Xét nghiệm tầm soát nguy cơ tiền sản giật trong thai kỳ

Tiền sản giật (hay nhiễm độc thai nghén) là tình trạng rối loạn nguy hiểm thường gặp đối với phụ nữ mang thai. Các biểu hiện của tiền sản giật có thể kể đến như: cao huyết áp, mức protein trong nước tiểu gia tăng,...

Tại sao cần tầm soát nguy cơ tiền sản giật khi mang thai

 

Tiền sản giật (hay nhiễm độc thai nghén) là tình trạng rối loạn nguy hiểm thường gặp đối với phụ nữ mang thai. Các biểu hiện của tiền sản giật có thể kể đến như: cao huyết áp, mức protein trong nước tiểu gia tăng,...Tiền sản giật gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong khi sinh nở, như làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân. Đặc biệt, tiền sản giật có thể dẫn đến tình trạng SẢN GIẬT, trong đó mẹ bầu bị co giật, mất ý thức, có thể hôn mê nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, tiền sản giật còn là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm sau sinh, bao gồm tai biến mạch máu não, tổn thương thận nghiêm trọng, bệnh thận mạn tính,...Tầm soát tiền sản giật trong quý 1 thai kỳ giúp nhận diện sớm những phụ nữ mang thai có nguy cơ bị tiền sản giật, từ đó cho phép bác sĩ có kế hoạch giám sát và can thiệp sớm để giảm bớt nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cho mẹ và bé.

xét nghiệm thai, tiền sản giật, tầm soát tiền sản giật, xét nghiệm PLGF

Ảnh minh họa.

Đối tượng nên xét nghiệm tầm soát tiền sản giật trong thai kỳ

 

Một số yếu tố nguy cơ của tiền sản giật bao gồm:

 

- Có tiền sử bị tiền sản giật Tuổi thai phụ dưới 20, và trên 34 tuổi

- Tiền căn gia đình có tiền sản giật

- Béo phì

- Đa thai

- Tiền sử: tăng huyết áp mãn tính, bệnh đái tháo đường, bệnh thận, bệnh hệ thống (ví dụ lupus ban đỏ), bệnh lý tuyến giáp, và các bệnh lý rối loạn chuyển hóa, bệnh lý miễn dịch.

 

Thời gian và phương pháp thực hiện

 

Thời gian xét nghiệm

 

Xét nghiệm tầm soát tiền sản giật quý 1 thai kỳ được thực hiện như thế nào? Xét nghiệm tầm soát tiền sản giật quý 1 thai kỳ thường được thực hiện cùng lúc với xét nghiệm combined test (tầm soát các bất thường nhiễm sắc thể 13, 18, 21) thời điểm từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày vì có thể xét nghiệm trên cùng 1 mẫu máu. Đây là loại xét nghiệm không xâm lấn và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Thai phụ nghi ngờ tiền sản giật cũng cần được làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: công thức máu, đo chức năng thận, đo chức năng gan, xét nghiệm đông máu, nhóm máu, tổng phân tích nước tiểu. Và một số xét nghiệm thai kỳ như: Đo monitoring sản khoa, siêu âm thai Doppler và theo dõi cử động thai trên máy.

 

Quy trình xét nghiệm

 

- Mẫu máu thai phụ từ 11 tuần – 13 tuần 6 ngày để đo nồng độ PLGF (Placental growth factor- yếu tố tăng trưởng bánh nhau) trong máu mẹ. PLGF là chất do nhau thai tiết ra, là một protein tiền sinh mạch máu (proangiogenic protein) có liên quan trong việc điều hòa sự phát triển hệ thống mạch máu của bánh nhau và chức năng nội mô của mẹ trong suốt thai kỳ. Thông thường PlGF tăng trong 2 quý đầu của thai kỳ và giảm dần ở quý 3. Ở các thai phụ có nguy cơ tiền sản giật, chất này sẽ giảm nhiều trong máu mẹ trong suốt thai kỳ.

 

- Đo huyếp áp động mạch trung bình (HAĐMTB):

Đo huyết áp 2 tay, 2 lần.

Huyết áp động mạch trung bình = (Huyết áp tâm thu – Huyết áp tâm trương)/3 + Huyết áp tâm trương

 

- Siêu âm bụng đo chỉ số xung động mạch tử cung:

 

Sinh bệnh học chính của tiền sản giật là do suy giảm sự xâm nhập vào các nguyên bào nuôi của hệ động mạch xoắn và thất bại trong việc tái cấu trúc thành các mạch máu tại giường trao đổi tử cung-nhau làm tăng trở kháng trong các dòng chảy. Ở thai kỳ bình thường, trở kháng động mạch tử cung sẽ giảm theo tuổi thai nhưng trong các thai kỳ tiền sàn giật và thai chậm tăng trưởng, chỉ số trở kháng sẽ tăng.

 

Xử lý thế nào khi có nguy cơ cao mắc tiền sản giật, sản giật

 

- Với các thai phụ nguy cơ cao tiền sản giật qua tầm soát, việc sử dụng Aspirin (150mg hàng ngày, buổi tối) bắt đầu trước 16 tuần thai và kéo dài đến 36 tuần thai cho thấy có hiệu quả ngăn ngừa tiền sản giật < 34 tuần là hơn 80% và <37 tuần là hơn 60%.

 

- Nếu là tiền sản giật nhẹ và thai phụ có đủ khả năng tự theo dõi tình trạng bệnh của bản thân, thì bác sĩ sẽ tư vấn kỹ càng và mẹ bầu có thể được về nhà nghỉ ngơi, tái khám mỗi tuần 1 lần. Mẹ bầu khi ở nhà cần theo dõi huyết áp 2 lần (sáng và chiều) mỗi ngày và ghi chú lại các thông số đo được ứng với các mốc thời gian.

 

- Để giảm nguy cơ tiền sản giật, mẹ bầu cần chú ý ăn uống dinh dưỡng vừa đủ các nhóm chất, không ăn quá nhiều các loại thức ăn nhiều tinh bột, nhiều đường, cai thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích. Đối với các bà mẹ có cân nặng lớn trước mang thai, nên dùng hạn chế lượng muối trong bữa ăn, ưu tiên ăn các món hấp luộc, hạn chế chiên xào, các loại mắm, ăn uống nhiều trái cây và rau củ. Tốt nhất, mẹ bầu nên sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, thực hiện chăm sóc tốt giai đoạn trước sinh cũng như khám thai định kỳ đúng hẹn để được bác sĩ thăm khám và tư vấn đầy đủ về thai kỳ

 

- Nếu tình trạng nặng, có khả năng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ bầu, các bác sĩ sẽ cân nhắc, nếu tiên lượng xấu thì cần phải kích thích chuyển dạ ngay trong vài ngày. Thai phụ bị tiền sản giật thường được khuyến khích sinh mổ hơn là sinh thường vì có nguy cơ sinh non thiếu tháng và khó khăn trong quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, khi thai nhi đã phát triển tới tuần thứ 35 và 36, cổ tử cung người mẹ đã mềm thì vẫn có cơ hội sinh thường, bác sĩ sẽ trao đổi kỹ và theo dõi sát mẹ bầu trong suốt quá trình chuyển dạ.

 

Kết luận

 

Trên đây là cách phòng ngừa và điều trị tiền sản giật trong quá trình mang thai. Chúng tôi hy vọng với những thông tin trên, mẹ bầu có thể chủ động hơn trong dự phòng và điều trị bệnh tiền sản giật khi mang thai.

u xơ tiền liệt tuyến, nguyên nhân, tuổi tác, nội tiết dht, tăng trưởng, triệu chứng, tieu buot, tiểu dắt, tiểu nhiều về đêm, biến chứng, tắc nghẽn niệu đạo, ứ đọng bàng quang, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, chảy máu, vô sinh
U xơ tiền liệt tuyến là một bệnh thường gặp ở nam giới do phì đại lành tính tuyến tiền liệt ở nam...
hiv, virus hiv, đại dịch, cấu tạo virus hiv, xâm nhập, bạch cầu, hệ miễn dịch, suy giảm miễn dịch, tế bào
Hiện nay, chắc không còn ai chưa biết gì về HIV và căn bệnh AIDS. Thế nhưng nó vẫn tiếp tục hoành...
nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật, sản giật, huyết áp cao, phù, protein niệu
Nhiễm độc thai nghén là một chứng bệnh chỉ phát sinh trong thời kỳ thai nghén. Nhiễm độc thai...
nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc trẻ sơ sinh
Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng...
Khám sinh sản tiền hôn nhân, khám sức khỏe sinh sản, kết hôn, các xét nghiệm khám sức khỏe sinh sản
Ngày nay, y học phát triển, và nhiều bạn trẻ trước khi kết hôn đã biết và đi khám sức khỏe tiền...
HIV lây truyền qua đường máu, HIV lây truyền qua quan hệ tình dục, HIV lây truyền từ mẹ sang con, HIV lây truyền qua dụng cụ y tế chưa được tiệt khuẩn, HIV lây truyền qua máu không được sàng lọc HIV, HIV lây lân quan vết thương hở, cách phòng tránh HIV lây qua đường máu
Virus HIV lây nhiễm qua 3 con đường chính: Đường máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con. Sự...
kiến thức sức khỏe, kiến thức sống khỏe, kiến thức mang thai, thai kỳ, lưu ý trong thai kỳ, thể chất trong thai kỳ, bất thường trong thai kỳ, khoảng sáng sau gáy
Khoảng sáng sau gáy là 1 đặc điểm hình thể trên siêu âm do sự tích tụ dịch dưới lớp da phía sau...
u xơ tuyến vú, bệnh về vú, tự khám vú, u lành tính, ung thư vú, kiểm tra ngực, u xơ, điều trị
U xơ tuyến vú là một u lành tính hay gặp ở nữ giới sau tuổi dậy thì. U thường hình tròn hay bầu...
 kiến thức sức khỏe, kiến thức sống khỏe, kiến thức trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh 0 đến 12 tháng, chăm sóc trẻ sơ sinh,
Ngay từ khi sinh ra bé đã có những phản xạ theo bản năng. Những phản xạ này phản ánh phần nào...
Xét nghiệm tủy đồ là gì
Xét nghiệm tủy đồ có giá trị chẩn đoán cao, thường xuyên được sử dụng nhằm mục đích thăm dò chức...
Nội dung khác
cậu nhỏ, cong xuống dưới khi cương, bệnh về mạch máu, đái tháo đường, vật hang, chảy máu, tụ máu, cuasotinhyeu
Tôi năm nay 31 tuổi. Dương.v của tôi bị cong xuống dưới rất khó khăn khi q.h. Bác sĩ có thể tư...
09:05 - Tư vấn
tinh dịch đồ, sinh sản, nam khoa, thể tích, cuasotinhyeu
Cháu tên C năm nay cháu 28 tuổi vừa rồi cháu có đi khám kiểm tra tình dịch thì có kết quả như sau
09:02 - Tư vấn
cua so tinh yeu, tâm lý, bạo lực, người yêu, vũ phu, quái thú, thú tính, chia tay, hối hận, thay đổi.
Em tìm hiểu về bản thân mình qua mạng internet và nhận thấy mình là 1 con người chưa điềm đạm,...
07:35 - Tư vấn
Người lính từng “bẻ tên cởi giáp”, trở thành vị thần y của Đại Việt
Trong thời kỳ loạn lạc Trịnh - Nguyễn phân tranh, có một người lính nhận ra bản chất tàn khốc của...
14:35 - Tin tức
Điều gì tạo ra "máu nâu đỏ" vùng kín sau khi dùng 2 viên khẩn cấp ?
Vào ngày 23/10 em và bạn trai có quan hệ nhưng là qh không an toàn. Sau đó, bạn trai em có mua...
11:05 - Tư vấn
tình cảm, tình bạn trong sáng, giữ khoảng cách, giới hạn, ứng xử, cửa sổ tình yêu.
Em đang rất hoang mang không biết phải làm sao với mối quan hệ này nữa, em không muốn đánh mất...
07:35 - Tư vấn
Máu kinh vón cục có phải là dấu hiệu nguy hiểm không ?
Em muốn nhời bác sĩ giải đáp cho em về tình hình sức khỏe của em hiện giờ ạ. Em bị rong kinh 2...
16:05 - Tư vấn
Làm "chuyện đó" sau khi uống tránh thai khẩn cấp thì có thai không ?
Em năm nay 20 tuổi. Đêm hôm qua em và bạn trai có qhtd không dùng bao và có xuất trong. Sau đó...
10:02 - Tư vấn
Mấy tháng mới hành kinh một lần có gây khó có con không ?
Em nay 20 tuổi, có kinh nguyệt được 5 năm rồi ạ. Nhưng khỏang 1 năm gần đây kinh nguyệt cứ thất...
14:05 - Tư vấn