Tụ dịch vết mổ đẻ cũ, nguyên nhân thường gặp gây vô sinh thứ phát, chị em không thể lơ là
Tụ dịch vết mổ để cũ là tình trạng như thế nào?
Đây là tình trạng mất liên tục cơ tử cung tại vị trí sẹo mổ lấy thai và tạo thành tam giác echo trống thành trước cơ tử cung, gây ra hiện tượng tụ dịch tại vết mổ lấy thai cũ và tụ dịch trong buồng tử cung.
Tụ dịch vết mổ tử cung là hiện tượng có một lớp dịch đọng lại trên vết nứt ở vùng eo thành trước tử cung vị trí sẹo mổ lấy thai cũ và gây ra tình trạng rong huyết, dịch chảy vào buồng tử cung gây vô sinh thứ phát, khó thụ thai ở người bệnh. Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ không thấy dấu hiệu đặc biệt nào và chỉ vô tình phát hiện trên siêu âm phụ khoa.
Ảnh minh họa.
Dấu hiệu nhận biết tụ dịch vết mổ đẻ cũ
Đa số người bệnh bị hở vết mổ tử cung và tụ dịch vết mổ không có biểu hiện gì rõ ràng, trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Rong huyết sau kỳ kinh
- Đau tiểu khung mãn tính
- Vô sinh thứ phát
- Đau khi giao hợp
- Đau bụng kinh
Vì đa số người bệnh không thấy xuất hiện triệu chứng khi bị tụ dịch vết mổ tử cung nên chỉ có thể phát hiện khi thăm khám sức khỏe định kỳ. Phương tiện giúp chẩn đoán chính xác hiện tượng tụ dịch vết mổ tử cung bao gồm:
- Kỹ thuật siêu âm 2D, 3D hoặc siêu âm bơm nước buồng tử cung để xác định mức độ tổn thương.
- Soi buồng tử cung
- Chụp TC-VT
- IRM
- Nội soi
Nguyên nhân tụ dịch sẹo vết mổ tử cung
Căn cứ vào biểu hiện và thăm khám lâm sàng trên bệnh nhân bị hở vết mổ tử cung dẫn đến tụ dịch sẹo vết mổ tử cung, có thể thấy một số yếu tố nguy cơ gây ra hiện tượng này bao gồm:
- Sẹo mổ quá thấp vùng cổ tử cung
- Sẹo mổ nhiều lần
- Tử cung ngả sau gập sau
- Thời gian chuyển dạ kéo dài
- Độ mở cổ tử cung
- Do đoạn dưới mỏng
- Do kỹ thuật khâu của bác sĩ
Phòng ngừa và điều trị tụ dịch vết mổ sinh
Ảnh mịnh họa
Điều trị
Hiện tại phương pháp chủ yếu để điều trị tụ dịch vết mổ là phẫu thuật loại bỏ tụ dịch và tạo hình lại sẹo mổ cũ. Mục tiêu của điều trị này là giúp người bệnh có thể mang thai lại, cắt lọc phần sẹo xơ và khâu phục hồi lại sẹo.
Phương pháp điều trị chủ yếu vẫn là phẫu thuật để giúp làm sạch phần dịch bên trong vết mổ, đồng thời lấy hết các vật lạ, đốt bề mặt niêm mạc và các mạch máu bất thường, cắt bỏ bờ tổn thương làm mỏng gờ của sẹo.
Trong trường hợp bạn không có nhu cầu sinh thêm con, bác sỹ sẽ tùy mức độ ảnh hưởng của tình trạng tụ dịch tác động đến sức khỏe của bạn mà đưa ra lời khuyên có nên điều trị hay không, cũng như phương án điều trị phù hợp.
Phòng tránh tụ dịch vết mổ đẻ
Để hạn chế hiện tượng tụ dịch vết mổ tử cung thì người bệnh có thể áp dụng các phương pháp phòng ngừa như:
- Nên cố gắng sinh thường trong trường hợp không có chỉ định mổ từ phía bác sỹ sản khoa.
- Nếu có chỉ định sinh mổ hoặc lựa chọn sinh mổ thì hãy mổ sát ngày dự sinh mà không nên chờ theo ngày giờ. Như vậy sẽ tốt hơn cho quá trình liền sẹo vết mổ. Bởi vì, khi được mổ sớm thì đoạn dưới tử cung chưa thành lập. Do đó, cơ tử cung sẽ bị cắt ở phần vẫn còn dày, dẫn đến mất máu nhiều và quá trình liền sẹo không tốt dẫn đến khuyết sẹo và tụ dịch vết mổ. Nếu có chỉ định mổ thì nên mổ sát ngày dự sinh sẽ tốt hơn cho quá trình liền sẹo vết mổ.
- Chọn nơi để sinh cũng như bác sĩ mổ cho mình nếu được. Bác sỹ tay nghề tốt, trang thiết bị vật tư của bệnh viện tốt sẽ không chỉ hạn chế nguy cơ tụ dịch vêt mổ sinh, gây khó khăn cho lần sinh sau cũng như sức khỏe nói chung của bạn, mà điều này còn giúp hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong và sau quá trình sinh nở, hoặc trong những trường hợp xảy ra biến chứng, bác sỹ cũng có thể xử lý một cách tốt nhất.
Bài tham khảo: