Xét nghiệm tầm soát ung thư gan và những điều cần biết
Ảnh minh họa
Đối tượng nên tầm soát ung thư gan
Ung thư gan là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ 5 ở nam giới, và thứ 7 ở nữ giới với hơn nửa triệu trường hợp mắc bệnh mới được chẩn đoán mỗi năm trên toàn thế giới, đây là nguyên nhân đứng hàng thứ 3 gây nên các ca tử vong do ung thư trên toàn thế giới sau ung thư phổi và dạ dày.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư gan chủ yếu là viêm gan mạn tính do HCV và HBV dẫn đến xơ gan. Trong thực tế lâm sàng, người ta nhận thấy 70 - 80% ung thư gan phát triển trên xơ gan.Người ăn phải các loại thực phẩm đã quá hạn sử dụng, bị hư hỏng có chứa độc tố aflatoxin.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: nghiện rượu, hoặc trong gia đình từng có người ung thư gan, cũng làm cho nguy cơ ung thư gan tăng cao. Do đó, với những người thuộc đối tượng nêu trên thì nên thường xuyên kiểm tra để phát hiện bệnh sớm ung thư gan.
Các xét nghiệm dùng trong tầm soát ung thư gan
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là phương pháp tầm soát ung thư gan sớm nhất. Khi đi xét nghiệm máu để chẩn đoán nguy cơ ung thư gan bác sỹ sẽ chỉ định người bệnh làm các kiểm tra AFP, DCP.
- Xét nghiệm AFP:
Ảnh minh họa
AFP là một chất chỉ dấu ung thư gan hiện nay và đã được ứng dụng trong thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư. Thực hiện xét nghiệm AFP với mục đích đo nồng độ protein AFP ở trong máu.
AFP có 3 dạng là AFP-L1, AFP-L2 và AFP-L3 trong đó AFP-L1 được lấy từ tế bào gan lành tính, như những người mắc các bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan B,... Còn AFP-L2 chủ yếu được sản xuất bởi các khối u túi noãn u túi noãn hoàng, AFP-L3 được lấy từ tế bào gan ác tính, tức từ những người bị ung thư gan.
Do đó khi làm xét nghiệm AFP bác sỹ sẽ chú ý đến chỉ số AFP-L3. Giá trị xét nghiệm ung thư gan với AFP-L3 được đánh giá có thể phát hiện được các tế bào ung thư lên đến 90%. AFP-L3 được ghi nhận chiếm 10% trên tổng phần trăm của AFP, nếu vượt quá mức 10% đó thì sẽ mắc nguy cơ bị ung thư gan trong vòng 21 tháng.
- Xét nghiệm DCP:
Phương pháp xét nghiệm ung thư gan Des-Gamma-Carboxy Prothrombin (DCP) hay còn có tên gọi khác là PIVKA-II dựa trên cơ chế phát hiện sự bất thường được tạo ra bởi yếu tố đông máu, một sự bất thường của prothrombin do thiếu hụt vitamin K ở gan. Xét nghiệm giúp chẩn đoán được dấu hiệu bất thường của các triệu chứng dẫn đến ung thư cũng như sớm phát hiện khối u còn chưa phát triển quá lớn.
DCP còn được sản xuất từ các khối u ở gan và mức độ thường tăng lên khi bị ung thư gan nguyên phát. Do đó, nó mang ý nghĩa như là một điểm đánh dấu khối u trong việc xét nghiệm ung thư gan. Xét nghiệm DCP mang tỷ lệ đặc hiệu lên đến 85% trong chẩn đoán và phát hiện các tế bào gây ung thư gan nguyên phát.
Siêu âm
Siêu âm là phương pháp đơn giản, ít tốn kém, không gây hại, có thể phát hiện khối u >1cm. Siêu âm có vai trò rất quan trọng trong việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư gan, ngoài ra còn giúp phát hiện các bệnh lý đi kèm như xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Phương pháp này được áp dụng phổ biến bởi cho kết quả chính xác cao, từ 68 - 87%. Hiện nay xét nghiệm tầm soát ung thư gan được phát hiện nhiều dựa vào việc chẩn đoán hình ảnh, chính vì vậy siêu âm gan là phương pháp được
Chụp cắt lớp điện toán CT-Scan và các phương pháp khác
Chụp cắt lớp điện toán (CT-Scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ giúp thấy khối u rõ hơn. Bệnh nhân cần thực hiện sinh thiết gan để kiểm tra chắc chắn kết quả chẩn đoán ung thư gan.
Ý nghĩa của việc tầm soát ung thư gan
Ảnh minh họa
Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm Việt Nam có trên 10.000 ca mắc ung thư gan mới và trở thành quốc gia có tỉ lệ người mắc bệnh ung thư gan hàng đầu thế giới. Ung thư gan tiến triển thầm lặng nên đa số bệnh nhân thường được phát hiện muộn, giai đoạn sớm thường không có triệu chứng gì. Việc tầm soát ung thư gan giúp chẩn đoán sớm tình trạng và có hướng điều trị phù hợp ngay từ đầu giúp tăng tỷ lệ sống sót của bệnh nhân.
Trong thực tế, chỉ có khoảng 30% số bệnh nhân phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu. Khoảng 26% trường hợp được chẩn đoán khi bệnh ung thư đang trong giai đoạn thứ hai. Gần 22% trường hợp ung thư gan được chẩn đoán đã ở giai đoạn cuối. Với giai đoạn này, ung thư đã bắt đầu xâm nhập vào các cơ quan xa. Nếu bệnh được phát hiện ở những giai đoạn đầu, phẫu thuật triệt để hoặc ghép gan là phương pháp điều trị mang lại kết quả rất tốt, với tỉ lệ sống lên tới 80%.
Tuy nhiên, do tâm lý chủ quan, ít đi thăm khám định kỳ mà chỉ khi cơ thể có biểu hiện nặng, rõ rệt mới đi khám, nên bệnh ung thư gan thường được chẩn đoán ở giai đoạn cuối, khi này ghép gan không đạt được kết quả tốt. Khi đó ung thư đã xuất hiện trong các cơ quan khác và nó có khả năng lây lan vào gan mới ghép nên tỉ lệ sống sót sau 5 năm thấp dưới 10%.
Bài tham khảo