Sự phát triển của trẻ tháng 11
Sự phát triển kỹ năng vận động
Vận động thô
- Khi đứng mà không có chỗ dựa nào, trẻ có thể giữ thăng bằng trong một thời gian ngắn. Hoặc tìm điểm tựa, chỗ bám để đứng. Khi người lớn đưa tay kéo một tay trẻ, trẻ sẽ bước về phía trước.
- Ở độ tuổi này một số trẻ đã biết đi, nhưng vẫn thích bò hơn; đôi lúc vừa đi, vừa làm những động tác khác như nghịch ngợm, với đồ bên cạnh trên đường đi.
- Khi cho trẻ tắm trẻ đã biết làm động tác bơi trong chậu tắm như đập tay chân khi được bố mẹ giữ ở tư thế nằm hoặc có thể nghịch đồ có trong chậu tắm.
Vận động tinh
Ảnh minh họa: Nguồn internet
- Trẻ thường dùng một tay để cầm đồ vật , dùng tay kia để chơi với đồ vật. Lúc này ngón cái và những ngón khác đã có thể phối hợp rất tốt, có thể lấy nắp đậy của đồ đựng xuống.
- Có thể cầm bút vẽ trên giấy giống như người lớn. Biết dùng đầu ngón cái và ngón trỏ hoặc ngón giữa nắm lấy vật nhỏ và dùng ngón trỏ chỉ đồ vật.
- Một số bé đã biết cởi quần áo cùng bố mẹ hoặc có hành đồng dứt bỏ quần áo hay bỉm khi không thích
Phát triển ngôn ngữ
- Các bé 11 tháng tuổi giờ đây đang nói những âm từ rõ ràng hơn và có thể sử dụng một số từ đúng nghĩa. Não của bé đang tiếp tục phát triển trong giai đoạn này khiến khả năng lập luận và phát biểu của bé phát triển theo.
- Ở độ tuổi này tư duy ngôn ngữ của bé cũng đã tiến triển hơn nhiều. Trẻ đã hiểu được những chỉ dẫn đơn. Nếu bạn nói “không”, và nét mặt biểu cảm sự không thích, bé sẽ ngoan ngoãn nghe lời và không làm nữa. Hay trẻ biết được những sự vật cụ thể là gì ? Ở đâu? Như khi mẹ hỏi “ búp bê” đâu?, bé biết đưa mắt nhìn hoặc dùng tay chỉ, chứng tỏ bé đã biết những vật này.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
- Thời điểm này trẻ có thể nói những âm từ rõ ràng hơn và có thể sử dụng một số từ đúng nghĩa. Trẻ có thể khống chế ngữ điệu, biết phát ra âm thanh gần với ngôn ngữ mà bố mẹ hay sử dụng thường ngày. Ngoài tiếng nói ba ba, ma ma ra, trẻ còn biết nói 2 – 3 từ đơn như không muốn, tạm biệt… Còn có thể mô phỏng âm thanh của vật phẩm.
Hành vi giao tiếp và khả năng thích ứng
Hành vi giao tiếp
- Đôi lúc, trẻ biết quăng đồ chơi xuống đất và hi vọng người lớn sẽ nhặt lên giúp mình, nhưng khi nhặt lên rồi, trẻ lại quăng đi và cảm thấy rất vui thích với trò chơi này.
- Ở tuổi này bé vẫn cảm thấy sợ người lạ hoặc nơi lạ, khi rờ xa bố mẹ thì có phản ứng dữ dội. Bên cạnh đó ở tuổi này trẻ đã biết biểu hiện ý thích đối với người và sự vật bằng thái độ vui vẻ, phấn khích khi được chơi cùng người và đồ vật đó.
- Tuy nhiên trẻ tinh thần phản kháng mạnh hơn, đôi lúc còn từ chối ăn, còn biết khóc không ngừng khi mẹ đút thức ăn hoặc khi ngủ trưa.
Khả năng thích ứng
Ảnh minh họa: Nguồn internet
- Nếu người lớn giấu đồ chơi đi, bé sẽ chủ động đi tìm và không chỉ là tìm một nơi mà còn biết tìm tất cả mọi nơi. Đã biết cách chơi với đồi vật hơn trước như: Biết bỏ đồ vật vào trong đồ đựng rồi lấy ra, như bỏ đồ vật nhỏ vào trong cái cốc rồi lấy ra
- Trẻ đã có thể bắt chước một cách chủ động và bắt chước những động tác của người nào đó thân quen và những động tác đó gây sự hứng thú cho trẻ.
- Khi có đồ chơi mới, trẻ biết mở giấy bao của đồ chơi chính xác. Hoặc sau khi nhìn thấy người khác làm mẫu, trẻ đã biết bắt chước hành động đó như: Biết xếp chồng 2 – 3 khối xếp hình lên nhau.
- Khi người lớn hỏi tuổi thì nhiều bé đã biết cách trả lời dựa vào những lần gợi ý của mẹ bằng ám thị bằng ngón tay.
Giai đoạn này cha mẹ nên cùng con chơi một số trò chơi đơn giản như xếp lại đồ vật theo màu sắc, kích thước, hình dạng…Điều này giúp bé có thêm những trải nghiệm mới và phát triển hơn về trí nhớ, sự logic, đồng thời cũng giúp bạn hiểu được khả năng của con, những trò chơi nào con thích. Ở tuổi này, tính sở hữu và tính trung tâm chủ nghĩa, do đó việc có một đứa bé khác đến chơi cùng và tranh giành đồ chơi khiến con bạn thực sự bị chọc tức, cáu giận hoặc la hét.