Để bé từ bỏ thói quen mút tay
Có thể bé ti mẹ hoặc ti bình chưa đủ, vì vậy bé mút thêm. Với các em bé nhanh bú hết sữa trong bình do lỗ vú quá to khiến bé cũng sẽ mút tay. Trong trường hợp này bạn nên thay đổi núm vú để điều chỉnh thời gian bú của bé.
Can thiệp kịp thời: Bạn nên tìm cách cho bé bỏ thói quen này ngay từ khi bé bắt đầu mút tay chứ đừng để thành thói quen. Ngăn chặn bằng cách tìm ra nguyên nhân bé chưa thỏa mãn nhu cầu mút hay do bé cần an ủi, vỗ về.
Đừng cưỡng bức bé: Bạn đừng buộc tay hay bôi các thứ đắng vào tay bé. Bởi nếu bạn nơi lỏng sự kiểm soát, bé sẽ lại mút tay và có khi còn mút nhiều hơn để thỏa mãn nhu cầu.
Đối với các em bé trên 1 tuổi: Bé sẽ mút tay mỗi khi bé buồn, căng thẳng, mệt mỏi, đói hay trong cuộc sống của bé có sự thay đổi. Bé làm vậy để cảm thấy an toàn hơn, thói quen mút tay cũng giống như thói quen ôm chăn, gối hay gấu bông đi ngủ. Khi đứng trước một việc xảy ra, bé chưa phản ứng được như khi đã lớn mà quay về với tuổi bé nhỏ của mình coi mút tay là niềm vui lớn. Vì vậy, khi bé trên 1 tuổi mút tay, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân chứ đừng ngăn chặn trực tiếp. Bạn nên khuyến khích bé chơi bằng cả hai tay, để bé bận rộn nên không nghĩ tới chuyện mút tay.