Những khó khăn về vấn đề sinh sản ở phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp có thể có những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Vì thế nhiều bệnh nhân nữ mắc bệnh tuyến giáp băn khoăn lo lắng vì không biết mình có con được hay không, nếu có con có thể sẽ gặp những khó khăn gì. Vậy với nữ giới, bệnh lý tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vị trí và chức năng của tuyến giáp

 

Trong cơ thể, tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng bậc nhất, các loại hormone của tuyến giáp tiết ra có ảnh hưởng đến hoạt động  của nhiều cơ quan khác cũng như sự phát triển chung của toàn cơ thể. Nó nằm ở phía trước cổ, ngang hàng với các đốt xương C5 - T1 hình con bướm, trọng lượng khoảng 10 - 20g, phía trước có cơ thịt và lớp da, phía sau giáp với khí quản.ANhững khó khăn về vấn đề sinh sản ở phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp

Ảnh minh họa


Chức năng chính của tuyến giáp bao gồm:

 

- Tăng cường sự co bóp và kích thích hoạt động của tim.

 

- Kích thích sinh trưởng phát dục, tăng cường trao đổi chất.

 

- Tăng đường huyết và quá trình tạo nhiệt.

 

- Tác động tới hoạt động của tuyến sữa, tuyến sinh dục.

 

- Kích thích hệ thần kinh phát triển và hoàn thiện.

 

- Tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể.

 

- Kiểm soát lượng canxi trong máu.

 

Các bệnh lý thường gặp ở tuyến giáp là gì?

 

Bệnh tuyến giáp được chia thành hai nhóm chính là cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) và suy tuyến giáp (tuyến giáp hoạt động kém), có nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh tuyến giáp. Bệnh lý tuyến giáp phổ biến ở nữ giới hơn là nam, đặc biệt là phụ nữ trước độ tuổi mãn kinh. Một số bệnh lý thường gặp nhất là:

 

- Cường giáp (chủ yếu là cường giáp Basedow).

 

- Bướu nhân.

 

- Viêm tuyến giáp Hashimoto.

 

- Suy giáp.

 

- Ung thư tuyến giáp.

 

Bệnh lý tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản của nữ giới như thế nào?

 

Những khó khăn về vấn đề sinh sản ở phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp

Ảnh minh họa


Tuyến giáp tạo ra hai hormone đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể là triiodothyronine và thyroxine. Những bệnh lý tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản của nữ giới bao gồm các giai đoạn trước, trong và sau khi thụ thai. Bệnh lý ở tuyến giáp có thể tác động mạnh đến chức năng sinh sản của phụ nữ, thậm chí còn có thể gây ra những hệ lụy khó lường như: thai lưu, sinh non, sảy thai,...

 

Thực tế cho thấy rằng trong số các nguyên nhân gây vô sinh nữ thì bệnh lý tuyến giáp cũng là một tác nhân nguy hiểm và phổ biến hàng đầu. Các hormon tuyến giáp có tác dụng kích thích sinh trưởng và phát dục nên nó có ảnh hưởng đếnsự hoàn thiện bộ máy sinh sản và nội tiết của nữ giới, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi trưởng thành. Tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản của nữ giới trên các phương diện:

 

- Vấn đề thụ thai gặp nhiều khó khăn:

 

Tuyến giáp góp một phần vai trò trong kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Vì thế chu kỳ này có thể thay đổi ở nhiều mức độ khác nhau như: nhẹ, nặng, bất thường nếu hormone tuyến giáp quá nhiều hoặc quá ít. Các vấn đề hormone tuyến giáp làm thay đổi cân bằng hormone nội tiết và quá trình rụng trứng. Đặc biệt, bệnh suy giáp có thể làm cho cơ thể tiết ra nhiều prolactin ngăn ngừa rụng trứng, gây vô kinh, thiểu kinh – tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.

 

Không những thế, bệnh lý tuyến giáp còn dẫn đến vô kinh, tắc kinh trong khoảng thời gian dài. Chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng là lý do khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. Thêm vào đó, một khi các rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra bệnh tuyến giáp, thì chúng cũng có thể ảnh hưởng đến các tuyến khác, trong đó có cả buồng trứng. Đây chính là nguyên nhân khiến cho nữ giới mãn kinh sớm.

 

Nói tóm lại, khi bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt tức là nó tác động đến sự rụng trứng và trở thành nguyên nhân khiến cho việc thụ thai ở nữ giới trở nên khó khăn hơn nhiều.

 

- Nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi khi mang thai

 

Phụ nữ đang mai thai mắc bệnh lý tuyến giáp sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe thai phụ và thai nhi. Trong 10 - 12 tuần đầu thai kỳ, tuy cơ thể của bé sẽ tự sản xuất ra hormone tuyến giáp nhưng bé vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào chức năng tuyến giáp của mẹ. Vì thế, nếu:

 

+ 3 tháng đầu mẹ bị cường giáp sẽ rất dễ bị tiền sản giật, sinh non, nhiễm độc giáp cấp, suy tim,... Với thai nhi, nếu cường giáp không được kiểm soát tốt, bé sẽ chậm phát triển, cường giáp từ trong bụng mẹ, bị tim bẩm sinh, đẻ non, thai lưu hoặc dị tật bẩm sinh.

 

+ Thai phụ bị suy giáp không được điều trị hiệu quả sẽ bị các bệnh lý về cơ, thiếu máu, tiền sản giật, suy tim xung huyết, chảy máu sau sinh,... Thai nhi cũng dễ gặp các bất thường về nhau thai, trẻ sinh ra nhẹ cân, suy giáp bẩm sinh, sự phát triển của hệ thần kinh và nhận thức có vấn đề bất thường,...

 

Tầm soát bệnh tuyến giáp ở phụ nữ

 

Mặc dù không thể phủ nhận bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến sinh sản của người phụ nữ nhưng khi các rối loạn tuyến giáp được kiểm soát bởi phác đồ điều trị hiệu quả thì nữ giới vấn có khả năng mang thai và sinh con bình thường. Nhiều trường hợp còn có thể mang thai và sinh con trong thời gian điều trị khi được bác sĩ nội tiết theo dõi và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

Do đó, tốt hơn hết trước khi có ý định mang thai bạn nên tầm soát bệnh tuyến giáp, điều trị ổn định để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

 

Bài tham khảo

Ý nghĩa của xét nghiệm TSH trong thai kỳ với các mẹ bầu bị bệnh về tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp- thủ phạm gây yếu sinh lý

thai 29 tuần tuổi, mang thai, chuẩn bị sinh
Giai đoạn mang thai không còn dài nữa. 3 tháng cuối thai kỳ bắt đầu được tính từ tuần này và sẽ...
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏa của mẹ và thai nhi như thế nào?
Một người phụ nữ mang thai bình thường, trong suốt 9 tháng 10 ngày đã là quá trình khá vất vả...
Trục trặc tình dục, tình dục tuổi trung niên, hormon thay thế, estrogen, ham muốn tình dục, cải thiện sức khỏe, sức khỏe tình dục, mãn tinh, tiền mãn kinh
Những người phụ nữ khi qua độ tuổi sinh sản và bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên hay còn gọi là...
quai bị, viêm buồng trứng, biến chứng, teo buồng trứng, vô sinh, tiêm phòng, virus
Quai bị có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn dẫn đến vô sinh ở nam giới. Còn ở nữ giới thì sao,...
viêm màng tim, nhiễm trùng, đau tức ngực, khó thở, tràn dịch màng tim, ho khan
Viêm màng ngoài tim ở trẻ là một bệnh lý nguy hiểm, nguyên nhân gây bệnh có thể do nhiễm trùng...
mãn kinh, kinh nguyệt, lão hóa, chấm dứt kinh nguyệt, hết kinh, thiếu hụt, nội tiết
Mãn kinh là thời kỳ bắt đầu sau kỳ hành kinh cuối cùng 12 tháng trong cơ thể phụ nữ. Từ 45 – 55...
thai 31 tuần, sản phụ
Thời gian này khi cân nặng đang tăng nhanh thì chiều cao của bé phát triển chậm hơn.
Bệnh sâu răng ở trẻ và cách phòng ngừa
Sâu răng không phải là khái niệm xa lạ gì với phần đa mọi người, đó là một tình trạng bệnh lý...
 kiến thức sức khỏe, kiến thức mang thai, thai kỳ, lưu ý trong thai kỳ, bất thường trong thai kỳ, bệnh và thuốc,
Ra máu là một hiện tượng bất thường khi mang thai, có khoảng 20% phụ nữ mang thai có hiện tượng...
Trục trắc tình dục, tình dục với người bệnh tiểu đường, biến chứng tình dục, hạ đường huyết khi quan hệ, tăng đường huyết khi quan hệ, mệt mỏi, không muốn quan hệ, không thể cương dương, quan hệ đau, khô âm đạo, bôi trơn,
Quan hệ giúp thỏa mãn bạn và bạn tình, vì vậy đau là một dấu hiệu cho thấy cái gì đó không đúng...
Nội dung khác
dậy thì, lớp 8, kinh nguyệt, dậy thì muộn, cơ địa, dinh dưỡng, nội tiết tố, cuasotinhyeu
Năm nay em lớp 8 là độ tuổi phát triển. Em đã mọc hết lông vùng kín, nách, thậm chí là phát triển...
20:05 - Tư vấn
ám ảnh, đồng giới, rối loạn lo âu, bị chửi, xem phim đen
Thế là nguyên đêm em không ngủ được vì bị ám ảnh. Sáng dậy em lại rơi vào tình trạng băn khoăn...
14:05 - Tâm sự
Vẫn bị ra máu khi đang đặt thuốc dưỡng thai thì có sao không ?
Em mang thai được 12 tuần thì bị chảy máu màu đỏ. Bác sĩ chẩn đoán bóc tách túi thai 5%, bị tụ...
09:05 - Tư vấn
Nổi gân xanh ở cổ và tay chân có phải là dấu hiệu mang thai không ?
Chu kỳ em thường chênh lệch 1 vài ngày và lượng kinh rất nhiều khoảng 7 ngày mới hết. Em có kinh...
16:02 - Tư vấn
Hoang mang lo lắng sau khi siêu âm khám phụ khoa có vấn đề bất thường
Cháu bị trễ kinh, cháu có đi siêu âm thì có kết quả như sau
10:05 - Tư vấn
Hoang mang vì mới 24 tuổi mà đầu gối đã " lục khục " !!!
Em năm nay 24 tuổi. Khi còn nhỏ tầm 13 tuổi, mỗi khi em đứng lên thì sẽ lại nghe thấy tiếng lục...
16:05 - Tư vấn
vắc xin uốn ván, sức khỏe sinh sản, mang thai, hệ thống miễn dịch, kháng nguyên, sức khỏe thai nhi, cuasotinhyeu
Em muốn hỏi là người chồng tiêm phòng uốn ván có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản không?
14:03 - Tư vấn
vùng kín, ra máu, đặt vòng, màu đỏ tươi, tổn thương, cấu tạo của ngón tay, viêm nhiễm, cuasotinhyeu
Sau khi sinh bé khoảng 1 tuổi thì em đặt vòng, tính đến nay vòng cũng được khoảng 8 tháng
16:05 - Tư vấn