Xét nghiệm protein niệu khi mang thai và tầm quan trọng trong chẩn đoán bệnh

Khi mang thai cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi, những bệnh lý thai kỳ vì thế mà có nguy cơ xuất hiện với tần suất cao như bệnh thận, viêm nhiễm trùng đường tiểu, và đáng sợ nhất đó là nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật- sản giật. Những bệnh lý này có thể phát hiện sớm và có hướng xử lý, dự phòng nếu thai phụ kiểm tra thăm khám đầy đủ trong thai kỳ, đặc biệt thông qua xét nghiệm protein niệu.

Xét nghiệm protein niệu là gì?

 

Bình thường trong nước tiểu không có hoặc có rất ít protein do cơ chế tái hấp thu protein ở thận. Tuy nhiên, nếu thận có các tình trạng bệnh lý có thể khiến một lượng lớn protein bị thải ra đường nước tiểu.

 

Ở phụ nữ có thai lưu lượng tuần hoàn tăng, cộng với sự chèn ép của thai nhi ở trong ổ bụng, nên kích thước cũng như hoạt động của thận và hệ tiết niệu đều sẽ bị ảnh hưởng. Kích thước thận thường to hơn bình thường và có biểu hiện giãn đài thận - bể thận và niệu quản, mức lọc cầu thận cũng tăng lên khoảng 50%.

 

Xét nghiệm protein niệu khi mang thai và tầm quan trọng trong chẩn đoán bệnh

Ảnh minh họa

 

Vì điều này, phụ nữ mang thai khi xét nghiệm có thể thấy protein (đạm) trong nước tiểu, hay còn gọi là protein niệu, bình thường < 0,3g/24h mặc dù không có bệnh lý thận. Ở phụ nữ có thai khi protein niệu vượt quá 0,3 g trong 24 giờ hoặc trên  1g/lđược coi là protein niệu dương tính. Khi protein niệu xuất hiện sớm và > 0,3 g/ 24h cần nghĩ đến sự có mặt của một số bệnh lý thận như: Nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thận mạn, nhưng quan trọng nhất để tìm kiếm tiền sản giật.

 

Một số yếu tố nguy cơ xuất hiện tiền sản giật bao gồm: Trong gia đình có mẹ/chị em gái bị tiền sản giật, tiền sử trước đó, bà mẹ lớn tuổi, béo phì, các bệnh về mạch máu và có thai với một nhau thai lớn (thai đôi).

 

Thời điểm nên làm xét nghiệm protein niệu

 

Thông thường nếu chị em có thai và đi khám ở những bệnh viện lớn, chuyên khoa phụ sản thì mỗi lần thăm khám thai ngoài kiểm tra siêu âm để theo dõi tình trạng phát triển của thai, bác sỹ còn kiểm tra sức khỏe tổng quát cho mẹ qua xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu. Khi này thông qua xét nghiệm nước tiểu bác sỹ sẽ biết mức protein niệu là bình thường hay bất thường. Đặc biệt nếu protein  xuất hiện muộn, sau tuần thứ 20 của thai kỳ thì nên theo dõi chặt chẽ.

 

Tuy nhiên có một số chị em ở vùng y tế chưa thực sự phát triển, thăm khám ở bệnh viện không chuyên thì có thể bỏ lỡ một số xét nghiệm quan trọng. Khi này chị em nên lưu ý, nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu lạ sau nên đi khám và yêu cầu được xét nghiệm protein niệu.

 

Dấu hiệu nhận biết protein niệu thai kỳ bao gồm:

 

- Nước tiểu có mùi khó chịu, thậm chí còn lẫn cả máu

- Thường xuyên bị tiểu rắt

- Thân nhiệt tăng

- Xuất hiện những cơn đau vùng xương chậu, bụng dưới, lưng dưới...

- Đau hoặc cảm giác nóng rát vùng kín khi đi tiểu.

- Tăng huyết áp

- Có thể có phù ở các mức độ

- Các triệu chứng bao gồm đau đầu, rối loạn thị giác, nôn, buồn ngủ, đau thượng vị, phù nề

 

Các bước tiến hành xét nghiệm protein niệu

 

Trước khi làm xét nghiệm:

 

Khai thác tiền sử bệnh thận trước đó. Tư vấn cho thai phụ về lợi ích và các rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên theo đánh giá từ các chuyên gia, xét nghiệm định lượng protein niệu là thủ thuật y tế an toàn, phù hợp với mọi đối tượng.

 

Nhằm đảm bảo độ chính xác cho kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ cần biết tất cả loại thuốc hoặc chế phẩm mà bạn đang dùng, bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn và thực phẩm chức năng. Nguyên nhân là do một số nhóm thuốc có khả năng ảnh hưởng đến hàm lượng protein trong nước tiểu. Do đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thay đổi liều lượng hoặc ngưng dùng các loại thuốc này trong một khoảng thời gian quy định trước khi làm xét nghiệm.

 

Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo cơ thể chứa đủ nước trước khi lấy mẫu nước tiểu. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy mẫu mà còn hạn chế rủi ro mất nước phát sinh. Tình trạng này có thể gây thay đổi nồng độ protein niệu tạm thời, làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

 

Tiến hành xét nghiệm:

 

Để kiểm tra protein niệu bác sỹ sẽ có 2 cách, đó là xét nghiệm một lần ngẫu nhiên và xét nghiệm protein niệu trong 24h.

 

Xét nghiệm nước tiểu một lần ngẫu nhiên bạn chỉ cần lấy khoảng 60ml nước tiểu. Sau khi thu thập đủ lượng mẫu cần thiết, bạn có thể tiếp tục đi tiểu bình thường. Sau đó bạn cần đậy kín ống đựng và đưa lại cho bác sĩ trong thời gian quy định, thường là 60 phút. Nếu bạn lấy mẫu tại nhà và không kịp gửi mẫu đến bác sĩ hoặc chuyên viên xét nghiệm trong khoảng thời gian này, hãy trữ mẫu trong tủ lạnh.

 

Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu một lần ngẫu nhiên cho thấy hàm lượng protein niệu bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm xét nghiệm nước tiểu 24 giờ. Bác sỹ sẽ đưa cho bạn một ống lớn để đựng nước tiểu, bạn cần lưu ý không lấy mẫu nước tiểu ở lần đi tiểu đầu tiên trong ngày. Ngoài ra, hãy cẩn thận thận trữ mẫu trong tủ lạnh giữa những lần thu thập nước tiểu trong ngày. Sau khi kết thúc thời gian 24 giờ tính từ thời điểm bạn đi tiểu lần đầu tiên (lần không lấy mẫu), hãy gửi mẫu lại cho bác sĩ theo đúng hướng dẫn bạn đã nhận được trước đó.

 

Xét nghiệm protein niệu khi mang thai và tầm quan trọng trong chẩn đoán bệnh

Ảnh minh họa

 

Điều trị và phỏng ngừa tăng protein niệu thai kỳ

 

Bản thân Protein niệu là một chỉ số, không phải là bệnh, vì thế việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bên cạnh việc tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ, thai phụ cũng nên:

 

- Ăn nhạt.

 

- Hạn chế sử dụng đường, thực phẩm chứa nhiều đạm.

 

- Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây vào thực đơn hàng ngày.

 

- Uống nhiều nước hơn.

 

- Không gắng sức vận động.

 

- Tránh căng thẳng và tránh tiếp xúc với các yếu tố có thể làm hạ thân nhiệt.

 

Sự xuất hiện của protein niệu trong thai kỳ là vấn đề thai phụ không nên chủ quan. Tốt nhất, thai phụ nên có sự theo dõi cẩn thận từ bác sĩ chuyên khoa ở cơ sở y tế uy tín để được cân nhắc điều trị phù hợp, tránh những tác động xấu không đáng có đến toàn bộ thai kỳ.

 

Bài tham khảo:

Xét nghiệm trong thai kỳ: Những "thời điểm vàng" mẹ bầu cần nhớ

Xét nghiệm tiểu đường trong thai kỳ

thai 36 tuần tuổi, mang thai tháng cuối
Bé đang lớn nhanh và sự chật chội của tử cung khiến bé bớt “hiếu động” hơn.
sinh thiết tinh hoàn, tìm tinh trùng, kỹ thuật sinh thiết tinh hoàn, chọc hút tinh trùng
Sinh thiết tinh hoàn/mào tinh là một thủ thuật ngoại khoa trong hỗ trợ sinh sản nam, mục đích để...
kinh nguyệt, hội chứng tiền kinh nguyệt, biện pháp khắc phục, nguyên nhân của hội chứng tiền kinh nguyệt, thay đổi hóa học trong não, thay đổi về kích thích tiết tố
Hội chứng tiền kinh nguyệt là hội chứng có rất nhiều loại triệu chứng, bao gồm cả thay đổi tâm...
sùi mào gà, tái phát, nguyên nhân, điều trị, phòng tránh, hpv, vệ sinh, tình dục
Sùi mào gà là bệnh do virus HPV gây ra, chính vì vậy mà các phương pháp điều trị không thể loại...
Vô sinh do hình dạng tinh trùng bình thường thấp
Tinh trùng (Sperm) là tế bào sinh sản của nam giới được tạo ra tại tinh hoàn, nó có vai trò kết...
Những lưu ý khi tẩy giun cho trẻ, thuốc tẩy giun cho trẻ, tẩy giun cho trẻ khi nào
Trẻ nhỏ rất hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh mình, thường hay chơi đùa, đi chân đất,...
rối loạn cương dương, nguyên nhân rối loạn cương dương, rối loạn cương dương do rối loạn tâm lý, rối loạn cương dương do các bệnh mạn tính như, rối loạn cương dương do tổn thương thực thể, điều trị rối loạn cương dương, điều trị rối loạn cương dương bằng thuốc, điều trị rối loạn cương dương bằng phương pháp cổ truyền, điều trị rối loạn cương dương bằng đặt thể hang nhân tạo, phòng ngừa rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương là một tình trạng xảy ra khá phổ biến ở nam giới. Rối loạn cương dương được...
quy trình thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, ivf, vô sinh hiếm muộn
Ở giai đoạn chuẩn bị làm thụ tinh ống nghiệm IVF, cả 2 vợ chồng sẽ đi khám vào ngày thứ hai của...
mang thai, bánh rau, cấu tạo bánh rau, tổ chức bánh rau, vị trí của bánh rau
Từ tuần thứ 11-12, các bác sĩ đã có thể thấy được bánh rau bằng đầu dò âm đạo. Lúc này bánh rau...
Các lưu ý cần nhớ khi dùng nhân sâm để tăng cường sinh lý phái mạnh
Tác dụng nổi bật của nhân sâm đối với nam giới đó là giúp phái mạnh bổ thận tráng dương, khôi...
Nội dung khác
Chậm kinh lên tới 13 ngày khi đang uống thuốc tránh thai!!!
Em năm nay 28 tuổi, đã sinh mổ 1 cháu 2 tuổi. Thời gian vừa rồi em có uống thuốc tránh thai hàng...
17:05 - Tư vấn
Chỉ vì một biến cố mà quyết tâm "ở ẩn" trên mạng xã hội
Mạng xã hội bây giờ dường như là lẽ sống của nhiều người, khi nhìn thấy người ta đăng 1 bức hình...
11:30 - Tư vấn
Sau sinh mà người cứ càng ngày càng gầy đi dù không mệt mỏi !
Em đang có một vấn đề muốn hỏi bác sĩ ạ. Em sinh cháu đến nay đã được 7 tháng và là sinh thường....
10:05 - Tư vấn
cắt bao quy đầu, sẹo xấu, ngứa rát, khó chịu, hối hận, mệt mỏi, cuasotinhyeu
Cháu năm nay 22 tuổi, cháu mới cắt bao quy đầu được 1 tháng. Do cháu cắt ở phòng khám tư, giờ nó...
19:05 - Tư vấn
Vùng bẹn mọc khối bất thường sưng đỏ và đau
Em là nữ năm nay 15 tuổi và ở khu vực bẹn gần vùng kín có nổi một cục sưng đỏ và đau
14:05 - Tư vấn
người yêu, mang thai, cơ quan sinh sản, sinh sản nữ, thể trạng yếu, cuasotinhyeu
Em muốn hỏi người yêu em cao 1m68, nặng 40kg, gầy như vậy không biết có mang thai được không ạ?
10:23 - Tư vấn
thai lưu, nao hút, mang thai, biện pháp tránh thai, 4 - 6 tháng, thai nhi, que thử thai, xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ, cuasotinhyeu
Ngày 28/2 em đi siêu âm bác sĩ nói thai của em bị lưu (khoảng 8 tuần) và cho hút thai ra ngoài
07:05 - Tư vấn
vùng kín, cơ thể, phụ nữ, cua so tinh yeu
Vùng kín là nơi kín đáo nhất trên cơ thể phụ nữ nhưng cũng lại là nơi dễ gặp trục trặc nhất vì...
10:35 - Tin tức
Diễn viên Hải Đăng qua đời vì đuối nước ở tuổi 35 sau 10 ngày cầu hôn bạn gái
Thông tin diễn viên Hải Đăng qua đời đang khiến đông đảo khán giả vô cùng bàng hoàng.
12:25 - Tin tức