Xét nghiệm lao qua da để phát hiện bệnh nhân lao tiềm ẩn

Bệnh lao là một bệnh có khả năng lây nhiễm cao, có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh. Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán bệnh lao như chụp X-quang, xét nghiệm đờm. Ở đây chúng tôi sẽ phân tích về phương pháp xét nghiệm da tuberculin (phản ứng mantoux), hay còn gọi là phương pháp xét nghiệm lao tiềm ẩn. Mời các bạn cùng theo dõi.

Xét nghiệm lao qua da là phương pháp gì?

 

Lao là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn lao. Khi vi khuẩn lao thâm nhập vào một cơ quan nào đó trong cơ thể (chủ yếu là phổi, tuy nhiên cũng có những trường hợp bi lao ngoài phổi),  ví khuẩn sinh sôi phát triển ngoài tầm kiểm soát của cơ thể thì sẽ gây bệnh lao.

 

Bệnh lao hiện nay đã có thể chữa khỏi nhờ các sinh đặc hiệu, tuy nhiên tỷ lệ người mắc và tử vong do lao vẫn tương đối cao. Nguyên nhân vì trong thời gian đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng, chủ yếu là ho, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường nên người bệnh chủ quan không đi khám. Đến khi bệnh có triệu chứng rõ ràng thì đã bước sang giai đoạn cuối, gây khó khăn trong việc điều trị. Bởi vậy, việc chẩn đoán và thực hiện các xét nghiệm nhằm phát hiện sớm bệnh lao hỗ trợ rất lớn trong việc điều trị bệnh.

 

Xét nghiệm lao qua da để phát hiện bệnh nhân lao tiềm ẩn

Trực khuẩn lao. Ảnh minh họa

 

Khi nghi ngờ một người có bệnh lao, cách tốt nhất để xác định chính xác đó là thực hiện các xét nghiệm. Xét nghiệm lao cũng có rất nhiều loại. Ở đây chúng tôi giới thiệu đến các bạn xét nghiệm tiêm dưới da xác định bệnh lao (còn được gọi là thử nghiệm Mantoux, Tuberculin) được thực hiện để kiểm tra xem trước đó bạn có từng tiếp xúc với vi khuẩn lao hay chưa. 

 

Các đối tượng nên  thực hiện thử nghiệm Mantoux gồm:

 

- Người sống trong môi trường xung quanh có người mắc bệnh lao;

 

- Người đang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe;

 

- Người bị suy yếu hệ thống miễn dịch do sử dụng một số loại thuốc, mắc các bệnh ung thư, HIV/AIDS,...

 


Ý nghĩa xét nghiệm lao qua da

 

- Xét nghiệm lao qua da có vai trò quan trọng trong phát hiện bệnh lao tiềm ẩn. Lao tiềm ẩn là tình trạng cơ thể người có đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên của trực khuẩn gây bệnh lao ở người nhưng chưa có dấu hiệu lâm sàng - cận lâm sàng nào cho thấy bệnh lao hoạt động. Trung bình khoảng 5-10% số người nhiễm lao (lao tiềm ẩn) sẽ phát triển thành bệnh lao. Nguy cơ phát triển bệnh lao phụ thuộc một số yếu tố trong đó quan trong nhất là tình trạng miễn dịch của cơ thể. Điều trị lao tiềm ẩn có thể ngăn ngừa tới 90% nguy cơ phát triển bệnh lao.

 

- Kiểm tra xem đã có phản ứng sau tiêm phòng lao hay chưa. Sau khi tiêm phòng có một số trường hợp không tạo kháng thể, hoặc sau một thời gian kháng thể kháng lao bị loãng, không đủ khả năng miễn dịch, khi đó việc xét nghiệm lao qua da sẽ cho biết tình trạng kháng thể trong cơ thể như thế nào, có cần tiêm lại hay không?

 

- Kết hợp cùng các phương pháp chẩn đoán lao khác để tăng thêm độ tin cậy, độ chính xác cho chẩn đoán,từ đó giúp quá trình điều trị đúng hướng, giảm thời gian điều trị cho người b ệnh.

 

Xét nghiệm lao qua da để phát hiện bệnh nhân lao tiềm ẩn

Tiêm xét nghiệm lao qua da. Ảnh minh họa

 

Những điểm hạn chế của phương pháp xét nghiệm lao qua da

 

 

- Thứ nhất, có thể gặp tác dụng phụ khi tiêm: Giống như những thử nghiệm khác, xét nghiệm tiêm qua da xác định bệnh lao có thể gặp một số những tác dụng phụ nhất định, tuy nhiên những tác dụng phụ nguy hiểm thì chỉ xảy ra với một tỷ lệ rất thấp như phản ứng dị ứng(mẩn ngứa, nỏi mề đay...) hoặc sưng đỏ kéo dài nơi tiêm, cũng có thể bị trợt loét ở vết tiêm.

 

- Thứ hai, xét nghiệm tiêm dưới da xác định bệnh lao không thể kết luận là bạn bị nhiễm lao trong bao lâu và xét nghiệm này cũng không thể cho biết tình trạng nhiễm trùng của bạn là tiềm ẩn (không hoạt động) hay đang hoạt động và có thể truyền cho người khác hay không.

 

-  Thứ ba, một số trường hợp có thể bị âm tính giả, tức trong trường hợp bạn đang mắc bệnh lao, được phát hiện qua chụp X-quang phổi hoặc xét nghiệm đờm, thế nhưng xét nghiệm qua da cho kết quả không phát hiện (trường hợp này vô cùng hiếm gặp).

 

- Thứ tư, người bệnh cũng có thể cho kết quả dương tính giả. Có thể gặp khi người bệnh bị tình trạng phát ban,hoặc dương tính khi người bệnh đã từng bị nhiễm trùng lao một thời gian dài trước đâynhưng đã được chữa khỏi, hoặc có tiêm chủng BCG (vắc xin lao, nay đã được áp dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho mọi trẻ sơ sinh) trước đó.

 


Thực hiện xét nghiệm lao qua da như thế nào

 

Quy trình thực hiện xét nghiệm lao qua da:

 

- Bệnh nhân ngồi đúng tư thế, đưa cánh tay lên bàn;

 

- Nhân viên y tế bộc lộ vùng cánh tay, xác định vị trí làm xét nghiệm, sau đó tiến hành làm sạch, để khô vùng da tiến hành xét nghiệm bằng dung dịch cồn 70 độ;


- Tiêm kháng nguyên Tuberculin tinh chế hoặc PPD dưới da. Chất này có thể tạo thành một vết sưng nhỏ trên da.Vùng xung quanh da có thể được bác sĩ dùng bút khoanh tròn lại để đánh dấu;


Bác sĩ không băng lại vết kim chích mà để hở nhằm theo dõi vùng tiêm trong vòng 2 - 3 ngày.Nếu bạn đã từng tiếp xúc với vi khuẩn lao da của bạn sẽ phản ứng với kháng nguyên được tiêm vào biểu hiện bằng một vết sưng đỏ tại vị trí tiêm trong vòng 2 ngày.

 

Xét nghiệm lao qua da để phát hiện bệnh nhân lao tiềm ẩn

Đọc kết quả xét nghiệm. Ảnh minh họa

 

Cách đọc kết quả xét nghiệm:


- Bình thường (kết quả âm tính)

Không có hình thức vết sưng vững chắc tại vị trí thử nghiệm, hoặc hình thức vết sưng nhỏ hơn 5 mm (0,2 in.) .

 

- Bất thường (kết quả dương tính)

 

Một vết sưng chắc chắn có kích thước 5 mm (0,2 in) cho thấy nhiễm lao ở những người thuộc nhóm có nguy cơ cao (mắc HIV, sử dụng cor-ti-co-id kéo dài, tiếp xúc gần với người bị bệnh lao đang trong giai đoạn hoạt động...)

 

Một vết sưng chắc chắn có kích thước 10 mm (0,4 in) cho thấy nhiễm lao ở những người thuộc nhóm có nguy cơ trung bình (di chuyển đến vùng có dịch, làm việc trong bệnh viện, sống trong viện dưỡng lão hoặc trại cai nghiện,... )

 

Một vết sưng chắc chắn có kích thước 15 mm (0,6 in) cho thấy nhiễm lao ở những người thuộc nhóm nguy cơ thấp (người bình thường sức khỏe tốt, không có những yếu tố nằm trong các nhóm kể trên).


Bài tham khảo:

Trẻ nổi hạch sau tiêm phòng lao
Lao sinh dục ở nữ một bệnh phụ khoa nguy hiểm mà chị em ít chú ý tới

bổ sung đạm cho trẻ, vai trò của đạm, nhu cầu đạm của trẻ, ảnh hưởng của thiếu đạm, nguy cơ từ thừa đạm, bổ sung đạm thế nào, thực phẩm giàu đạm
Đạm là một trong 4 nhóm chất dinh dưỡng bé ăn dặm cần mỗi ngày. Tùy vào mỗi giai đoạn mà lượng...
nhiệt độ tác động đến tinh trùng, sản sinh tinh trùng, chất lượng tinh trùng, khả năng sinh sản nam, tinh trùng khỏe mạnh, nhiệt độ tinh trùng cao
Thông thường nhiệt độ ở bìu thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 1-2 độ C (Nhiệt độ cơ thể trung bình...
triệt sản, thắt ống dẫn trứng, nối ống dẫn trứng, thụ tinh nhân tạo
Triệt sản nữ là một phương pháp làm tắc nghẽn ống dẫn trứng để ngăn tinh trùng và trứng gặp nhau...
các biện pháp tránh thai, biện pháp tránh thai hiệu quả cao, biện pháp tránh thai hiệu quả thấp, muốn có thai, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai, đang sử dụng biện pháp tránh thai
Các biện pháp tránh thai ở nữ hiện nay đó là uống thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai, dùng bao...
lãnh cảm ở nữ giới, lãnh cảm, chuyện ấy, tình dục, không ham muốn, sợ gần gũi, chuyện ấy, lên đỉnh
Để điều trị lãnh cảm ở nữ giới, người chồng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chính sự quan tâm,...
sùi mào gà, virus hpv, tiêm phòng hpv, tác dụng phụ của vắc-xin hpv, đối tượng tiêm hpv, hpv phòng ung thư cổ tử cung, tác dụng của vắc-xin hpv
HPV (viết tắt của Human Papilloma Virus ) là một loại virus gây ra những u nhú (bệnh sùi mào gà...
thai nhi 4 tuần tuổi, mang thai, làm mẹ
Chính vì quá trình thụ thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối nên trong vòng 3 tuần đầu...
trẻ nhỏ, mắt, đục thủy tinh thể, bệnh ở mắt, bong võng mạc, trẻ sinh non, thị lực, phục hồi
Thể thủy tinh (TTT) là một thấu kính trong suốt, nằm ở ngay sau đồng tử. TTT có khả năng điều...
vòi trứng, tắc vòi trứng, x- quang tử cung vòi trứng, điều kiện chụp tử cung vòi trứng
Bệnh lý ở vòi trứng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở phụ nữ, chiếm khoảng...
tinh hoàn, đau tinh hoàn, sinh lý, bệnh lý, vô sinh dương vật cương cứng, máu dồn xuống bộ phận sinh dục
Nếu như đau tinh hoàn là do sinh lý thì không cần lo lắng gì nhưng nếu hiện tượng đau không giảm...
Nội dung khác
Bị thầy giáo "đốn tim" sau buổi dậy học thay
Hiện tại mình có đang crush một thầy giảng viên trường mình, thầy đó 9x đời đầu thui chứ cũng...
05:05 - Tư vấn
Vết bầm ở chân có làm kết quả xét nghiệm bị thay đổi không ?
(Cách đây khoảng 4 ngày, trước đi xét nghiệm HIV,viêm gan B,lậu, giang mai, sùi mào gà em có bị...
08:05 - Tư vấn
xuất tinh sớm, thời gian quan hệ ngắn
Em năm nay 31 tuổi đã có gia đình và 1 cậu con trai. Trước đây khi còn thanh niên em có thường...
19:35 - Tư vấn
Dị tật sứt môi có di truyền không?
Em và người yêu năm nay đều 30 tuổi. Bạn gái sứt môi nhưng đã phẫu thuật từ nhỏ nên giờ không có...
17:52 - Tư vấn
Thủ phạm, gây viêm “vùng kín” và cách trị, cửa sổ tình yêu.
Viêm nhiễm vùng kín là vấn đề hay xảy ra ở phụ nữ nhưng do e ngại nên một số người bệnh không...
09:02 - Tin tức
Tại sao tinh hoàn lại lúc to lúc nhỏ khi sờ vào ?
Em năm nay 20 tuổi và da bìu của em đang có hiện tượng chảy xệ. Với khi em sờ vào tinh hoàn lúc...
17:01 - Tư vấn
giãn tĩnh mạch thừng tinh, giãn tĩnh mạch tinh hoàn, thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch, đau tinh hoàn, vô sinh, khả năng sinh sản, cuasotinhyeu
Em năm nay 20 tuổi. Em bị đau tinh hoàn bên trái, gây ra đứng lâu hoặc ngồi lâu thì bị đau buốt...
07:05 - Tư vấn
Viêm tinh hoàn sau quai bị có gây ra ảnh hưởng gì không???
Cháu năm nay 16 tuổi và có một vấn đề muốn hỏi bác sĩ ạ. Chuyện là lúc cháu được 13 tuổi có bị...
16:37 - Tư vấn
vacxin phòng dại, thời gian ủ bệnh, rửa vết thương, bất thường, cuasotinhyeu
ngày 10/10 em bị chó hàng xóm cắn tuy nhiên em đã đi tiêm phòng bệnh dại ba mũi đầu tiên, và tới...
14:05 - Tư vấn