Soi cổ tử cung có thể phát hiện ra những bệnh lý gì
Soi cổ tử cung là gì?
Soi cổ tử cung là một thủ thuật để quan sát vùng cổ tử cung, thường được thực hiện thông qua một thiết bị phóng đại đặc biệt gọi là máy soi âm đạo. Khi tiến hành soi cổ tử cung, máy soi sẽ chiếu một luồng ánh sáng vào âm đạo và vào cổ tử cung. Qua đó, hình ảnh truyền về qua máy soi sẽ được phóng đại lên rất nhiều lần (từ 10-30 lần). Thủ thuật này cho phép các bác sĩ tìm ra những vấn đề bất thường ở khu vực cổ tử cung của bệnh nhân mà mắt thường thậm chí không thể nhìn thấy được.
Bên cạnh đó, soi cổ tử cung còn có thể kết hợp với bôi dung dịch acid acetic 3 - 5% (chứng nghiệm Hinselmann) và dung dịch lugol 2% (chứng nghiệm Schiller) vào cổ tử cung để giúp bác sĩ xác định chính xác các tổn thương ở cổ tử cung.
Soi cổ tử cung được chỉ định cho những trường hợp nào
Soi là phương pháp khám cổ tử cung để chẩn đoán các bệnh phụ khoa liên quan đến âm đạo, cổ tử cung. Nhờ có thủ thuật này mà bác sỹ có thể chẩn đoán, phát hiện được các bệnh sau:
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một bệnh nguy hiểm đối với chị em phụ nữ. Hiện tượng tăng sinh bất thường các tế bào cổ tử cung, các tế bào này có khả năng xâm lấn và gây hại đến nhiều cơ quan bộ phận khác.
Viêm cổ tử cung
Đây là một bệnh rất thường gặp, nguyên nhân là do nấm, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây viêm tại cổ tử cung. Viêm cổ tử cung lâu ngày có thể dẫn đến vô sinh.
Polyp cổ tử cung
Polyp cổ tử cung là tình trạng xuất hiện các khối u tại cổ tử cung. Các khối u có thể nhiều hoặc ít, lớn hoặc nhỏ nhưng chúng không lây lan và gây hại như ung thư nên được xem là các khối u lành tính.
Mụn cóc bộ phận sinh dục
Trong trường hợp người bệnh có cảm giác đau, ngứa và khó chịu thì cần tiến hành soi cổ tử cung để chẩn đoán chính xác tình nguyên nhân và tình trạng bệnh. Thủ thuật có thể quan sát, phát hiện các mụn cóc ở cơ quan sinh dục thông qua quá trình soi.
Các xuất huyết bất thường ở cổ tử cung
Thường dấu hiệu xuất huyết bên trong tử cung chỉ xảy ra trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy đến nếu bị rối loạn phụ khoa. Lúc này, soi cổ tử cung sẽ giúp phát hiện, chẩn đoán nguyên nhân, từ đó có phương án điều trị kịp thời.
Quy trình thực hiện soi cổ tử cung
Soi kiểm tra cổ tử cung được tiến hành qua 5 bước sau:
- Bước 1: Thăm khám sơ bộ. Bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra sơ bộ hệ sinh dục nữ, hỏi về các biểu hiện bất thường gặp phải.
- Bước 2: Đưa mỏ vịt vào âm đạo, bộc lộ rõ cổ tử cung.
- Bước 3: Bôi acid acetic, dùng máy soi phát hiện các bất thường.
- Bước 4: Bôi lugol (chứng nghiệm schiller) để đánh giá cổ tử cung.
- Bước 5: Nếu có nghi ngờ, bác sỹ có thể tiến hành sinh thiết ngay khi soi.
Thời gian soi cổ tử cung khoảng 5-10 phút. Nó giúp chẩn đoán bệnh sớm để có phương án điều trị hữu hiệu nhất, đặc biệt là với các bệnh nguy hiểm như Ung thư cổ tử cung.
Trước khi soi cổ tử cung bạn cần lưu ý điều gì?
Hầu hết bệnh nhân nào cũng đều lo lắng trước khi thực hiện phương pháp soi cổ tử cung, tuy nhiên thì để đem lại kết quả một cách chính xác nhất thì việc làm này là điều thiết yếu. Một số điều bạn cần lưu ý trước khi soi cổ tử cung đó là:
- Không nên soi cổ tử cung trong thời gian đang có kinh nguyệt trừ khi xác định có tổn thương đang tồn tại.
- Tạm dừng quan hệ tình dục nam nữ ít nhất là hai ngày trước khi soi cổ tử cung bởi nếu không đảm bảo yếu tố này thì quá trình nội soi có thể gặp rất nhiều khó khăn.
- Thêm vào đó, trước thời gian bạn chuẩn bị tiến hành soi cổ tử cung, bạn không nên đặt thuốc trong âm đạo.
- Luôn luôn giữ vững tinh thần thật thoải mái trước khi nội soi cổ tử cung, những yếu tố về tâm lý: căng thẳng, lo lắng, ... cũng sẽ làm cho quá trình nội soi diễn ra không suôn sẻ.
Soi cổ tử cung có đau không?
Soi cổ tử cung có đau không còn tùy thuộc vào việc người bệnh có cần phải thực hiện sinh thiết hay không. Tuy nhiên, soi cổ tử cung là thủ thuật không gây quá nhiều đau đớn. Nếu không cần thực hiện sinh thiết, người bệnh sẽ cảm thấy khá thoải mái và có thể sinh hoạt bình thường như mọi ngày. Đôi khi sẽ có dấu hiệu lốm đốm máu trong vòng vài ngày sau đó do các tế bào ở cổ tử cung có thể bị tổn thương nhẹ.
Trong trường hợp bác sĩ phải thực hiện sinh thiết lấy mẫu mô từ cổ tử cung, người bệnh có thể sẽ cảm thấy đau và khó chịu trong vòng 1 - 2 ngày. Để khắc phục, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Ngoài ra, nữ giới có thể bị xuất huyết âm đạo và tiết dịch sẫm màu trong một vài ngày sau khi soi cổ tử cung. Điều này xảy ra là do tác dụng của thuốc cầm máu tại vị trí thực hiện sinh thiết. Để thuận tiện, hãy dùng tạm băng vệ sinh cho đến khi tình trạng này chấm dứt. Sau khi soi cổ tử cung xong, bạn tránh thụt rửa hay có sự giao hợp âm đạo cho một tuần sau khi sinh thiết.
Bài tham khảo