Tuần khủng hoảng của bé (Wonder Week) và những điều mẹ cần biết

Có lẽ các mẹ khi nuôi con, chăm con sẽ nhận ra rằng có những thời điểm con rất ngoan nhưng lại có những tuần đột nhiên chán ăn, ngủ ít và rất hay quấy khóc. Mẹ lo lắng không rõ con đang gặp tình trạng gì, và mẹ cần phải làm thế nào mới giúp được con. Vậy thì các mẹ hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về tuần khủng hoảng của bé để hiểu rõ hơn về con yêu mẹ nhé!

Tuần khủng hoảng của trẻ (Wonder Week) là gì

 

Tuần khủng hoảng của bé (Wonder Week) và những điều mẹ cần biết

 

Tuần khủng hoảng hay The Wonder Week là khái niệm được đưa ra bởi nhà khoa học Frans Plooij và Hetty van de Rijt xuất hiện trong cuốn sách cùng tên “The Wonder Week” và được rất nhiều phụ huynh quan tâm, tìm đọc.

 

Theo đó, khái niệm cũng đã chỉ ra tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là các giai đoạn trẻ sẽ học được những kỹ năng và phát triển trí tuệ ở 2 năm đầu đời. Để giải thích cho các biểu hiện quấy khóc, biếng ăn, hay thức đêm, bám mẹ,… Các chuyên gia đã lý giải do ở tuần khủng hoảng là thời điểm trẻ bắt đầu có sự phát triển về trí tuệ cũng như nhận thức, khả năng hoạt động sẽ tác động trực tiếp đến bé.

 

Điều này khiến bé trở nên khó chịu vì vẫn chưa thể thích ứng được trước những cảm nhận mới mẻ cũng như các kỹ năng mới của mình. Do đó, ba mẹ thay vì lo lắng về các biểu hiện của trẻ thì nên có các biện pháp hỗ trợ trẻ giúp quá trình học hỏi, tiếp nhận các kỹ năng mới được diễn ra tốt hơn.

 

Biểu hiện của trẻ trong tuần khủng hoảng (Wonder Week)

 

Những chuyên gia đầu ngành đã tóm gọn lại Wonder Week bằng từ khoa 3C: Crankiness (Bực bội, gắt gỏng), Clingy (bám người thường xuyên chăm sóc trẻ) và Crying (Khóc quấy). Các biểu hiện này sẽ biến mất sau khi trẻ hoàn thành quá trình học được một hay nhiều kỹ năng mới. Lúc này, bé sẽ trở lại sinh hoạt như bình thường hoặc chuyển sang lối sinh hoạt mới.

 

Cụ thể hơn, các thay đổi của bé trong tuần Wonder Week có thể kể đến như:

 

- Quấy khóc cả ngày.


- Trước đó, bé đang ngủ rất thẳng giấc và sâu. Đột nhiên, đang ngủ ngon dậy khóc, càng dỗ càng khóc to và dường như ko có cách gì để bé dừng khóc.


- Chán ăn, bỏ ăn, ăn ít hơn dù trước đó đang ăn rất tốt


- Đòi bế cả ngày, bám mẹ và nũng nịu mẹ nhiều hơn.


- Nhút nhát hơn, sợ người lạ.


- Ghen tị.


- Thay đổi tâm trạng nhanh chóng và không thể lường trước được.


- Mút tay nhiều, thích ôm ấp 1 món đồ quen thuộc nhiều hơn.


- Đối với các bé lớn (trên 1 tuổi), có thể có nhiều hành động “trở lại tuổi thơ”. Ví dụ như bé đã biết đi tự nhiên lại thích bò, bé đã biết xúc lại đòi bốc tay, bé đã cai sữa lại đòi ti mẹ,…

 

Khi nào là Wonder Weeks?


Thời gian bước vào Wonder weeks thường phụ thuộc vào từng bé. Có tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh như di truyền, môi trường, giới tính, sinh non, anh chị em,...

 

Nhưng thời gian trung bình được dự đoán là Wonder Weeks thường xảy ra:

 

5 tuần
8 tuần
12 tuần
17 tuần
26 tuần
36 tuần
44 tuần
53 tuần

 

Tuần khủng hoảng của bé (Wonder Week) và những điều mẹ cần biết

Ảnh minh họa


Bên cạnh Wonder weeks thì đi kèm theo là thuật ngữ “ Sunny weeks” hay còn gọi là nắng tuần. Đây là những tuần sau khi một em bé tiến bộ qua Wonder weeks và bước vào một giai đoạn phát triển hoàn toàn mới. Bố mẹ có thể cảm thấy bé có vẻ thấy hạnh phúc hơn nhiều, chăm chỉ để học các kỹ năng mới và muốn cho thế giới thấy mình thông minh như thế nào. Trong những tuần nắng, các bé thường sẽ ngủ và bú tốt hơn, sẵn sàng khám phá và ít bám víu hơn.

 

Cũng giống như Wonder Weeks, Sunny Weeks thay đổi tùy theo từng bé. Những thống kê trung bình sẽ vào khoảng:

 

6 tuần
10 tuần
13 tuần
21 tuần
31 tuần
39 tuần
49 tuần
58 tuần.

 

Bạn nên làm gì trong Wonder weeks của trẻ?


Đầu tiên, Wonder Weeks có thể làm các bậc cha mẹ thấy căng thẳng và mệt mỏi. Do vậy, chính bạn cần phải giữ sức khỏe và tinh thần tốt để chăm sóc tốt nhất cho bé.

 

Một số mẹo nhỏ mẹ có thể áp dụng để trải qua 10 tuần êm ái cùng con:

 

- Cho con đi ngủ sớm hơn bình thường từ 30-45 phút

- Giảm bớt một giấc ngày nếu mẹ muốn (áp dụng với tuần 12 – 26 hoặc 37 – 55 hoặc 64)

- Không ép bé ăn

- Quan tâm đến bé nhiều hơn

 

Bài tham khảo:

Cách chế biến một số thức ăn cho trẻ mới tập ăn

Biểu hiện bất thường ở phân của trẻ

quan hệ đồng tính, lây nhiễm hiv, con đường lây nhiễm, quan hệ tình dục, lây nhiễm mẹ sang con, lây nhiễm qua đường máu, quan hệ đồng tính nam, quan hệ đông tính nữ
Virus HIV lây nhiễm qua 3 con đường chính, trong đó có đường tình dục là một trong những nguy cơ...
bé hai tuần tuổi, trẻ sơ sinh, tiến trình phát triển của bé
Đây chính là thời điểm bé bắt đầu có những cảm nhận rõ ràng hơn về thế giới: những âm thanh,...
viêm phụ khoa, viêm phụ khoa do trực khuẩn, dấu hiệu viêm phụ khoa do trực khuẩn
Viêm âm đạo do nhiều nguyên nhân trong đó hay gặp nhất là viêm âm đạo do vi khuẩn. Trong các loại...
Tìm hiểu về hiện tượng "tướt mọc răng" ở trẻ
Tướt mọc răng là một cách gọi dân gian về hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ khi mọc răng, hay cụ...
Tử vong khi sinh do thuyên tắc ối, nguy cơ thuyên tắc ối, dấu hiệu thuyên tắc ối
Thuyên tắc ối là một cấp cứu sản khoa hiếm gặp do dịch ối, những tế bào thai nhi, tóc hoặc các...
kiến thức trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh 0 đến 12 tháng, trẻ từ 1 đến 6 tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh, bệnh thường gặp ở trẻ, bệnh theo mùa, kiến thức sức khỏe,
Có những việc nghe mô tả thì không mấy phức tạp nhưng lại có thể khiến mọi người hết sức vất vả...
trẻ nhỏ, hăm da, tiêu chảy, hăm tã, vi khuẩn, nước tiểu, phấn, kích thích, viêm da, có mủ
Tiêu chảy là nguyên nhân quan trọng gây bệnh và tử vong cao cho trẻ em các nước đang phát triển,...
khám vú, phát hiện ung thư vú, nguy cơ ung thư vú, cách khám vú, chụp hai vú, khối bất thường ở vú, phòng ung thư vú
Ung thư vú là một loại ung thư rất phổ biến ở phụ nữ Việt Nam, đứng thứ hai trong các ung thư phụ...
buồng trứng, u nang, lành tính, tổn tương, cô nàng, thực thể, u quái, u vỡ, hoại tử, thăm khám, cấp cứu, ảnh hưởng, sức khỏe, vô sinh, đẻ non, biến chứng, nguy hiểm
Khối u BT lành tính là loại thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ 3,6% các bệnh phụ khoa. Bệnh phát triển...
kiến thức phụ khoa, bệnh phụ khoa, bộ phận sinh dục nữ, kinh nguyệt, tử cung, buồng trứng, kiến thức sức khỏe, vô kinh nguyên phát, kinh nguyệt
Kinh nguyệt là tín hiệu đầu tiên thể hiện hoạt động sinh sản của người phụ nữ, nó cũng phản ánh...
Nội dung khác
được tỏ tình, từ chối, tiếc nuối, đã có người yêu, có nên yêu lại
Trong đó cũng có một người khiến em chú ý, người đó giành ra hàng giờ để gọi điện tâm sự với em...
15:02 - Tâm sự
Do đâu mà da quy đầu lại sưng to lên như mọng nước?
Hiện tại thì da quy đầu của em bị sưng to như mọng nước. Tình trạng này đã kéo dài 5 ngày rồi ạ
09:00 - Tư vấn
HIV, viêm họng lâu ngày, 3 tháng, xét nghiệm, âm tính, 6 tháng, thuốc chống phơi nhiễm, cuasotinhyeu
Cách đây 6 tháng do bị bạn bè dụ dỗ, rủ rê nên em có q.h.t.d với g.m.d, bao gồm các hành động đó...
11:05 - Tư vấn
tăng huyết áp, tăng huyết áp mang thai, cua so tinh yeu
Khoảng 10% phụ nữ mang thai bị huyết áp cao do mang thai (PIH) có thể dẫn đến bệnh tim, co giật...
11:35 - Tin tức
Người phụ nữ khỏa thân hoàn toàn, ngông nghênh đi bộ trên phố, người xung quanh choáng nặng
Không mặc bất cứ thứ gì trên người, chỉ xách theo một chiếc túi mua sắm , người phụ nữ vẫn thản...
12:05 - Tin tức
Con công khai yêu người cùng giới, bố mẹ nên làm gì?
Khi con công khai xu hướng tính dục, bạn nên làm gì để không khiến mối quan hệ trở nên xấu đi.
08:35 - Tin tức
trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa, chưa hoàn thiện, không tăng cân, cuasotinhyeu
Phân nhầy, bọt và có nhiều nước, bé vẫn ăn ngủ bình thường, 2 tháng tăng 1,8kg. Thỉnh thoảng xì...
10:05 - Tư vấn
Chọn vợ thế nào sau 10 năm gà trống nuôi con?
Đã đến lúc tôi phải tìm cho mình 1 người phụ nữ tử tế có đủ đức tính công -dung -ngôn -hạnh để...
17:02 - Tâm sự
Lãnh cảm, Tâm lý, Trầm cảm, Bệnh phụ khoa, Vùng kín, Ham muốn, cua so tinh yeu
Bạn thường nghe người này phàn nàn về sự lãnh cảm của người kia. Vậy bạn có thật sự hiểu về căn...
12:35 - Tin tức