Nam giới dậy thì muộn có nguy cơ vô sinh cao hơn bình thường
Dậy thì muộn là gì?
Tuổi dậy thì đánh dấu cơ thể của trẻ em bắt đầu phát triển hoàn thiện và thường bắt đầu ở độ tuổi từ 7 đến 13 với nữ, độ tuổi từ 9 đến 15 với nam. Lúc này dưới sự tác động của vùng dưới đồi và tuyến yên, tuyến sinh dục của trẻ bắt đầu tăng cường sản xuất các hormone sinh dục (testosterone ở bé trai và estrogen ở bé gái) tác dụng làm các đặc trưng giới tính của trẻ, chẳng hạn như ngực và buồng trứng ở bé gái, cơ bắp và tinh hoàn ở bé trai.
Dậy thì muộn (hay còn gọi là chậm dậy thì) là tình trạng tuổi dậy thì không bắt đầu vào thời điểm như thông thường. Khi trẻ gái trên 13-14 tuổi và trẻ trai trên 15-16 tuổi vẫn chưa xuất hiện các dấu hiệu của tuổi dậy thì thì xem như dậy thì muộn.
Ảnh minh họa
Các phương pháp chẩn đoán nam giới dậy thì muộn
Thăm khám lâm sàng và khai thác tiền sử bệnh: Ở nam, dậy thì muộn thể hiện bằng các dấu hiệu như cơ quan sinh dục -sinh sản như: D.ư.ơ.n.g v.ậ.t, tinh hoàn không phát triển to hơn ở khoảng độ tuổi 14, không có tình trạng mộng tinh hoặc x.u.ấ.t t.i.n.h hoặc giai đoạn tăng trưởng sinh dục bị trì hoãn hơn 5 năm.
- Xét nghiệm máu: Được thực hiện để đo lường mức độ hormone trong máu;
- Phân tích nhiễm sắc thể: Việc phân tích nhiễm sắc thể sẽ được thực hiện để loại bỏ các rối loạn hiếm gặp;
- Chụp X-quang: Để kiểm tra xem xương của trẻ có phát triển chậm hơn bình thường không;
- Chụp cắt lớp (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) não để kiểm tra hoạt động của tuyến yên
- Siêu âm tinh hoàn và ổ bụng để phát hiện các bất thường nếu có
Dậy thì muộn ở nam giới do nguyên nhân gì
Di truyền: Khoảng 70% trường hợp dậy thì muộn ở bé trai là do di truyền từ bố mẹ;
Mắc bệnh mạn tính: Những bé trai mắc các bệnh mạn tính như viêm đại tràng, thiếu máu hồng cầu liềm hoặc xơ nang thường dễ bị dậy thì muộn;
Thiếu hụt hormone: Một số bé trai bị dậy thì muộn do chứng thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục riêng biệt (IGD) biểu hiện ở tình trạng thiếu hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH). Tình trạng này thường xuất hiện ngay từ khi sinh ra, bé trai mắc phải đều có dương vật nhỏ bất thường;
Vấn đề ở tinh hoàn: Các khiếm khuyết ở tinh hoàn, tinh hoàn quá nhỏ, đã từng phẫu thuật ở tinh hoàn hoặc phẫu thuật điều trị ung thư có thể là nguyên nhân khiến bé trai bị dậy thì muộn.
Dậy thì muộn và nguy cơ vô sinh tăng cao ở nam giới
Ảnh minh họa
Với các bạn nam, dậy thì muộn nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất. Về thể chất, hầu hết các bé trai dậy thì muộn thường thấp hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa. Nguyên nhân là do giai đoạn phát triển nhảy vọt của trẻ chậm hơn so với các bạn. Tuy nhiên, nếu được theo dõi và điều trị kịp thời, trẻ vẫn có thể phát triển đuổi kịp bạn bè vào năm 18 tuổi và có chiều cao bình thường như người trưởng thành.
Bên cạnh đó, dậy thì muộn còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng sinh sản của nam giới. Cụ thể, hệ thống nội tiết không kích hoạt quá trình phát triển của cơ quan sinh dục nam sẽ khiến dương vật bị nhỏ, tinh hoàn teo, gây ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh tinh, có thể dẫn đến vô sinh nam hoặc ảnh hưởng tới khả năng tổng hợp testosterone của tinh hoàn.
Đồng thời, dậy thì muộn cũng gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý của trẻ. Trẻ thường tách ra khỏi tập thể, bị rối loạn tâm lý, không muốn giao tiếp, thậm chí là trầm cảm.
Khắc phục tình trạng dậy thì muộn bằng cách nào
Nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt khi thấy các dấu hiệu của dậy thì muộn. Ở bé trai, bác sĩ sẽ bổ sung hormone testosterone bằng cách tiêm trực tiếp hoặc dùng miếng dán và gel bôi. Độ tuổi can thiệp càng đúng lúc thì tình trạng có thể cải thiện càng nhanh chóng. Nếu trẻ qua 22 tuổi mới can thiệp thì khi này tỷ lệ thành công sẽ bị giảm đi rất nhiều.
Người thân nên giải thích cho trẻ hiểu và đón nhận chuyện dậy thì muộn một cách tự nhiên để giữ tâm lý bình tĩnh cho trẻ.
Phụ huynh cũng cần quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển thể chất và những biến đổi tâm lý của trẻ để giúp những chuyên gia y tế có bằng chứng về quá trình phát triển của bé. Các giải pháp y khoa sẽ giúp các em vượt qua tình trạng dậy thì muộn để phát triển kịp theo lứa tuổi, đảm bảo đời sống tâm sinh lý bình thường.
Bài tham khảo:
Hội chứng Kallmann- nguyên nhân gây dậy thì muộn ở nam giới
Đau nhức cơ xương khớp tuổi dậy thì (đau tăng trưởng): Bình thường hay bệnh lý?