Các loại xét nghiệm dùng trong chẩn đoán bệnh nhân Covid 19
Những ai cần làm xét nghiệm Covid 19
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những trường hợp sau đây cần được xét nghiệm Covid-19, từ đó Nhà nước sẽ cập nhật thông tin và đưa ra những giải pháp kịp thời.
Người có những dấu hiệu sau về đường hô hấp
- Khó thở, sốt cao, ho khan.
- Mũi đau nhức, nghẹt, nước mũi chảy nhiều.
- Đau họng.
Những người tiếp xúc gần với với người bệnh nhiễm SARS-CoV-2
- Ở gần người bệnh trong phạm vi 2m từ 10 - 15 phút.
- Trực tiếp chăm sóc cho người nhà/người thân mắc bệnh Covid-19.
- Tiếp xúc cơ thể với người bệnh .
- Sử dụng chung các đồ dùng cá nhân (bàn chải đánh răng, bát, đũa,...) với người mắc bệnh Covid-19.
Người ở trong cộng đồng, khu dân cư bị nghi nhiễm
Khi khoanh vùng dịch một địa điểm, thì không chỉ những người dân sinh sống và làm việc ở đó mới cần đi xét nghiệm, mà cả những người đã từng ở/du lịch/thăm viếng vùng dịch trong vòng 14 ngày kể từ khi bùng dịch đều cần phải lưu ý kiểm tra và xét nghiệm.
Nếu bạn hoặc người thân ở trong các trường hợp nói trên, bạn nên chủ động cách ly tạm thời tại nhà và liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được người phụ trách đến kiểm tra, chứ không nên tự ý đi đến bệnh viện. Dựa vào tính chất của từng loại xét nghiệm mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp với bạn.
Có mấy loại xét nghiệm Covid-19
Hai loại xét nghiệm có sẵn đối với COVID-19: xét nghiệm vi-rút và xét nghiệm kháng thể.
- Xét nghiệm vi-rút
Phổ biến nhất là Xét nghiệm PCR, là chữ viết tắt của Polymerase chain reaction, có thể hiểu là phản ứng chuỗi Polymerase. Mỗi loại virus đều có một mã gen đặc trưng, bác sĩ sẽ sử dụng máy PCR để tìm kiếm sự hiện diện của virus SARS-CoV-2 trong mẫu dịch. Mẫu dịch dùng để xét nghiệm trong phương pháp này nhân viên y tế sẽ sử dụng dụng cụ lấy mẫu dịch (sử dụng 1 lần) từ cuống họng của người nghi nhiễm.
Ưu điểm:
Phương pháp phổ biến nhất.
Độ chính xác cao.
Thời gian nhanh (từ 2 - 4 tiếng).
Nhược điểm
Giá thành cao.
Khó triển khai trên phạm vi rộng. Vì phương pháp sử dụng các trang thiết bị hiện đại và yêu cầu kỹ thuật cao, nên các cơ sở tuyến dưới khó lòng đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất và nhân lực để thực hiện.
- Xét nghiệm kháng thể
Khi cơ thể bị một loại virus lạ tấn công, cơ chế của hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra kháng thể để tiêu diệt virus đó. Phương pháp xét nghiệm kháng thể sử dụng cơ chế trên để gián tiếp phát hiện SARS-CoV-2. Kháng thể này có tên là glycoprotein. Mẫu dịch sử dụng cho xét nghiệm này là máu từ đầu ngón tay hoặc tĩnh mạch người nghi nhiễm. Phương pháp xét nghiệm kháng thể virus phổ biến hiện nay là test nhanh và ELISA.
Ưu điểm
Thời gian tiến hành nhanh.
Chi phí rẻ.
Tiến hành đơn giản.
Có thể áp dụng trên diện rộng.
Nhược điểm
Độ chính xác không cao, có thể có tình trạng âm tính giả hoặc dương tính giả.
Quy trình thực hiện lấy mẫu xét nghiệm Covid-19
Quy trình thực hiện lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đang được áp dụng tại nhiều cơ sở y tế, và được Bộ Y tế khuyến cáo như sau:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi lấy mẫu. Các nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu cần đảm bảo các nguyên tắc đảm bảo an toàn sinh học của ngành y tế đối với các bệnh truyền nhiễm, bao gồm:
- Mặc đồ bảo hộ đảm bảo chất lượng và mặc đúng cách.
- Đeo khẩu trang N95 và mũ bảo hộ, kính bảo hộ, tấm che mặt.
- Mang 2 lớp găng tay y tế.
- Thực hiện khử khuẩn và không mang đồ bảo hộ ra khỏi khu vực lấy mẫu.
Bước 2: Lấy mẫu bệnh phẩm. Nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm bao gồm:
- Lấy 3 - 5 ml máu cho vào ống chống đông EDTA.
- Dịch đường hô hấp: Sử dụng que lấy mẫu để thực hiện lấy mẫu dịch đường hô hấp trên và dưới:
- Dịch đường hô hấp trên: Dịch họng, dịch tỵ hầu, dịch súc họng.
- Dịch đường hô hấp dưới: Đờm, dịch phế nang, dịch nội khí quản, dịch màng phổi, tổ chức phổi, phế quản, phế nang.
- Để chung 2 que mẫu đã lấy vào chung một ống môi trường vận chuyển virus có sẵn.
Bước 3: Bảo quản mẫu. Sau khi lấy mẫu xong, mẫu bệnh phẩm cần được chuyển đến phòng xét nghiệm sớm nhất có thể.
- Mẫu được bảo quản ở 2 - 8 độ C và vận chuyển đến phòng xét nghiệm trước 48 giờ kể từ khi lấy mẫu.
- Mẫu được bảo quản ngay ở -70 điộ C nếu thời gian vận chuyển dự kiến vượt quá 48 giờ.
- Không bảo quản mẫu ở -20oC hoặc tại ngăn đá tủ lạnh.
- Mẫu máu toàn phần có thể bảo quản lên đến 5 ngày khi ở nhiệt độ 2 - 8oC.
Bước 4: Đóng gói và vận chuyển mẫu về phòng xét nghiệm.
- Siết chặt nắp type bệnh phẩm và bọc ngoài bằng giấy parafin, bọc từng type bệnh phẩm bằng giấy thấm.
- Đưa mẫu vào túi vận chuyển mẫu.
- Bọc ngoài túi vận chuyển bằng giấy thấm, bông thấm nước có chứa chất tẩy trùng (Cloramin B…). Sau đó đặt gói bệnh phẩm vào túi nilon thứ 2 và buộc chặt.
- Đóng các phiếu thu thập bệnh phẩm vào túi nilon cuối cùng, buộc chặt và chuyển vào phích lạnh, bên ngoài có vẽ logo bệnh phẩm sinh học rồi tiến hành vận chuyển.
Bước 5: Làm các xét nghiệm sàng lọc, phát hiện virus SARS-CoV-2 tại phòng xét nghiệm. Các xét nghiệm bao gồm: xét nghiệm sinh học phân tử, xét nghiệm miễn dịch và test nhanh kháng thể - kháng nguyên.
Bài tham khảo