Những phản ứng không mong muốn của tiêm phòng.

Tiêm phòng đem lại rất nhiều lợi ích cho trẻ trong phòng tránh bệnh tật nhưng bên cạnh những lợi ích cũng sẽ có một số phản ứng không mong muốn nhất định sau tiêm như sốt, đau, quấy khóc sau tiêm… Các mẹ cần biết một số các phản ứng thông thường để xử trí, chăm sóc cho trẻ và phát hiện những bất thường sau tiêm.

 

Chống chỉ định trong tiêm phòng

 

Chống chỉ định tạm thời: trẻ đang sốt, mắc một số bệnh nhiễm trùng cấp tính như viêm phổi, thương hàn, sởi… trẻ đang trong giai đoạn hồi phục sau thời gian bệnh dài, trẻ đang có những bệnh ngoài da, có mủ…

 

Chống chỉ định lâu dài: trẻ đang mắc một số bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi tiến triển, tràn dịch màng phổi, hay những bệnh về thận như viêm thận mãn tính…

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Chống chỉ định đặc biệt:

 

- Đối với tiêm phòng lao: Trẻ sinh non còn yếu, thiếu cân (dưới 2,5kg), trẻ bị bệnh cấp tính, bẹnh ngoài da lan rộng.

 

- Đối với bệnh sởi: Các trẻ bị bệnh bạch cầu (một dạng ung thư máu), trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 3, trẻ đang dùng thuốc Corticoid.

 

- Đối với bệnh thương hàn: Những trẻ bị bệnh thận, tiểu đường, dị ứng, trẻ đang trong cơn suyễn phế quản.

 

Những phản ứng không mong muốn

 

Phản ứng tại chỗ

 

- Đau nơi tiêm, có thể kéo dài 1 vài giờ đến một ngày làm trẻ quấy khóc.

 

- Có thể nổi cục nhỏ nơi tiêm, tấy đỏ, cục này tồn tại có thể 2- 3 tuần.

 

- Mẩn ngứa quanh nơi tiêm kéo dài cả tuần… Những phản ứng này có thể xảy ra trong một tỷ lệ nhỏ số trẻ tiêm phòng và thường là tự khỏi.

 

Phản ứng toàn thân

 

- Sốt là triệu chứng hay gặp nhất sau tiêm phòng, có trẻ bị sốt nhẹ, nhưng cũng có trẻ sốt cao (trên 39ºC) kèm vật vã, quấy khóc, trẻ lớn hơn có thể thấy nhức đầu. Chứng nóng sốt này thường xuất hiện khi tiêm phòng bệnh thương hàn, ho gà. Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng, nhiều ngày sau trẻ mới bị sốt, triệu chứng này thường xảy ra khi tiêm phòng bệnh sởi, quai bị. Tuy nhiên, tất cả các chứng sốt nói trên đều cũng tự khỏi trong 1-2 ngày.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

- Phản ứng ngoài da: Nổi mề đay, ngứa toàn thân kèm với sốt có khi xảy ra đối với trẻ có tiền sử dễ bị dị ứng. Tình trạng này có thể kéo dài từ 3- 6 ngày và thường ở trẻ tiêm phòng bệnh sởi hoặc bệnh rubella.

 

- Tai biến thần kinh: Đây là tai biến đáng quan tâm. Một số ít trẻ sau khi tiêm phòng ho gà, có thể bị co giật kèm theo sốt cao. Các cơn co giật này có thể xảy ra trong khoảng từ 30 phút đến 3 ngày sau khi tiêm phòng, thường gặp những trẻ có tiền sử co giật. Những trẻ có tiền sử co giật này có thể không nên cho tiêm phòng bệnh ho gà vì thuốc làm tăng nguy cơ bị bệnh não.

 

- Viêm hạch: Ở một số trẻ nhỏ, sau khi tiêm thuốc phòng lao (BCG) có thể thấy nổi hạch ở nách bên phía tiêm, xuất hiện sau khi tiêm phòng khoảng 3- 5 tuần. Hạch to bằng hạt đậu phộng, hơi cứng, trong không có mủ. Tình trạng sưng kéo dài nhưng không gây đau cho trẻ, sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tháng.

 

Những lưu ý trước và sau tiêm phòng

 

- Trước khi cho trẻ tiêm phòng, bà mẹ nên báo cho nhân viên tiêm phòng biết về những bệnh tiền sử của trẻ, tình trạng sức khỏe hiện tại, những loại thuốc điều trị bệnh đang sử dụng để nhân viên y tế xem xét có nên cho trẻ tiêm phòng hay không hoặc có thể dời ngày tiêm.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

- Cần theo dõi các phản ứng sau tiêm ở trẻ. Khi có những phản ứng bất thường, như: trẻ sốt cao từ 38,5ºC trở lên, uống thuốc hạ sốt vẫn không giảm, nổi ban, các triệu chứng sốt, sưng đau tại chỗ, khóc, quấy, bú kém. Nếu triệu chứng nặng hơn hay kéo dài trên 24 giờ, co giật hoặc co giật giống như động kinh, tím tái, lơ mơ mất ý thức… phụ huynh cần cho trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.

 

Việc tiêm phòng cho trẻ là luôn luôn cần thiết vì những lợi ích to lớn trong bảo vệ sức khỏe của trẻ, những phản ứng tạm thời tại một số trường hợp sau tiêm là có nhưng thường không gây nguy hại cho trẻ, cũng không làm giảm tác dụng phòng bệnh của việc tiêm phòng. Qua cách nhận biết các phản ứng để mẹ có thể theo dõi và cho trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

 

trẻ sơ sinh, mụn sữa, mọc mụn, mịn li ti, ngứa, biến mất
Đây là một dạng mụn trứng cá phổ biến ở trẻ em: có tới 20% số bé sinh ra bị mụn sữa. Mụn sữa là...
sùi mào gà, virus hpv, tiêm phòng hpv, tác dụng phụ của vắc-xin hpv, đối tượng tiêm hpv, hpv phòng ung thư cổ tử cung, tác dụng của vắc-xin hpv
HPV (viết tắt của Human Papilloma Virus ) là một loại virus gây ra những u nhú (bệnh sùi mào gà...
vitamin E, điều trị vô sinh, hiếm muộn, sinh sản nam, sinh sản nữ
Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh, có nhiều tác dụng rất tốt, có thể kể ra một số công...
chuẩn bị sinh, sau sinh, kiến thức mang thai, bất thường trong thai kỳ, kiến thức sức khỏe, kiến thức sống khỏe, bí quyết sống khỏe, sức khỏe mẹ và bé, chăm sóc sau sinh
Sau khi sinh con, sản phụ sẽ phải điều chỉnh sự thay đổi cả về sức khỏe, tinh thần và hình dáng...
viêm gan b, bệnh viêm gan b, nguyên nhân lây bệnh viên gan b, con đường lây nhiễm viêm gan b, điều trị bệnh viêm gan b, virus gây viêm gan b, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh về gan
Viêm gan siêu vi B là một loại virus tấn công lá gan, gây ra bệnh viêm gan. Theo thống kê thì...
tình dục ở người tiểu đường, rối loạn chức năng tình dục, mất cân bằng nội tiết, huyết áp cao mãn tính, kiểm soát đường huyết, giảm ham muốn tình dục, vấn đề tình dục, trục trặc về tình dục,
Sự thực thì nhiều bác sĩ không cảm thấy thoải mái khi hỏi chi tiết bệnh nhân về chức năng tình...
kiến thức sức khỏe, kiến thức mang thai, bệnh và thuốc, quai bị khi mang thai, biến chứng nguy hiểm, nguy cơ sảy thai,
Bệnh quai bị do virus Paramyxovirus gây ra biểu hiện bằng dấu hiệu viêm tuyến nước bọt mang tai....
kiến thức sức khỏe, kiến thức sống khỏe, bí quyết sống khỏe, kiến thức nam khoa, tinh hoàn, tình dục nam, xuất tinh, lệch tinh hoàn
Nhiều người hoang mang khi vô tình phát hiện hai tinh hoàn của mình không bằng nhau một bên to...
ra máu, kinh nguyệt, âm đạo, phóng noãn, ra máu cơ năng, ra máu bất thường
Một số phụ nữ có tình trạng chảy máu giữa 2 kỳ kinh hoặc kinh nguyệt kéo dài quá lâu. Những biểu...
kinh nguyệt, hội chứng tiền kinh nguyệt, biện pháp khắc phục, nguyên nhân của hội chứng tiền kinh nguyệt, thay đổi hóa học trong não, thay đổi về kích thích tiết tố
Hội chứng tiền kinh nguyệt là hội chứng có rất nhiều loại triệu chứng, bao gồm cả thay đổi tâm...
Nội dung khác
đang yêu, lấy vợ, làm người khác có bầu, thiếu trách nhiệm, tham lam
Thời gian yêu nhau đến nay được 2 năm. Vào đầu tháng 4/2020, em biết được anh ấy đã làm đám cưới...
08:05 - Tư vấn
thai 35 tuần, viêm ruột hoại tử, nguyên nhân, sức khỏe sinh sản, cuasotinhyeu
em mang thai con so được 35 tuần thì bị sảy thay. Bác sĩ siêu âm và nói con của em bị viêm ruột...
14:05 - Tư vấn
Mẹo trị môi, bong tróc môi, bong tróc, làm đẹp
Đôi môi khô nẻ, bong tróc khiến cho nhan sắc của bạn bị "dìm hàng" thê thảm, hãy lấy...
13:35 - Tin tức
COVID-19 ảnh hưởng tới cuộc sống lứa đôi như thế nào?
Coronavirus không chỉ là một bệnh đường hô hấp gây đại dịch nghiêm trọng đe doạ sức khoẻ con...
13:05 - Tin tức
Quy đầu nhạy cảm có khiến "cậu nhỏ" bị "xuất sớm" không?
Cháu là N, năm nay 18 tuổi. Hiện tại cháu đang bị x.u.ấ.t t.i.n.h sớm nên rất lo nó sẽ ảnh hưởng...
08:01 - Tư vấn
dưỡng chất duy trì bản lĩnh đàn ông, vitamin tốt cho sinh lý nam giới, bản lĩnh đàn ông, cua so tinh yeu
Cơ thể đàn ông cũng cần bổ sung dưỡng chất thường xuyên để có một sức khỏe dẻo dai và đời sống...
11:35 - Tin tức
4 câu chuyện tình đồng tính 'đẹp nao lòng' trên màn ảnh lớn châu Á!
Những câu chuyện tình đồng tính hiện hữu trên màn ảnh lớn luôn khiến khán giả buồn đến nao lòng.
08:35 - Tin tức
quyết định chia tay, chinh phục, níu kéo, hoàn thiện bản thân, ứng xử phù hợp, cửa sổ tình yêu.
Đến bây giờ, sau khi chia tay em mới nhận ra mình có nhiều lỗi sai: hay nói khó nghe,...
09:35 - Tâm sự
mâu thuẫn, thay đổi, mất con, bố mẹ chồng, ứng xử, hài lòng, cửa sổ tình yêu.
Em sinh con, do đẻ non nên sau sinh con bị mất. Khi con mất thì vợ chồng có trục trặc, sau đó em...
09:35 - Tư vấn