Xét nghiệm huyết học có thể phát hiện những bệnh gì?
Ảnh minh họa.
Xét nghiệm huyết học là gì?
Xét nghiệm huyết học còn được gọi là xét nghiệm công thức máu. Trong xét nghiệm này, bác sỹ/kỹ thuật viên sẽ sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại để kiểm tra, phân tích máu nhằm cung cấp các thông tin về tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin, hematocrit), nhóm máu, máu lắng, máu đông,.... Từ đó, giúp các bác sĩ đánh giá tổng quá tình trạng sức khỏe của người được xét nghiệm, sớm phát hiện bệnh và đề xuất phương án điều trị kịp thời. Tăng hoặc giảm bất thường số lượng các thành phần tế bào trong xét nghiệm công thức máu toàn bộ cho thấy bạn đang trong một tình trạng bệnh lý nào đó cần được chú ý và phân tích sâu hơn.
Bên cạnh xét nghiệm huyết học, xét nghiệm sinh hóa máu cũng là một xét nghiệm thường được chỉ định song song, tuy nhiên chúng ta không nên có sự nhầm lẫn giữa xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu. Đây là một nhóm các xét nghiệm đo các hóa chất khác nhau trong máu. Xét nghiệm sinh hóa máu thường được thực hiện trên phần chất lỏng (huyết tương) của máu. Xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm xét nghiệm đường huyết, canxi và điện giải, cũng như xét nghiệm máu để đo chức năng thận. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về xét nghiệm huyết học.
Các chỉ số huyết học cơ bản và ý nghĩa của chúng
Thực tế, xét nghiệm huyết học không có tác dụng xác định, chẩn đoán nguyên nhân bệnh mà chỉ mang tính gợi ý và định hướng. Xét nghiệm máu được coi như cánh tay phải của bác sĩ, hỗ trợ cho công tác phát hiện và điều trị bệnh được chính xác, nhanh chóng và hiệu qủa hơn.
1. Hồng cầu
Ý nghĩa xét nghiệm huyết học liên quan đến số lượng hồng cầu RBC
Đối với trạng thái bình thường của nam giới, chỉ số hồng cầu dao động trong khoảng 4.32 - 5.72 Tera/L.
Nữ giới sẽ trong khoảng 3.90 - 5.03 Tera/L.
Do đó, nếu kết quả xét nghiệm huyết học dao động trong 3,8 - 5,8 Tera/L thì cho thấy những vấn đề sau:
- Giảm trong trường hợp thiếu máu.
- Tăng đối với những trường hợp mất nước và bị chứng tăng hồng cầu.
Ý nghĩa của lượng huyết sắc tố HB
Tương tự như 2 chỉ số trên, tình trạng sức khỏe ổn định nếu nữ là 12.0- 15.5 g/dl, đối với nam là 13.5-17.5 g/dl.
Giảm do bệnh nhân bị thiếu máu, hệ quả của các phản ứng gây tan máu, chảy máu.
Ý nghĩa chuyên sâu liên quan đến khối hồng cầu HCT
Trường hợp này chỉ số bình thường đối với nữ giới là 37.0 - 42.0%, còn đối với nam giới sẽ dao động trong 42.0 - 47.0%.
Giảm đối với mất máu, thai nghén hoặc thiếu máu.
Tăng đối với các trường hợp có chứng tăng hồng cầu, hút thuốc lá, rối loạn dị ứng, bệnh mạch vành, bệnh phổi có tắc nghẽn mạn tính, chứng giảm lưu lượng máu.
Nồng độ Hb trung bình tại hồng cầu (MCHC)
Theo nghiên cứu, nếu chỉ số này nằm trong khoảng từ 32 - 36g/dL thì:
Giảm do thiếu máu do giảm folate, vitamin B12 hoặc do nghiện rượu, bị xơ gan.
2. Bạch cầu
Ý nghĩa của số lượng bạch cầu WBC
Nếu tình trạng sức khỏe của bạn ổn định thì sẽ có chỉ số của số lượng bạch cầu là 3.5-10.5) G/L.
Suy tủy xương, nhiễm virus (sốt xuất huyết...), nhiễm khuẩn Gram âm nặng, sử dụng thuốc (phenothiazin, chloramphenicol, aminopyrin...), dị ứng.
Tăng đối với các trường hợp bị mắc phải bệnh máu ác tính, viêm nhiễm, một số bệnh liên quan đến bạch cầu, ví dụ như: bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tủy cấp, bệnh bạch cầu dòng tủy mạn, hoặc bệnh u bạch cầu và bệnh bạch cầu lympho mạn.
Số lượng bạch cầu trung tính (Neut
Giá trị bình thường 2-6,9 Giga/ L.
Tăng trong các nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress, các khối u (neoplasms), bệnh bạch cầu dòng tuỷ.
Trong các trường hợp nhiễm virus, thiếu máu do bất sản, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị.
Số lượng bạch cầu lympho (LYM )
Giá trị bình thường 0,6-3,4 Giga/ L.
Trong nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn và nhiễm virus khác, bệnh bạch cầu dòng lympho mạn, bệnh Hodgkin, viêm loét đại tràng, suy tuyến thượng thận, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát ITP.
Giảm trong hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), ức chế tủy xương do các hoá chât trị liệu, thiếu máu bất sản, các khối u, các steroid, tăng chức năng vỏ thượng thận, các rối loạn thần kinh (bệnh xơ cứng rải rác, nhược cơ, hội chứng thần kinh ngoại biên do rối loạn tự miễn Guillain-Barré syndrome).
Số lượng bạch cầu mono (MON)
Giá trị bình thường từ 0,0-0,9 Giga/ L.
Trong các bệnh nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, các khối u, viêm ruột, bệnh bạch cầu dòng monocyte, u lympho, u tuỷ.
Giảm trong thiếu máu do bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng glucocorticoid.
Số lượng bạch cầu ái toan (EOS)
Giá trị bình thường 0,0-0,7 Giga/ L.
Tăng trong dị ứng, nhiễm ký sinh trùng (bệnh giun xoắn, bệnh nấm aspergillus, bệnh nang sán), bệnh phù thần kinh-mạch, các phản ứng thuốc, nhạy cảm warfarin, các bệnh mạch máu-collagen, hội chứng tăng bạch cầu ái toan cấp, viêm mũi ưa bạch cầu ái toan không do dị ứng, các rối loạn tăng sản tuỷ (u bạch huyết Hodgkin, xạ trị,...
Giảm trong sử dụng các thuốc corticosteroid.
Số lượng bạch cầu ưa base (BASO)
Bình thường từ 0,0-0,2 Giga/ L.
Tăng trong bệnh bạch cầu, viêm, chứng đa hồng cầu, Hodgkin's, thiếu máu tan máu, sau cắt lách, dị sản tuỷ xương, chứng phù niêm.
Giảm trong stress, phản ứng quá mẫn, các steroid, thai nghén, cường giáp, sau xạ trị.
3. Tiểu cầu
Số lượng tiểu cầu (PLT) ở trạng thái bình thường trung bình từ 150 – 450 G/L
Tăng: Tiểu cầu tăng trong các bệnh lý: Viêm, nhiễm trùng, chấn thương, phẫu thuật sau cắt lách, Leucemia (CML), đa hồng cầu, tăng tiểu cầu nguyên phát, tăng tiểu cầu thứ phát.
Giảm: Tiểu cầu giảm trong các bệnh lý: Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, suy tủy, ức chế tủy, bệnh lý gan (xơ gan, viêm gan do virus), sốt Dengue,…
Những lưu ý khi đi kiểm tra huyết học
Nhiều trường hợp các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn ít nhất từ 4 -6 giờ trước khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm máu hoặc không ăn sáng sau khi ngủ dậy.
Ngừng dùng một loại thuốc nhất định. Hoặc nếu dùng phải báo cáo với bác sỹ trước khi tiến hành xét nghiệm.
Số ít trường hợp trong hoặc sau khi làm xét nghiệm lấy máu sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, choáng nhẹ do thiếu máu cấp tính hoặc tinh thần căng thẳng. Khi đó bạn hãy trao đổi với bác sỹ để được nằm xuống, tránh các tai nạn có thể xảy ra như ngã, va đập, chấn thương,...
Mũi tiêm vào tĩnh mạch để lấy máu xét nghiệm khá nhỏ, hơn nữa được vệ sinh vô trùng nên rất an toàn, hầu hết không xảy ra tình trạng nhiễm trùng, sưng tấy hay để lại sẹo. Sau khi lấy máu, do máu đông lại để ngăn ngừa chảy máu nên nơi kim tiêm đâm vào sẽ có một vết bầm nhỏ. Vết bầm này sẽ nhanh chóng biến mất sau một vài ngày.
Trong trường hợp không may bị nhiễm trùng tại vết kim tiêm đâm vào, nó có thể sưng tấy, đỏ, viêm và đau khi chạm vào. Hãy gặp bác sĩ để được khám và can thiệp sớm, đừng quá lo lắng vì nó không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
Bài tham khảo