Xét nghiệm HIV sớm

HIV là một bệnh của hệ miễn dịch, gây ra do bị n hiễm virut suy giảm hệ miễn dịch ở người, bệnh lây truyền chủ yếu qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và từ mẹ sang con. Nhiễm HIV ở người được tổ chức y tế thế giới (WHO) xem như đại dịch, hiện nay chưa có vacxin hay thuốc điều trị HIV mà chỉ có thuốc kháng virut để kiềm chế sự nhân lên của virut và t ăng sức đề kháng cho người nhiễm bệnh. Vì vậy việc phát hiện sớm có bị HIV không sau khi có nguy cơ là việc rất quan trọng để phòng lây nhiễm cho người thân và mọi người xung quanh.

 

HIV là gì?

 

HIV (tiếng Anh: human immunodeficiency virus, có nghĩa virus suy giảm miễn dịch ở người) là một lentivirus (thuộc họ retrovirus) có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), một tình trạng làm hệ miễn dịch của con người bị suy giảm cấp tiến, tạo điều kiện cho những nhiễm trùng cơ hội và ung thư phát triển mạnh làm đe dọa đến mạng sống của người bị nhiễm.

 

Các đường lây truyền HIV

 

HIV lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn (bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường hậu môn và thậm chí bằng miệng).

 

Nguồn ảnh:Internet.

 

Qua việc truyền máu từ nguồn đã bị nhiễm bệnh, qua dùng chung kim tiêm, săm da, qua các vết sước trên da, niêm mạc…

 

Từ mẹ sang con: trong khi mang thai, khi sinh (lây truyền chu sinh) hoặc khi cho con bú.

 

HIV không thể lây truyền khi nào?

 

Giao tiếp thông thường: ôm, hôn, bắt tay, nói chuyện, ho, hắt hơi...

 

Dùng chung nhà tắm, bể bơi, bồn tắm, mặc chung quần áo, ngồi chung ghế...

 

Ăn uống chung bát đũa, cốc chén...

 

Côn trùng và động vật không lây truyền HIV: ruồi, muỗi, chấy, rận, chó, mèo, gà, chim...

 

Các xét nghiệm phát hiện HIV sớm

 

Phương pháp PCR và NAT

 

Phương pháp xét nghiệm sử dụng phản ứng dây chuyền polymerase (PCR) hoặc NAT (khuếch đại Acid nucleic) để phát hiện số lượng virus cực nhỏ, xét nghiệm HIV sau 7 ngày sau ngày có nguy cơ. Kỹ thuật này đã có ứng dụng nhiều nhất trong việc kiểm tra máu từ những người hiến máu và đã giảm được sự lây nhiễm HIV và viêm gan C rất đáng kể. Kỹ thuật này cũng được sử dụng trong việc hiến tặng nội tạng để sàng lọc  HIV-1, HIV-2, viêm gan C và viêm gan B.


HIV 1 và 2 kháng thể và xét nghiệm kháng nguyên p24

 

Phương pháp XN này được sử dụng sau 28 ngày kể từ khi có nguy cơ, có thể phát hiện phần lớn những người đã nhiễm HIV trong khoảng từ 14-21 ngày.

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Phương pháp xét nghiệm HIV DUO dựa trên nguyên tắc: khi HIV xâm nhập vào trong cơ thể nó sẽ bắt đầu quá trình tự nhân bản nhanh chóng và các sản phẩm phụ của quá trình này là một loại protein - các kháng nguyên HIV p24 - được tạo ra với số lượng rất lớn, trong khoảng 10 ngày từ khi có nguy cơ hoặc trước khi hay trong thời gian kháng thể kháng HIV đang được hình thành. Các kháng nguyên p24 sau đó sẽ duy trì ở mức rất cao trong một vài tháng đầu tiên sau khi bị nhiễm H và suy giảm cùng với sự sụt giảm tải lượng virus nhưng sẽ không bao giờ biến mất.

 

Xét nghiệm tìm kháng thể HIV 1-2

 

Phương pháp XN tìm kháng thể HIV 1 và 2 sẽ phát hiện hơn 99% số người mới bị nhiễm HIV dương tính ở 6 tuần sau khi có nguy cơ, mặc dù nó vẫn được cấp phép để sử dụng sau 12 tuần. 

 

Phòng lây nhiễm HIV

 

Qua quan hệ tình dục

 

Chung thủy một vợ một chồng, khi quan hệ với đối tượng chưa rõ có nhiễm HIV không cần dùng bao cao su đúng cách.

 

Phát hiện sớm và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

 

Qua đường máu

 

Không tiêm chích ma túy, chỉ truyền máu và các chế phẩm của máu khi đã qua xét nghiệm HIV.

 

Sử dụng bơm kim tiêm vô trùng, không dùng chung bơm kim tiêm, sử dụng dụng cụ tiệt trùng khi săm, châm cứu…

 

Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết của người HIV.

 

Dùng riêng đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu…

 

Nguồn ảnh: Internet.

 

Phòng lây nhiễm từ mẹ sang con

 

Nếu bố mệ bị HIV muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn dùng thuốc chống lây nhiễm cho con.

 

Sau sinh không nên cho con bú.

 

 

HIV là bệnh gây suy giảm miễn dịch ở người, bệnh được tổ chức y tế thế giới coi là đại dịch, vì vậy việc biết được các đường lây nhiễm của HIV và xác định có nguy cơ hay không là việc cần thiết. Việc xét nghiệm phát hiện HIV sớm là rất quan trọng, giúp người bệnh được phát hiện sớm nhất có thể để theo dõi, điều trị thuốc và phòng tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh.

vitamin, vitamin nhóm b, các nhóm vitamin b, tác dụng của vitamin b nói chung, vitamin b với hệ tiêu hóa của trẻ, hậu quả thiếu vitamin b
Vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe con người, trong đó các...
mãn dục nam giới, nguyên nhân mãn dục, triệu chứng mãn dục, điều trị mãn dục nam giới
Mãn dục nam giới là một hội chứng xảy ra khi lượng nội tiết tố testosterone trong máu giảm dưới...
viêm âm đạo do nấm, nấm âm đạo, nguyên nhân nấm âm đạo, triệu chứng nấm âm đạo, điều trị nấm âm đọa, biến chứng nấm âm đạo, phòng bệnh nấm âm đạo
Viêm âm đạo do nấm là một bệnh rất phổ biến ở phụ nữ. Bệnh được gây ra bởi ký sinh trùng nấm có...
: Vitamin C, biến chứng, giảm biến chứng, vai trò của Vitamin C, thuốc bổ, bổ sung vitamin C, dị tật thai, vỡ màng ối sớm
Nghiên cứu mới của Mexico cho thấy, việc bổ sung vitamin C trong thời gian mang bầu có thể làm...
tắc vòi trứng, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, biến chứng nguy hiểm
Vòi trứng là ống dẫn noãn từ buồng trứng tới tử cung, có một đầu hở mở vào ổ bụng để đón noãn còn...
hứ 7, kỹ năng vận động, giao tiếp của trẻ, vận động thô, vận động tinh, trẻ biết bò, phát triển tư duy
Đến tháng thứ 7, trẻ đã khiến cha mẹ bật cười vì nhiều hành động vô cùng đáng yêu. Tháng này là...
sốt xuất huyết ở trẻ, lây truyền, muỗi vằn aedes aegypti, triệu chứng, sốt cao, xuất huyết ngoài da, xuất huyết ở niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa, trụy tim, biến chứng, điều trị, phòng bệnh
Sốt xuất huyết (SXH) là một bệnh nguy hiểm lây truyền qua muỗi đốt, đặc biệt với trẻ em, do sức...
Đứt dây hãm bao quy đầu: "Tai nạn" phòng the khó lường và cách xử lý
Dây hãm bao quy đầu còn gọi phanh hãm quy đầu với cấu tạo là dải niêm mạc chữ Y ngược, nằm phía...
rối loạn kinh nguyệt, nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyêt, biểu hiện của rối loạn kinh nguyêt, phòng tránh rối loạn kinh nguyệt, điều trị rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là một bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Có tới khoảng 75%...
Những tác hại khôn lường khi cho trẻ vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại
Không nên cho bé vừa ăn vừa xem ti vi hoặc điện thoại là lời khuyên được nhiều chuyên gia về dinh...
Nội dung khác
Những ‘điểm nhạy cảm’ của phụ nữ, đàn ông thường hay ‘ngại gần’ nhưng đã yêu thật lòng rồi thì khát khao chiếm hữu và giữ cho riêng mình
Khi đứng trước người phụ nữ mình yêu, đàn ông luôn dâng trào cảm xúc khó tả. Đặc biệt luôn muốn...
08:35 - Tin tức
quan hệ, bên ngoại, xuất tinh, bên ngực, rốn, lo lắng, bụng to, buồn nôn, đau bụng, khả năng có thai, cuasotinhyeu
Tháng trước em đến tháng là 17/2 , mà giờ là 18/3 rồi vẫn chưa đến ạ. Em lo sợ từ hôm qua đến giờ...
12:02 - Tư vấn
Cá voi mẹ “để tang” con 17 ngày, cửa sổ tình yêu.
Vượt trên một câu chuyện về đề tài thế giới động vật, câu chuyện về cá voi Tahlequah để tang con...
17:02 - Tin tức
mang thai, sử dụng thuốc, nguyên nhân, dị tật, thụ thai, cuasotinhyeu.
Hiện tại em có thai được 3 tuần tuổi. Nhưng vì trước đó em không biết mình có thai nên đã uống...
18:02 - Tư vấn
Gợi ý 7 mẹo giúp đôi môi trở nên dày dặn, quyến rũ hơn
Dùng phấn bắt sáng, thoa son dưỡng thường xuyên giúp mang lại vẻ ngoài rạng rỡ, căng mịn cho môi.
13:35 - Tin tức
Tẩy trang mắt thế nào là đúng và an toàn?
Tẩy trang là bước quan trọng trong quá trình chăm sóc và làm đẹp mắt. Vậy tẩy trang thế nào để...
15:05 - Tin tức
giãn cách xã hội, tình yêu, cặp đôi yêu nhau, covid 19
Việc dành phần lớn thời gian ở nhà khi giãn cách xã hội đối với nhiều người là nhàm chán, nhưng...
09:01 - Tin tức
biện pháp tránh thai, nạo phá thai, dấu hiệu có thai, rối loạn kinh nguyệt
em có 2 đứa rồi ạ không may em bầu tiếp được 7 tuần khi cu thứ 2 nhà em mới 15 tháng
11:05 - Tư vấn
nấm, viêm phụ khoa, viêm nhiễm vùng kín, viêm âm đạo, điều trị
em là nữ năm nay 30 tuổi đã lập gia đình và có 01 con năm nay 4 tuổi
08:05 - Tư vấn