ. Làm như vậy sẽ tránh được nhầm lẫn.
-Cho trẻ uống nước đều, đặc biệt cần thiết trong các trường hợp trẻ sốt hoặc tiêu chảy.
-Cho trẻ ăm đồ nhẹ, dễ tiêu, hợp sở thích. Tránh thay đổi thức ăn và hình thức ăn trong thời gian trẻ bị bệnh.
-Nhà cửa nên để thông thoáng, không nên đóng quá kín những cũng không nên để bị gió lùa.
-Khi trẻ ốm thì nhất thiết cha mẹ hoặc một người lớn thân thiết của trẻ nên có mặt bên trẻ. Sự có mặt của người mẹ, người cha hoặc người lớn thân thiết bên con góp phần không nhỏ tới việc trị bệnh cho trẻ. Vì ngoài việc theo dõi sát sao, cho con uống thuốc, ăn uống... thì tiếng nói, nụ cười và bàn tay chăm sóc của bạn sẽ làm cho trẻ cảm thấy yên tâm hơn nhiều.
- Người lớn trong nhà nên giữ thái độ bình tĩnh, giữ cách suy nghĩ tích cực về bệnh tật, tránh lo âu, căng thẳng quá mức, tránh nói những lời quá tiêu cức, đặc biệt vói trẻ lớn vì như vấy ẽ gây lo sợ cho trẻ.
-Nếu trẻ chơi được thì nên để cho trẻ chơi nhưng nên tránh những hoạt động quá mạnh hoặc kích thích trẻ quá.
- Nếu trẻ không sốt quá cao và nếu được sự đồng ý của bác sỹ thì bạn vẫn có thể cho con đi dạo ngoài trời, nhưng nhớ lưu ý chỉ chọn khi thời tiết ổn định, khôgn quá nhiều nắng, nhiều gió hoặc quá lạnh. Chọn những nơi yên tĩnh, tránh những nơi ồn ào, đông người.
-Nên hoãn các chuyến đi đã dự định hoặc nếu nhất thiết phải đi thì cũng nên có ý kiến của bác sỹ.