Bổ sung thiếu và thừa canxi ở trẻ có thể gây hậu quả gì?
Vai trò canxi ở trẻ
Mọi người hầu hết đã biết canxi là thành phần không thể thiếu ở xương chiếm đến 70% cấu trúc xương.Tuy nhiên ngoài ra canxi cũng còn tồn tại dưới dạn ion Canxi trong máu với các vai trò quan trọng khác đến sức khỏe của cơ thể. Canxi đóng vai trò thiết yếu cho việc phát triển xương, làm chắc xương, răng, chống loãng xương, còi xương, nhuyễn xương, mà còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, thông máu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh, và giúp tiết chế một số hormon.Canxi có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch do Canxi còn giữ vai trò kích hoạt năng lực di chuyển và năng lực bao vây, tiêu diệt vi khuẩn, độc tố gây bệnh của bạch cầu. Ion canxi có vai trò quan trọng trong truyền dẫn thần kinh, tim mạch và đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động co giãn các cơ.
Thiếu canxi ở trẻ có ảnh hưởng gì
- Khi canxi bị thiếu trẻ sẽ khó hình thành và phát triển, duy trì hoạt động xương răng, nhất là chiều dài xương, dẫn đến có chiều cao khiêm tốn. Thiếu canxi còn làm giảm sự sự lắng đọng cục bộ, khô chất gian bào ở đầu xương, gây ra cơn đau tăng trưởng ở bắp chuối hay một bên hoặc cả hai bên khớp gối nhưng không phải là viêm khớp.
- Đặc điểm của trẻ còi xương là xương nhỏ yếu, trẻ chậm lớn, lùn, còi xương, xương biến dạng (ngực hình chuông, ức gà, chân vòng kiềng, chân hình chữ X), răng không đều, răng dị hình, chất lượng răng kém, và bị sâu răng.
- Khi thiếu canxi, chức năng miễn dịch của cơ thể trẻ sẽ giảm sút khiến các bệnh có cơ hội tấn công trẻ. Vì vậy bổ sung canxi để cân bằng khả năng miễn dịch đặc biệt với trẻ nhỏ là cần thiết.
- Trẻ em thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, đêm ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần do hệ thần kinh kém hoạt động, bị ức chế.
- Khi thiếu canxi các cơ của trẻ sẽ kém đàn hồi khiến trẻ không linh hoạt, với cơ trơn khi bị thiếu canxi chức năng tiêu hóa sẽ bị kém, trẻ sẽ chán ăn hoặc gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, táo bón hay tiêu chảy.
- Thiếu canxi biểu hiện ở cơ tim co bóp kém, chức năng chuyển máu yếu, trẻ quấy khóc, mệt mỏi, kém linh hoạt, thường xuyên thở dốc, vã mồ hôi.
Ảnh minh họa.
Bổ sung thừa canxi dẫn đến ảnh hưởng gì
Thiếu canxi rất nguy hiểm đến sự phát triển của trẻ, tuy nhiên việc bổ sung thừa canxi cũng gây ra những ảnh hưởng không kém phần quan trọng với sức khỏe của trẻ. Các hậu quả của việc dư thừa canxi ở trẻ có thể gặp phải là
– Thừa canxi khiến trẻ thấp còi: Khi hàm lượng canxi trong máu cao, canxi sẽ đi vào xương nhiều hơn, làm cứng xương và cốt hoá xương sớm. Do đó xương bị hạn chế phát triển, trẻ có thể bị lùn hoặc ngừng phát triển chiều cao.
– Sỏi thận: Lượng canxi dư thừa sẽ được cơ thể đào thải qua nước tiểu. Nhưng nếu lượng canxi dư thừa quá nhiều thì trẻ sẽ gặp nguy cơ bị vôi hóa thận, sỏi thận, giảm chức năng thận.
– Đau khớp: Dư thừa canxi trong cơ thể có thể gây ra nhiều rối loạn khác trong hệ xương như đau xương và khớp, giảm chiều cao, biến dạng cột sống và gù.
– Cường giáp: Tuyến cận giáp chịu trách nhiệm kiểm soát lượng canxi và phốtpho trong cơ thể. Lượng canxi dư thừa sẽ khiến các hormone phải sản xuất với số lượng nhiều, từ đó trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh cường giáp.
– Bệnh tim mạch: Lượng canxi cao ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong máu, gây rối loạn nhịp tim. Cơ thể cũng cần phải giải phóng nhiều loại hormone khác nhau gây ra các cơn đau tim.
– Cơ thể mệt mỏi: Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khát nước, đi tiểu nhiều.
– Giảm hấp thu các chất dinh dưỡng: Khi lượng canxi trong cơ thể tăng sẽ ảnh hưởng tới việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Nó còn gây ức chế hấp thu kẽm và sắt dẫn tới tình trạng thiếu hai vi chất này gây ra thiếu máu, suy giảm miễn dịch. Điều này làm cho nhịp tim và huyết áp không đều.
– Rối loạn tiêu hoá: Canxi được cung cấp quá mức cần thiết khiến trẻ ăn không ngon miệng, đau bụng, táo bón.
Nhu cầu canxi theo lứa tuổi ở trẻ
Lượng canxi cơ thể trẻ cần thay đổi theo độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khoẻ. Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì nhu cầu canxi của trẻ như sau:
Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 300mg/ngày.
Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi: 400mg/ngày.
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 500mg/ngày.
Trẻ từ 4 đến 6 tuổi: 600mg/ngày.
Trẻ từ 7 đến 9 tuổi: 700mg/ngày.
Trẻ từ 11 tuổi: 1000mg/ngày.
Trẻ trên 11 tuổi: 1200mg/ngày.
Với vai trò quan trọng của canxi thì đây là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển toàn diện của trẻ ngay từ lúc chào đời. Cha mẹ hãy lưu ý bổ sung hàm lượng canxi đầy đủ cho bé.
Bổ sung canxi đúng cách
Ngoài ra canxi không thể tự tạo được bên trong cơ thể mà phải thông qua dinh dưỡng từ ngoài vào, nên mẹ có thể lựa chọn cho bé các sản phẩm bổ sung canxi hiệu quả cho bé. Mẹ có thể bổ sung canxi cho bé thông qua sữa mẹ với trẻ dưới 6 tháng tuổi nên bú sữa mẹ hoàn toàn, canxi sẽ được lấy từ sữa mẹ. Chú ý thời gian này với chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng nên ăn các thực phẩm giàu canxi.
Với trẻ trên 6 tháng tuổi ngoài sữa mẹ có thể bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống hằng ngày Cho bé sử dụng các sản phẩm chứa nhiều canxi như: pho mát, kem và sữa chua… Các loại rau xanh như bông cải xanh, cải xoăn vì chúng rất giàu vitamin D – hấp thụ canxi, rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Cho trẻ tắm nắng để bổ sung vitamin D, chất dẫn truyền của canxi giúp trẻ hấp thụ canxi tốt hơn .Cơ thể có thể tự tổng hợp Vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm hoặc qua các loại thực phẩm như nấm, sữa, lòng đỏ trứng, cá hồi… Trong trường hợp cơ thể trẻ khó hấp thu canxi qua thức ăn, lượng canxi hấp thu vào không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể thì mẹ nên bổ sung thêm canxi bằng đường uống. Tuy nhiên liều lượng cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý bổ sung.
Khi bổ sung canxi qua đường uống mẹ nên lưu ý:
– Cho trẻ uống canxi và buổi sáng và trưa (trước 14h), không nên cho trẻ uống vào buổi chiều và tối vì có thể gây đầy bụng, khó ngủ.
– Nên uống sau bữa ăn 1 giờ.
– Hạn chế ăn các loại rau củ quả có vị chát, thực phẩm có chứa oxalate như trà, socola, nước ép hoa quả…vì chúng sẽ làm giảm sự hấp thu canxi của cơ thể.
– Tuyệt đối không dùng canxi chung với sữa và các chế phẩm từ sữa.
– Cho trẻ tắm nắng vào mỗi buổi sáng để cơ thể tổng hợp Vitamin D giúp tăng khả năng hấp thu canxi.
Trong quá trình bổ sung canxi cho trẻ qua đường thực phẩm cũng như đường uống, nếu trẻ có các biểu hiện như mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều, buồn nôn, rối loạn nhịp tim thì mẹ nên ngưng ngay các nguồn bổ sung Vitamin D và canxi. Đồng thời đưa trẻ tới các cơ sở y tế có chuyên môn để làm các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định tình trạng của trẻ và có biện pháp xử lý kịp thời.
Kết luận
Vai trò của canxi rất quan trọng với cơ thể con người, với trẻ nhỏ là đối tượng có sự phát triển mạnh mẽ nên vai trò của canxi càng tăng phần quan trọng. Việc bổ sung thừa, thiếu, bổ sung không đúng cách không những không có hiệu quả, mà còn gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Do đó phụ huynh cần có kiến thức, và khi dùng thuốc nên thông qua xét nghiệm và tuân thủ các chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.