Khi nào cần làm xét nghiệm kiểm tra đông máu

Đông máu là một quá trình sinh lý bình thường của cơ thể giúp hạn chế sự chảy máu, mất máu ra bên ngoài, nếu quá trình này có sự sai sót sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Xét nghiệm chức năng đông máu là một xét nghiệm có vai trò quan trọng trong chẩn đoán, phát hiện và xử lý các rối loạn liên quan đến đông máu và cầm máu.

Xét nghiệm đông máu là gì?

 

Bản chất của quá trình đông máu chính là sự thay đổi tính chất của máu, máu chuyển từ thể lỏng (khi chảy trong lòng mạch) thành thể rắn (khi thoát ra khỏi lòng mạch) nhờ sự tham gia của nhiều yếu tố. Quy trình đông máu được hiểu đơn giản như sau:

 

- Hình thành nút tiểu cầu: Khi thành mạch bị tổn thương, để bịt kín các vết rách li ti trên thành mạch nút tiểu cầu sẽ được hình thành. Khi tiểu cầu tiếp xúc với sợi collagen dưới nội mạch tại vị trí mạch máu bị tổn thương, chúng phồng to lên, xù xì, đồng thời tiết ra các chất như Thromboxan A2 và ADP để hoạt hoá các tiểu cầu xung quanh tạo thành một nút tiểu cầu bịt kín vết rách.

 

- Hình thành cục máu đông: 

 

Tiểu cầu giải phóng phospholipid, kết hợp cùng với một số yếu tố khác tạo thành phức hợp prothrombinase.

 

Phức hợp prothrombinase xúc tác quá trình chuyển prothrombin thành thrombin.

 

Thrombin có tác dụng xúc tác chuyển fibrinogen thành fibrin.

 

Mạng lưới fibrin bắt giữ các tế bào máu hình thành nên cục máu đông bịt kín chỗ tổn thương lớn.

 

Vì vậy, nguyên lý của các xét nghiệm đông - cầm máu cơ bản là dựa trên cơ chế của các giai đoạn trong quá trình đông - cầm máu, bao gồm: cầm máu kỳ đầu, đông máu huyết tương và tiêu sợi huyết.

 

Khi nào cần làm xét nghiệm kiểm tra đông máu

Ảnh minh họa


Khi nào nên thực hiện xét nghiệm đông máu

 

Nhờ vào các xét nghiệm đông máu, có thể phát hiện hoặc loại trừ nguyên nhân trong trường hợp những bệnh nhân không dùng thuốc chống đông máu, nhưng lại có dấu hiệu hoặc triệu chứng của rối loạn xuất huyết. Một số biểu hiện chảy máu bất thường hay được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm là:

 

- Chảy máu cam

- Chảy máu nướu răng

- Bầm tím không rõ nguyên do

- Kinh nguyệt ra nhiều hoặc rong kinh

- Tiểu tiện hoặc đại tiện ra máu

- Viêm khớp do xuất huyết trong khớp

- Suy giảm thị lực đột ngột

 

Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm đông - cầm máu trước khi phẫu thuật để giúp đánh giá tình trạng đông máu của bệnh nhân, từ đó đưa ra quyết định có nên tiến hành mổ hay không, hoặc tiên lượng một vài tình huống cần chú ý.

 

Hơn nữa, xét nghiệm đông máu còn giúp đánh giá mức độ tiến triển của các bệnh lý về gan như xơ gan và suy giảm chức năng gan, những biểu hiện bất thường tại thận, tim, tủy, ... hay một số hội chứng khác liên quan đến rối loạn đông máu.

 

Các xét nghiệm thăm dò chức năng đông máu


Đếm số lượng tiểu cầu

 

Thực hiện xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu nhờ xét nghiệm tổng phân tích máu:


Ở người trưởng thành, sức khỏe bình thường thì có số lượng tiểu cầu khoảng 150 - 450 G/L.

 

Số lượng tiểu cầu ảnh hưởng mật thiết đến chức năng đông máu vì nó là yếu tố quyết định đến giai đoạn cầm máu ban đầu. Những người có số lượng tiểu cầu ít có thể gặp phải các vấn đề về đông máu (rối loạn đông máu, máu khó đông,...)

 

Xét nghiệm PT - Prothrombin time


Đây là xét nghiệm khảo sát con đường đông máu ngoại sinh. Tức là xét nghiệm kiểm tra thời gian hình thành một cục máu đông trong mẫu máu xét nghiệm.

 

Xét nghiệm APTT - thời gian Thromboplastin từng phần được hoạt hoá


Đây là xét nghiệm khảo sát con đường đông máu nội sinh. 

 

Xét nghiệm TT - Thrombin time


Xét nghiệm Thrombin time giúp đánh giá con đường đông máu chung. 

 

Xét nghiệm định lượng các yếu tố đông máu


Định lượng Fibrinogen: lượng Fibrinogen huyết tương người bình thường nằm trong khoảng 2 - 4g/l.

Định lượng các yếu tố đông máu ngoại sinh (yếu tố II, V, VII, X) và nội sinh (yếu tố VIII, IX, XI, XII).

Hoạt tính các yếu tố đông máu bình thường khoảng 50 - 150%.

Định lượng các yếu tố kháng đông tự nhiên: AT - III (Anti - Thrombin III), PC (Protein C), PS (Protein S).

 

Xét nghiệm gen đông máu


Quá trình đông máu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số gen nhất định (yếu tố V leiden). Các gen này có khả năng di truyền từ bố mẹ sang con. Điều đặc biệt là gen này nằm trên NST X nên tỷ lệ xuất hiện gen gây rối loạn đông máu ở bé trai sẽ cao hơn bé gái. Vì thế, xét nghiệm gen đông máu cũng là cần thiết khi bố mẹ lo cho sức khỏe con cái.

 

Những lưu ý khi đi xét nghiệm

 

Khi nào cần làm xét nghiệm kiểm tra đông máu

Ảnh minh họa


Các xét nghiệm đông máu kể trên giúp thăm dò, khảo sát chức năng đông máu của người đi xét nghiệm. Dựa vào kết quả mà bác sĩ sẽ có những lời khuyên, hướng điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân. Trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy bạn mắc các vấn đề về rối loạn đông máu thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn phải điều trị bằng các loại thuốc giúp điều chỉnh chức năng đông máu và thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp để cải thiện sức khỏe.

 

Tương tự như những xét nghiệm khác, trước khi đi xét nghiệm chức năng đông máu bạn cần lưu ý những điểm sau:

 

- Không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích trước khi đi xét nghiệm chức năng đông máu bởi vì các chất này làm thay đổi thành phần, tính chất của máu gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

 

- Nếu đang sử dụng thuốc phải dưới sự theo dõi và khuyến cáo của bác sĩ.

 

- Một số thực phẩm như thịt bò, bông cải xanh có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Do đó, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm này 2 - 3 ngày trước khi đi xét nghiệm.

 

- Nên xét nghiệm vào sáng sớm để cho kết quả chính xác.

 

Bài tham khảo:

Xét nghiệm đếm số lượng tế bào T-CD4 trong điều trị bệnh HIV

Xét nghiệm huyết học có thể phát hiện những bệnh gì?

 kiến thức sức khỏe, kiến thức mang thai, thai kỳ, lưu ý trong thai kỳ, thể chất trong thai kỳ, bất thường trong thai kỳ, giãn não thất
Giãn não thất là một hiện tượng thường gặp ở thai nhi, nhất là những khi thai nhi ở trong 3 tháng...
trẻ nhỏ, viêm đường hô hấp, đường hô hấp trên, ho, viêm họng, vi sinh vật, dị ứng thời tiết
Viêm đường hô hấp trên bao gồm viêm họng, hầu, mũi, viêm thanh quản, VA (Végetation Adenoide),...
thai 24 tuần tuổi, mang bầu 6 tháng
Bé của bạn lúc này “cao” khoảng 29cm từ đỉnh đầu tới gót chân. Các mạch máu trong 2 lá phổi đang...
mang thai, mề đay, mẩn ngứa, da, da liễu, mịn màng, phát ban, nang lông, mảng đỏ, ban đỏ, mụn nước, mụn mủ
Bình thường da họ rất mịn màng. Thế nhưng khi mang thai, da họ nổi nốt đỏ, mẩn ngứa ở nhiều nơi....
giao hợp, chuyện ấy, quá trình giao hợp, phóng tinh, cực khoái
Tình dục là một vấn đề rất quan trọng trong đời sống của con người. Bởi thành công hay thất bại...
dấu hiệu mang thai, chậm kinh, buồn nôn, nghén, thụ thai, xét nghiệm nội tiết thai, ra máu báo
Theo kinh nghiệm dân gian thì những dấu hiệu ở phụ nữ như đi tiểu nhiều, căng tức ngực, nhạy cảm...
mang thai, mổ đẻ, đau đớn, lợi ích, tác hại, tự nhiên, chọn ngày sinh, chọn giờ sinh, tử vong, trẻ sơ sinh, căng thẳng, chuyển dạ, khó khăn
Tuy được thực hiện với mục đích tránh cho người mẹ những cơn đau khi sinh nở, thủ thuật mổ đẻ sau...
Tinh trùng di động kém nam giới cần làm sao để cải thiện?
Theo WHO ước tính có khoảng 15-20% cặp vợ chồng trên thế giới đang gặp phải tình trạng vô sinh-...
Vì sao nên cho trẻ uống vắc xin phòng rotavirus
Ở Việt Nam, tiêu chảy chiếm 9.880 ca tử vong mỗi năm, trong đó khoảng 15% các ca tử vong ở trẻ em...
điều trị nghén nặng khi có thai, mang thai, nghén nặng, triệu chứng,sử dụng thuốc
Bị nghén khi mang thai là hiện tượng phổ biến. Nguyên nhân được cho rằng khi có thai, trong cơ...
Nội dung khác
mang thai, bất thường,thai kỳ, ảnh hưởng, thai ngoài tử cung
Cho em hỏi mình quan hệ khoảng hơn 3 năm rồi có thể xảy ra hiện tượng thai ngoài tử cung không ạ.
10:00 - Tư vấn
cửa sổ tình yêu, theo đạo thiên chúa, tôn giáo, muốn có, gia đình, người yêu, kết hôn, ngăn cấm.
Khi không có anh ý, bố mẹ đã nói rất nhiều điều khiến em phải suy nghĩ. Và nhiều lúc bố mẹ cũng...
20:02 - Tư vấn
Hôn nhân rạn nứt, Chuyện gia đình, Vợ lúc tình cảm dịu dàng, khi lại vô tâm, tư vấn ứng xử.
Cũng nhiều lần cô ấy nói muốn tự do và không còn thương em nữa, nhưng do em nghĩ cô ấy có điều gì...
15:05 - Tư vấn
sức khỏe, tuổi dậy thì,chiều cao, phát triển chiều cao,bổ sung canxi
Em 16 tuổi cao 1m57 giờ Em muốn tăng chiều cao. Em đang sử dụng calcium CORBIERE ống 10ml sáng 1...
08:05 - Tư vấn
7 vấn đề các cặp đôi thường gặp phải trong năm đầu tiên kết hôn
Cuộc sống vợ chồng trong năm đầu tiên chưa bao giờ là dễ dàng. Cả hai đều thấy bỡ ngỡ, lạ lẫm về...
13:05 - Tin tức
thuốc tránh thai, quan hệ, biện pháp, nguy cơ, mang thai, cuasotinhyeu.
Chào bác sĩ, em và chông có quan hệ ngày hôm qua nhưng không sử dụng biện pháp mà có dùng thuốc...
13:02 - Tư vấn
mụn hậu môn, bệnh trĩ, đau nhức, thăm khám, bác sỹ, cuasotinhyeu
Năm nay em 17 tuổi cho em hỏi nếu ở bên mép hậu môn tự dưng bị sưng lên một cục khá to
20:02 - Tư vấn
leep, lộ tuyến tử cung, 23 ngày, ra máu, dịch vàng, hành kinh, chu kỳ, bong vảy, 3 tuần, cuasotinhyeu
Emnăm nay 20 tuổi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung và đã dùng phương pháp leep để điều trị đến nay...
14:05 - Tư vấn
"Sống dở chết dở" chỉ vì "cắn môi" với "gái quán hát"....
Trong 1 lần đi hát karaoke lúc say rượu em có ôm và hôn 1 cô gái quán hát. Lúc này em cô ấy cắn...
16:05 - Tư vấn