Tìm hiểu về hiện tượng "tướt mọc răng" ở trẻ

Tướt mọc răng là một cách gọi dân gian về hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ khi mọc răng, hay cụ thể hơn chính là tình trạng tiêu chảy. Đây là hiện tượng khá bình thường và phổ biến ở trẻ nhỏ

Tướt mọc răng ở trẻ là gì

 

Tướt mọc răng là một cách gọi dân gian về hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ khi mọc răng, hay cụ thể hơn chính là tình trạng tiêu chảy. Đây là hiện tượng khá bình thường và phổ biến ở trẻ nhỏ, là phản ứng của cơ thể trước một hiện tượng sinh lý tự nhiên, một bước phát triển cần thiết của trẻ. Tuy thế, không phải trẻ nào mọc răng cũng có hiện tượng đi tướt, và không phải cứ đi tướt là mọc răng, mà đôi khi nó là một dấu hiệu cho thấy trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, điều này làm cho các bậc cha mẹ hết sức lo lắng.

 

Tùy vào tình trạng sức khỏe, cơ địa của trẻ mà hiện tượng tướt sẽ xảy ra nặng hay nhẹ, tuy nhiên đa phần sẽ nhẹ hơn tiêu chảy do bệnh lý nhiễm khuẩn gây ra. Đối với những trẻ hệ thống tiêu hóa yếu, mỗi ngày trẻ có thể đi tới từ 5 – 7 lần, Tuy nhiên với những trẻ khỏe mạnh hơn thì số lần này ít hơn từ 2 đến 3 lần, thậm chí có những trẻ chỉ có tình trạng phân sệt không thành khuôn chứ không thực sự là tiêu chảy.

Tìm hiểu về hiện tượng "tướt mọc răng" ở trẻ

Ảnh minh họa.

 

 

Tại sao trẻ có hiện tượng tướt mọc răng

 

Đến hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh cụ thể nguyên nhân gây ra tình trạng tướt khi mọc răng ở trẻ là gì. Tuy nhiên, theo một số quan điểm từ các chuyên gia nhi khoa cho rằng do trong quá trình mọc răng, cơ thể bé sẽ giải phóng một loại enzym kết hợp với lượng nước bọt nhiều hơn thông thường khi bé nuốt vào sẽ gây ra hiện tượng kích thích dạ dầy, ruột, gây ra tình trạng tiêu chảy.

 

Dấu hiệu trẻ bị tướt mọc răng

 

Dấu hiệu đi tướt khi trẻ mọc răng có nhiều điểm giống với tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhưng nhẹ hơn, tuy vậy cũng rất khó để phân biệt chính xác. Trong một số trường hợp, bác sỹ chuyên khoa cũng cần đến những xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm phân của trẻ mới có thể kết luận chính xác.

 

Biểu hiện điển hình của tướt mọc răng là trẻ đi phân lỏng hoặc sệt nhiều lần trong một ngày; phân có màu hoa cà vàng, xanh,có mùi chua, không kèm nhầy, máu.Tuy nhiên, gần như chỉ diễn ra vài ngày và không để lại hậu quả gì nghiêm trọng. Tình trạng này thường xảy ra trong giai đoạn răng chuẩn bị mọc, kéo dài đến khi chiếc răng nhú ra khỏi lợi, và thường kéo dài không quá 4 ngày.

 

Tìm hiểu về hiện tượng "tướt mọc răng" ở trẻ

Ảnh minh họa.

 

Ngoài ra để xác định trẻ đi ngoài có phải do mọc răng hay không, cha mẹ còn cần dựa vào một số dấu hiệu khác cũng thường xảy ra trong thời kỳ chuẩn bị mọc răng của bé như lợi sưng đỏ, có thể nhìn thấy lờ mờ mặt nhai của chiếc răng phía dưới lợi,chuẩn bị nhú ra, trẻ chảy nước dãi nhiều, hay cắn "ti" mẹ, hay cho tay hoặc đồ vật vào miệng, tuy nhiên trẻ không mệt lả, không lờ đờ, không có đấu hiệu mất nước. Trẻ có thể bị sốt nhẹ từ 38- 38,5°C do quá trình sưng lợi, nứt lợi. Nếu trẻ bị tiêu chảy kèm sốt cao trên 39°C, dù đã uống hạ sốt nhưng bị tái sốt trở lại sau 4-6 tiếng, là khi thuốc hết hiệu lực, hoặc sốt kéo dài trên 3 ngày thì cha mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.

 

Với trường hợp trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thì tình trạng này có thể xảy ra nặng nề hơn hoặc kéo từ1 tuần trở lên. Trẻ nhiễm khuẩn tiêu hóa có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước, nhiều lần trong ngày, có mùi tanh hoặc chua, sủi bọt, có nhầy, đôi khi kèm cả máu. Ngoài ra, tình trạng tiêu chảy nặng kèm sốt cao sẽ khiến trẻ sẽ bị mất nước nhanh, mệt mỏi, quấy khóc nhiều, bỏ ăn,…

 

Chăm sóc trẻ khi trẻ có hiện tượng tướt mọc răng

 

Trẻ đi tướt khi mọc răng là hiện tượng sinh lý của cơ thể nên cũng không cần sử dụng các loại thuốc trong điều trị tiêu chảy, Tuy nhiên nếu bé có tình trạng đi ngoài trên 5 lần/ngày, hoặc phân rất lỏng, cha mẹ cũng nên đưa bé đi khám bác sỹ để được kê cho bé sử dụng một số loại thuốc đặc trị.

Ngoài ra, quan trọng là cha mẹ cần phải chú ý chế độ dinh dưỡng để bé khỏe mạnh trong giai đoạn này, có như vậy tình trạng khó chịu khi mọc răng mới được giảm nhẹ hiệu quả.

Phần đa các bé khi mọc răng (từ 6 tháng tuổi) khi này đã ở độ tuổi ăn dặm, khi này bé khó chịu, sẽ có hiện tượng biếng ăn hơn. Mẹ cần tiếp tục duy trì cách ăn của trẻ. Ví dụ trẻ đang ăn dặm theo kiểu Nhật, thì tiếp tục cho ăn kiểu Nhật, nếu trẻ đang ăn dặm theo kiểu BLW thì cũng tiếp tục, tuy nhiên có thể khi trẻ sốt, sẽ kèm theo tình trạng đau cơ hàm, khó nhai, nên mẹ có thể kết hợp với ăn dặm truyền thống hoặc kiểu nhật để đảm bảo dinh dưỡng

Bổ sung nước và điện giải cho trẻ. Với trẻ nhỏ 6-8 tháng, nếu còn bú mẹ nên tăng cường cho bú mẹ, nếu uống sữa công thức vẫn cho bé bú theo nhu cầu. Với trẻ lớn hơn từ trên 10 tháng, khi này trẻ đã ăn ra cữ rồi, vì thế nếu ngoài các bữa chính của trẻ có thể bổ sung nước ép hoa quả, oresol để bổ sung nước và điện giải cho bé hiệu quả.

 

Bài tham khảo

Sự mọc răng ở trẻ

Làm thế nào để giảm cơn đau cho trẻ khi mọc răng sữa

quan hệ đồng tính, lây nhiễm hiv, con đường lây nhiễm, quan hệ tình dục, lây nhiễm mẹ sang con, lây nhiễm qua đường máu, quan hệ đồng tính nam, quan hệ đông tính nữ
Virus HIV lây nhiễm qua 3 con đường chính, trong đó có đường tình dục là một trong những nguy cơ...
bé hai tuần tuổi, trẻ sơ sinh, tiến trình phát triển của bé
Đây chính là thời điểm bé bắt đầu có những cảm nhận rõ ràng hơn về thế giới: những âm thanh,...
viêm phụ khoa, viêm phụ khoa do trực khuẩn, dấu hiệu viêm phụ khoa do trực khuẩn
Viêm âm đạo do nhiều nguyên nhân trong đó hay gặp nhất là viêm âm đạo do vi khuẩn. Trong các loại...
Tìm hiểu về hiện tượng "tướt mọc răng" ở trẻ
Tướt mọc răng là một cách gọi dân gian về hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ khi mọc răng, hay cụ...
Tử vong khi sinh do thuyên tắc ối, nguy cơ thuyên tắc ối, dấu hiệu thuyên tắc ối
Thuyên tắc ối là một cấp cứu sản khoa hiếm gặp do dịch ối, những tế bào thai nhi, tóc hoặc các...
kiến thức trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh 0 đến 12 tháng, trẻ từ 1 đến 6 tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh, bệnh thường gặp ở trẻ, bệnh theo mùa, kiến thức sức khỏe,
Có những việc nghe mô tả thì không mấy phức tạp nhưng lại có thể khiến mọi người hết sức vất vả...
trẻ nhỏ, hăm da, tiêu chảy, hăm tã, vi khuẩn, nước tiểu, phấn, kích thích, viêm da, có mủ
Tiêu chảy là nguyên nhân quan trọng gây bệnh và tử vong cao cho trẻ em các nước đang phát triển,...
khám vú, phát hiện ung thư vú, nguy cơ ung thư vú, cách khám vú, chụp hai vú, khối bất thường ở vú, phòng ung thư vú
Ung thư vú là một loại ung thư rất phổ biến ở phụ nữ Việt Nam, đứng thứ hai trong các ung thư phụ...
buồng trứng, u nang, lành tính, tổn tương, cô nàng, thực thể, u quái, u vỡ, hoại tử, thăm khám, cấp cứu, ảnh hưởng, sức khỏe, vô sinh, đẻ non, biến chứng, nguy hiểm
Khối u BT lành tính là loại thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ 3,6% các bệnh phụ khoa. Bệnh phát triển...
kiến thức phụ khoa, bệnh phụ khoa, bộ phận sinh dục nữ, kinh nguyệt, tử cung, buồng trứng, kiến thức sức khỏe, vô kinh nguyên phát, kinh nguyệt
Kinh nguyệt là tín hiệu đầu tiên thể hiện hoạt động sinh sản của người phụ nữ, nó cũng phản ánh...
Nội dung khác
bạn gái trẻ con, thích giận dỗi, kiếm cớ, lục tung quá khứ, không bộc lộ cảm xúc
Em và người yêu em yêu nhau gần một năm rồi ạ, trải qua cũng khá nhiều cảm xúc rồi, nhưng điểm...
14:05 - Tư vấn
Làm sạch bong, ngôi nhà chỉ với giấm táo, cửa sổ tình yêu.
Giấm táo được cho là nguyên liệu đa chức năng không thể thiếu trong bếp nhà bạn. Không chỉ giúp...
07:02 - Tin tức
chia tay, cơ hội quay lại, vẫn còn yêu, xác định lại tình cảm, giãn dần mối quan hệ, cửa sổ tình yêu
Em và người yêu quen nhau được gần 3 tháng và mới chia tay cách đây 2 tuần. Em là người nói lời...
15:05 - Tư vấn
cửa sổ tình yêu, chia tay, còn yêu, lý do, say rượu, níu kéo, im lặng, chờ đợi.
Cả 2 im lặng với nhau đến 10 ngày thì khuya hôm ấy cô ấy đã nhậu say và gọi cho em, nói rằng rất...
07:02 - Tư vấn
Vòng tránh thai bị "mỡ" quấn có nên lấy ra không?
Tuy nhiên khi đi khám để tháo vòng thì bác sỹ cho biết hiện tại vòng của tôi bị mỡ quấn, khó lấy...
08:05 - Tư vấn
sinh non, tiêm phòng viêm gan b, viêm gan B, sau sinh, viêm gan, thông tin, cuasotinhyeu
Con mình do sinh non 31 tuần nên chưa được tiêm viêm gan B trong 24 giờ sau sinh.
07:05 - Tư vấn
Mặt lên nhiều mụn ngứa có phải do sảy thai không?
Nay em mới vừa sảy thai được 2 tuần rồi thai được 25 tuần mới sảy. Em muốn hỏi quyên gia...
14:05 - Tư vấn
chăm vợ đẻ, bị chửi mắng, đểu cáng, chán nản, muốn ly hôn
Từ khi có con, em không đi làm ở nhà chăm vợ chăm con. Từ nấu cơm giặt giũ chăm sóc vợ sau sinh,...
18:22 - Tư vấn
Hay bị "run" khi gặp người lạ là biểu hiện của bệnh gì?
Em hay bị run khi gặp người lạ, em rất sợ khi có người lạ
08:05 - Tư vấn