Sự phát triển ngôn ngữ của bé từ 1- 6 tuổi

Phần lớn các bậc cha mẹ đều rất mong đợi ngày con mình có thể nói được từ đầu tiên. Điều này thường xảy ra ở những thời gian bé ở độ tuổi chín tháng hoặc một tuổi. Một đứa trẻ có thể nói được các cụm từ đơn giản khi bé hai tuổi và nói cả câu hoàn chỉnh khi bé ba tuổi. Ở tuổi lên bốn trẻ có thể nói chuyện nhiều với ba mẹ mặc dù vẫn còn phạm một vài lỗi về ngữ pháp, và khi năm tuổi trẻ đã tiếp thu được ngôn ngữ căn bản.

 

 

Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ trong năm đầu tiên

 

Từ khi sinh ra cho đến 4 tháng tuổi

 

- Biết mấp máy môi rồi đến bập bẹ: Đây là những âm thanh chủ ý đầu tiên từ trẻ ngoài tiếng khóc chào đời. Tiếp đến những âm thanh ồ, à,.. Có thể trẻ chưa có thể diễn đạt bằng lời, nhưng sự gia tăng kiểm soát ở các cơ thanh âm và một hệ thống gọi là phản hồi thính giác cho phép trẻ trở nên quen thuộc với âm thanh ngôn ngữ.

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

- Đến 3 tháng trẻ có thể phân biệt giữa giọng mẹ và giọng những người phụ nữ khác. Sang tháng thứ 4 trẻ có thể hiểu và phản ứng theo nhịp nói chuyện của người chăm sóc. Trong giai đoạn này, trẻ phản ứng lại với giọng nói bằng cách yên lặng, lắng nghe và quay đầu. Trẻ dễ mở to mắt hoặc tỉnh giấc vì tiếng nói lạ trong phòng yên tĩnh.

 

Từ 5 đến 8 tháng tuổi

 

- Có thể phát ra được 3 hay nhiều âm thanh hơn trong 1 lần hít thở. Trẻ hưởng ứng khi được gọi tên bằng cách nhìn ngó, lắng nghe, mỉm cười và yên lặng.

 

- Trẻ có thể định hướng nguồn âm không trong tầm mắt. Trẻ cười, ríu rít, mấp máy môi với những người quen, đặc biệt là khi chơi và bắt đầu tìm kiếm âm thanh mới lạ và biết cách gây sự chú ý bằng tiếng nói.

 

Từ 9 đến 12 tháng tuổi

 

- Bắt chước âm thanh và lắng nghe những từ quen thuộc. Trẻ biết nói “không” và lắc đầu, có thể nói 2 hoặc 3 từ với bố mẹ trong khi những người khác có thể không hiểu.

 

- Trẻ sáng tạo những từ ngữ riêng để gọi tên đồ vật hoặc ai đó, bập bẹ các âm thanh nghe giống như đang nói chuyện với ngữ điệu không giống nhau. Trẻ vẫy tay khi nghe những yêu cầu bằng ngôn ngữ và hưởng ứng những trò chơi tương tác (trò ú tim). Bắt đầu nhận ra vật/hình ảnh qua tên gọi và có thể hiểu được 100 từ.

 

Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ trong năm thứ hai

 

Giữa 14 và 18 tháng tuổi

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

- Trẻ trong giai đoạn này biết nói rõ ràng 4 từ trở lên và gọi tên một vài đồ vật nếu có ai đó chỉ trỏ đến chúng. Trẻ có thể sử dụng ít nhất là một từ để diễn đạt ý như măm, ba, mẹ,…

 

- Trẻ cũng tự sáng tác ra những từ ngữ đầy ý nghĩa. Trẻ bập bẹ hoặc nói trong điện thoại đồ chơi và giả vờ như đang trò chuyện và nghe một số yêu cầu đơn giản từ người lớn.

 

Từ 18 đến 20 tháng tuổi

 

Trẻ biết lắng nghe những câu chuyện ngắn hoặc âm nhạc và nghe theo các chỉ dẫn bằng lời nói. Phân biệt âm thanh và nhại lại các từ, các âm thanh thường xuyên hơn. Sử dụng 10-15 hoặc nhiều từ khác nhau.

 

Trẻ 24 tháng tuổi

 

- Trẻ biết lắng nghe những câu chuyện ngắn và xác định hành động/nhân vật trong sách và phân biệt người theo tên riêng. Sử dụng những câu đơn giản biết phối hợp giữa các từ với nhau tạo nên câu có cả danh từ, động từ. Ví dụ như ăn cơm, đi bà ngoại,…

 

- Trẻ nhận dạng được các phần cơ thể, quần áo, các đồ vật, các hành động thông thường và bắt đầu biết nghe theo những chỉ dẫn 2 bước đơn giản. Biết nói “không”, điều này báo hiệu sự chuyển biến trong nhận thức về bản thân và mong muốn độc lập của trẻ và vốn từ giao tiếp lúc này lên đến 300 từ.

 

Sự phát tiển ngôn ngữ ở trẻ 3 tuổi

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

- Trẻ hiểu được đến 50 000 từ và hầu hết những kỹ năng giao tiếp cần thiết cần cho giao tiếp xã hội. Trong giai đoạn này, mỗi tháng trẻ lại tự bổ sung thêm nhiều từ mới. Trẻ 3 tuổi có thể ngân nga một số giai điệu đơn giản và hát. Trẻ cũng biết kể chuyện, mặc dù cấu trúc có thể chưa chính xác. Ngoài ra trẻ có thể đếm nhưng vẫn chưa hiểu rõ khải niệm số lượng.

 

- Trẻ trả lời được các câu hỏi (ai, nơi đâu và thế nào) và cũng thường xuyên đặt những câu hỏi cho người lớn. Trẻ sử dụng câu có từ 3-4 từ trở lên, sử dụng từ để diễn đạt quan sát, ý nghĩa, ý tưởng. Trẻ hiểu những khái niệm về thời gian đơn giản (hôm qua, giờ ăn trưa, tối nay) và nhận biết màu sắc, tên gọi, địa chỉ.

 

Sự phát tiển ngôn ngữ ở trẻ 4 tuổi

 

- Sử dụng các câu được nối với nhau (câu nói đã gồm ít nhất 5 từ) và bắt đầu biết tranh luận bằng lời nói. Trẻ 4 tuổi có thể kể lại những trải nghiệm hoặc những sự kiện đơn giản theo trình tự cũng như hát lại những đoạn lời hát, giai điệu ngắn theo trí nhớ và có thể nói rõ ràng.

 

- Trẻ sử dụng những câu đùa, ngôn ngữ ngô nghê và diễn những mẩu kịch ngắn. Khi nói chuyện có thể trả lời các câu hỏi, đưa ra thêm thông tin, lặp lại và chuyển tải ý tưởng và đặt các câu hỏi (vì sao, khi nào, như thế nào và ở đâu. Trẻ hiểu được trình tự của sự kiện, ý nghĩa của các từ nối cấu trúc so sánh.

 

Sự phát tiển ngôn ngữ ở trẻ 5- 6 tuổi

 

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 

Trẻ 5 tuổi sử dụng lượng lớn ngôn ngữ và vận dụng linh hoạt vào giao tiếp và vận dụng từ ngữ chính xác hơn. Trẻ sử dụng ngữ pháp phức tạp hơn cũng như số nhiều và thì chính xác hơn. Trẻ thể hiện bản thân với tông giọng khác nhau. Trẻ bắt đầu học ngôn ngữ viết để chuẩn bị cho việc đến trường.

 

Trẻ khó khăn trong ngôn ngữ (nói và hiểu)

 

Mức độ nhẹ: Đến 2 tuổi, số từ mà trẻ nói còn ít, chưa kết hợp câu được, nhưng trẻ hiểu được lời người khác nói. Trong trường hợp này, nếu chú ý dạy cho trẻ nói, đến 3 tuổi trẻ sẽ có ngôn ngữ (hiểu và nói) bình thường của lứa tuổi.

 

Trường hợp đáng lo ngại: Đến 3 tuổi, vốn từ của trẻ quá nghèo nàn, trẻ chưa biết cách phối hợp từ để thể hiện nhu cầu và sự hiểu biết của mình là một vấn đề không bình thường. Trong các trường hợp này, cha mẹ cần cho trẻ đến bệnh viện chuyên khoa nhi để kiểm tra trí tuệ (test IQ).

 

Từ khi sinh ra cho tới khi trẻ 5- 6 tuổi, sự phát triển ngôn ngữ diễn ra ở tốc độ nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào trong đời. Trong thời gian này trẻ nhanh chóng phát triển các kỹ năng có thể giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và trở nên thành thạo trong các mối quan hệ xã hội.

 

Xét nghiệm đếm số lượng tế bào T-CD4 trong điều trị bệnh HIV
Bệnh HIV từ trước đến nay vẫn gây ra nỗi ám ảnh kinh hoàng với toàn thể nhân loại, không những...
trẻ tự kỷ, dấu hiệu trẻ tự kỷ, chứng tự kỷ ở trẻ, chăm sóc trẻ tự kỷ, hoạt động cho trẻ tự kỷ, chế độ ăn cho trẻ tự kỷ.
Tự kỷ là một bệnh rối loạn phát triển của hệ thần kinh biểu hiện rối loạn tâm thần. Những trẻ em...
kiến thức sức khỏe, kiến thức nam khoa, tình dục nam, xuât tinh, tinh trùng, yếu sinh lý, vô sinh, thuốc kháng sinh
Thông thường kháng sinh có thời gian bán thải ra khỏi cơ thể nhanh từ khoảng 1 giờ cho đến 24 giờ...
trẻ nhỏ, mồ hôi, đổ mồ hôi trộm, sinh lý, hệ thần kinh, chưa phát triển, hoàn thiện
Trẻ nhỏ khi ngủ ra nhiều mồ hôi là chuyện thường thấy, đây không phải là do cơ thể trẻ yếu hay có...
Xét nghiệm ma túy bằng que thử 4 chân tại nhà
Nhiều phụ huynh với tâm lý sợ mang tiếng xấu với cộng đồng, xã hội nên khi nghi ngờ con có sử...
tinh hoàn, thừng tinh, giãn tĩnh mạch thừng tinh, biểu hiện giãn tĩnh mạch thừng tinh, chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh, ảnh hưởng giãn tĩnh mạch thừng tinh, theo dõi giãn tĩnh mạch thừng tinh, phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh, hiệu quả phẫu thuật
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn các tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn. Giãn tĩnh...
bệnh xã hội, hiv, các xét nghiệm trong quá trình điều trị, thuốc chống phơi nhiễm arv, tính độc của arv, xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan, điều trị hiv.
Quá trình điều trị ARV sử dụng các loại thuốc kháng virus, những loại thuốc này gây ra rất nhiều...
Lác mắt ở trẻ nhỏ: Bình thường hay bất thường?
Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu lác mắt và đưa bé đi khám sớm, chữa trị càng sớm thì bé càng...
Tiêm thuốc tránh thai, nên hay không?
Thuốc tiêm tránh thai ngày nay cũng đang là một biện pháp tránh thai phổ biến được nhiều chị em...
thử máu gót chân, sàng lọc sau sinh, sàng lọc sơ sinh, tại sao phải thử máu gót chân, thử máu gót chân biết những bệnh gì
Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh là phương pháp sàng lọc sơ sinh hiệu quả, giúp phát hiện nhiều chứng...
Nội dung khác
chậm nói ở trẻ, ngôn ngữ chậm phát triển, tâm lý trẻ nhỏ, phát triển nhận thức ở trẻ, trẻ 3 tuổi, cửa sổ tình yêu
Con trai của chị gái em năm nay đã hơn 3 tuổi nhưng hiện tại cháu có biểu hiện rất chậm nói. Về...
11:05 - Tư vấn
Em cũng lập gia đình rồi. Thưa bác sĩ cho em hỏi vậy 2 vợ chồng quan hệ vào đúng ngày đầu kinh...
20:02 - Tư vấn
huyết trắng sinh lý, vùng kín, bã đậu, ngứa, dịch vàng, viêm nhiễm phụ khoa, nhiễm nấm candida, viêm lộ tuyến tử cung, viêm vùng chậu, cuasotinhyeu
Gần đây, vùng kín của cháu bị ngứa có mùi hôi kèm theo tiết ra dịch như bã đậu và có màu vàng...
09:02 - Tư vấn
Năm 2021, những cung hoàng đạo này lập gia đình sẽ giàu có bất ngờ
Nếu bạn thuộc 1 trong những cung hoàng đạo này thì trong năm 2021 hãy tính chuyện kết hôn ngay đi...
14:40 - Tin tức
da khô, sống khỏe, Da khô nứt nẻ, bệnh vẩy cá, căn bệnh Harlequin, bệnh da hiếm gặp
Mắc phải căn bệnh Harlequin, một trường hợp bé sơ sinh mới chào đời đã có làn da khô cứng toàn...
10:35 - Tin tức
chán nản, mệt mỏi, mât niềm tin, tổn thương, hạnh phúc, giải thoát, nuối tiếc, cửa sổ tình yêu
Những ngày tháng sau này của hai mẹ con thật vất vả vì anh không giúp được gì nhiều. Sau đó, em...
12:01 - Tâm sự
Làm IUI thai được 7 tuần chưa có yolksac có đang phát triển?
bác sĩ siêu âm thì báo thai 7 tuần chỉ có túi thai 16mm (em siêu âm thêm 1 cơ sở khác thì báo là...
10:05 - Tư vấn
chuyện ấy, phụ nữ và chuyện ấy, chuyện phòng the, bí mật chuyện phòng the, chuyện chăn gối, cua so tinh yeu
Ai cũng biết "chuyện yêu" chính là nhu cầu thiết yếu của các cặp đôi và là một trong...
08:35 - Tin tức
Những bộ phận 'vô dụng' trên cơ thể con người, nam giới nhiều hơn nữ giới
Ngoài núm vú, trên cơ thể đàn ông còn có một vài thứ vô dụng khác mà có thể được quy là nạn nhân...
10:35 - Tin tức