Thóp của trẻ sơ sinh

Những ngón tay mềm mại của mẹ nhẹ nhàng xoa lên thóp của bé, thấy thóp đập phập phồng. Tự nhiên trong lòng mẹ nảy sinh một ý nghĩ đầy lo âu: "Thóp hở thế này có nguy hiểm không nhỉ?

 

Đầu của trẻ sơ sinh thường có hình dạng là lạ và mới nhìn trông rất to. Tạo hóa thông thái tạo cho xương sọ của bé và các đường nối của chúng một sự cử động nhất định. Trong quá trình sinh ra đầu của bé thay đổi hình dạng, bằng cách đó bảo vệ cho não bộ khỏi áp lực quá lớn.

 

Sau khi bé ra đời những chiếc xương di chuyển dần dần trở về chỗ của mình, và sọ của bé lại có hình dáng "bình thường". Thóp của bé tiếp tục bảo vệ sức khỏe cho bé, bảo vệ não bộ khỏi bị căng thẳng quá mức và đôi khi cũng cho tín hiệu về những vấn đề không ổn nho nhỏ trong tình trạng sức khỏe của bé.

 

Trẻ sơ sinh thường có thóp trước và sau (Nguồn Internet)

 

"Gia đình thóp"

 

Thực sự trên đầu bé không chỉ có 1 thóp, mà có tới 6 thóp. Nhưng 4 cái (hai đôi bên) đã khép kín lại trong mấy tuần cuối của thời kỳ mang thai. Giữa xương gáy và xương đỉnh thóp nhỉ, mà ở đa số trẻ sơ sinh nó được khép kín. Nhưng đôi khi nó mở trong hai ba tháng đầu sau khi bé ra đời. Thường hiện tượng này có ở trẻ sinh không đủ tháng, nhưng cũng có khi ở trẻ sinh đúng ngày. Và chỉ có một thóp thở, nằm giữa xương đỉnh đầu và trán là mở khá lâu, cho tới một năm tuổi.

 

Thóp cần để làm gì?

 

Hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ thực hiện một chức năng vô cùng quan trọng: bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ người mẹ nó bị ép chặt lại. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể nảy sinh việc chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương.

 

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

 

Thóp có hình bình hành, kích thước từ 0,5 x 0,5 tới 3x3cm. Sự khác nhau giữa kích thước tối thiểu và tối đa khá lớn, do vài nguyên nhân. Thứ nhất phụ thuộc vào kích thước đầu của bé - "bé đầu to" chắc sẽ có thóp to. Di truyền cũng là một yếu tố. Nhưng vai trò chính nhất là thực đơn của người mẹ trong giai đoạn mang bầu. Nếu người mẹ ăn đồ chứa canxi thì kích thước thóp của bé khi sinh ra sẽ nhỏ. Nếu ngược lại, thóp thường ở mức to.

 

Lạm dụng canxi

 

Trong những năm gần đây các nhà y học lo lắng nhận thấy nhiều trường hợp các em bé sinh ra có thóp rất nhỏ hoặc gần như bị khép kín. Điều này sẽ tạo cho não của bé phải chịu áp lực quá lớn khi bé được sinh ra. Nguyên nhân chủ yếu là do các bà mẹ lạm dụng thuốc chứa nhiều canxi. Nhiều bà mẹ hoàn toàn có thể không cần bổ sung can xxi mà chỉ cần ăn uống đầy đủ những thực phẩm chứa canxi như súp lơ xanh, cần tây, bắp cải, hạt dẻ, hạt hướng dương, dầu vừng là đủ cung cấp canxi cho cơ thể. Phương pháp đơn giản để biết có cần uống thêm các viên canxi không là thử nghiệm máu. Tiêu chuẩn canxi (Ca) trong máu là 2, 15 - 2,50 mmol/1.

 

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

 

Không có gì nguy hiểm

 

Cảm nhận nhịp đập của thóp dưới ngón tay mình thường làm các bà mẹ lo lắng - não của bé không được bảo vệ. Nhưng thiên nhiên không bao giờ "ngây thơ" tới mức không quan tâm tới sự bảo vệ cơ quan quan trọng nhất của con người - não bộ.

 

Khoa học cũng khẳng định điều đó: não của bé, tạm thời chưa được lấp kín bằng xương, được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc: lớp mềm (mô liên kết, trải khắp các rãnh não), mạng nhện (tạo cơ sở cho vị trí của các mạch máu) và lớp cứng (bao vỏ não cứng và đàn hồi). Ngoài ra, khoảng không gian giữa các lớp bọc đầy chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động. Da- lớp bảo vệ cuối cùng trước những chấn động ngoại biên. Vì vậy, nếu thiên nhiên tặng cho bé bộ tóc xoăn - bạn cứ mạnh dạn chải cho bé, không phải sợ gì cả.

 

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

 

"Máy báo đáng tin cậy"

 

Khi bé hét to, thóp có thể phồng lên - điều này hoàn toàn tự nhiên. Nhưng sự căng thẳng quá mức của thóp có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng từ trong dạ con. Vì vậy, nếu thấy thóp thở bị sưng lên không bình thường hãy báo bác sĩ ngay. Khi bé sốt cao, bị nôn hoặc ỉa chảy thóp thở có thể lõm xuống, báo hiệu về sự kiệt sức của cơ thể. Kiểm soát chế độ uống nước của bé và cho bé uống nước nhiều hơn. Khi lành bệnh thóp của bé sẽ có hình dạng bình thường.

 

Tốc độ khép lại trung bình của thóp thở - 2,5 mm một tháng. Tốc độ quá nhanh mách bạn rằng cơ thể bé bị thừa canxi, tốc độ chậm cơ thể bé đòi hỏi bổ sung vitamin D.

 

thai 29 tuần tuổi, mang thai, chuẩn bị sinh
Giai đoạn mang thai không còn dài nữa. 3 tháng cuối thai kỳ bắt đầu được tính từ tuần này và sẽ...
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏa của mẹ và thai nhi như thế nào?
Một người phụ nữ mang thai bình thường, trong suốt 9 tháng 10 ngày đã là quá trình khá vất vả...
Trục trặc tình dục, tình dục tuổi trung niên, hormon thay thế, estrogen, ham muốn tình dục, cải thiện sức khỏe, sức khỏe tình dục, mãn tinh, tiền mãn kinh
Những người phụ nữ khi qua độ tuổi sinh sản và bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên hay còn gọi là...
quai bị, viêm buồng trứng, biến chứng, teo buồng trứng, vô sinh, tiêm phòng, virus
Quai bị có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn dẫn đến vô sinh ở nam giới. Còn ở nữ giới thì sao,...
viêm màng tim, nhiễm trùng, đau tức ngực, khó thở, tràn dịch màng tim, ho khan
Viêm màng ngoài tim ở trẻ là một bệnh lý nguy hiểm, nguyên nhân gây bệnh có thể do nhiễm trùng...
mãn kinh, kinh nguyệt, lão hóa, chấm dứt kinh nguyệt, hết kinh, thiếu hụt, nội tiết
Mãn kinh là thời kỳ bắt đầu sau kỳ hành kinh cuối cùng 12 tháng trong cơ thể phụ nữ. Từ 45 – 55...
thai 31 tuần, sản phụ
Thời gian này khi cân nặng đang tăng nhanh thì chiều cao của bé phát triển chậm hơn.
Bệnh sâu răng ở trẻ và cách phòng ngừa
Sâu răng không phải là khái niệm xa lạ gì với phần đa mọi người, đó là một tình trạng bệnh lý...
 kiến thức sức khỏe, kiến thức mang thai, thai kỳ, lưu ý trong thai kỳ, bất thường trong thai kỳ, bệnh và thuốc,
Ra máu là một hiện tượng bất thường khi mang thai, có khoảng 20% phụ nữ mang thai có hiện tượng...
Trục trắc tình dục, tình dục với người bệnh tiểu đường, biến chứng tình dục, hạ đường huyết khi quan hệ, tăng đường huyết khi quan hệ, mệt mỏi, không muốn quan hệ, không thể cương dương, quan hệ đau, khô âm đạo, bôi trơn,
Quan hệ giúp thỏa mãn bạn và bạn tình, vì vậy đau là một dấu hiệu cho thấy cái gì đó không đúng...
Nội dung khác
yêu nhiều, bị trách móc, khác văn hóa, khác quốc tịch, khó dung hòa, không biết đủ
Em quen bạn ấy khi em đang du học ở Singapore và tụi em học chung trường. Em biết khi yêu bạn ấy...
15:41 - Tư vấn
cục thịt dư, mụn thịt, không đau, mấu da, mô thịt, sắc tố da, vùng kín, viêm nhiễm, cuasotinhyeu
Em năm nay 22 tuổi. Em có cục thịt dư trên mu vùng lông rất lâu rồi không biết có ảnh hưởng gì...
10:05 - Tư vấn
5 hàng cháo sườn, đắt khách ở Hà Nội, cửa sổ tình yêu.
Cháo sườn Hàng Bồ hay cô Là ở Lý Quốc Sư là những địa chỉ quen thuộc với người dân thủ đô suốt...
16:02 - Tin tức
quan hệ sau hết kinh, bao cao su, không xuất tinh, chậm kinh 3 ngày, khả năng có thai, cuasotinhyeu
em hỏi quen quan hệ với bạn trai sau khi hết kinh 1 ngày, em quan hệ nhưng anh ấy không ra tinh...
14:05 - Tư vấn
siêu âm thai, mang thai đôi, túi thai, tim thai, phôi thai, noãn hoàng, thuốc, tụ dịch màng nuôi, nguy hiểm, cuasotinhyeu
Với kết quả siêu âm như trên thì thai 2 của em có vấn đề gì không thưa bác sĩ.
10:05 - Tư vấn
Bệnh lý tạo ra " cục thịt" chắn ngay ở " cửa mình" là gì ?
Em năm nay 24 tuổi. Khoảng 1 năm nay em thấy có cục thịt chặn ở cửa mình bên dưới. Kích thước lúc...
10:05 - Tư vấn
mâu thuẫn, giải quyết, quyết định, ứng xử, tức giận, ly hôn, thuyết phục, cửa sổ tình yêu
Trước khi đi em có bảo bà rồi; Còn chồng em đi làm xa, anh ấy lại thường không ủng hộ chuyện đi...
13:02 - Tư vấn
Thiếu niềm tin, Tâm lý giới tính, Cảm thấy chính mình “tự kỉ”, đầu óc luôn trống rỗng.
Phần lớn thời gian trong một ngày nghỉ, em thường hay ở trong phòng một mình nghe nhạc, làm bài...
09:00 - Tư vấn
 nhóm máu hiếm , nhóm máu , máu rh - null , máu vàng, cua so tinh yeu
Là nhóm máu cực kỳ hiếm và mới chỉ được xác định có ở 43 người trên thế giới trong suốt 50 năm...
07:02 - Tin tức